Tại sao Nhật Bản lại có nhiều núi lửa vẫn cơn đang hoạt động

Hay nhất

Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt khi các mặt xung quanh của nó đều giáp biển.

Do vị trí của Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần. Do nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương nên nền địa chất không bền vững mà thường xuyên có những hoạt đông[ như xô húc, chờm, tách dãn ...] đã làm cho quá trình động đất xảy ra.

Trận động đất mạnh 7 độ richter tấn côngkhu vực Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản vào lúc 1 giờ 25 phút [giờ địa phương] ngày 16/4. Ảnh: USGS.

Ngày 14/4, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra tại miền nam Nhật Bản. Trong vòng chưa đến hai ngày sau, vùng này tiếp tục hứng chịu trận động đất mạnh 7 độ richter, kéo theo khuyến cáo về sóng thần trong khu vực.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ [USGS], trận động đất gần nhất xảy ra tại vùng Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản vào lúc 1 giờ 25 phút [giờ địa phương] ngày 16/4.

Nhật Bản nằm dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Trong vành đai lửa, một số mảng kiến tạo bao gồm mảng địa tầng Thái Bình Dương [Pacific Plate] và mảng kiến tạo Philipines [Philippines Sea Plate] thường xuyên phân tách và va chạm.

"Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng lớn luôn luôn di chuyển. Khi các mảng tương tác với nhau, chúng gây tác động lớn", Live Science dẫn lời Douglas Given, nhà địa vật lý thuộc USGS ở thành phố Pasadena, bang California. Theo nhà địa vật lý Paul Caruso, sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Philipines phía dưới mảng Á - Âu có khả năng gây ra những trận động đất gần đây tại Nhật Bản.

Trận động đất mạnh 7 độ Richter này là một trong những trận động đất lớn nhất từng xảy ra tại miền nam Nhật Bản. Chính quyền địa phương đã phát cảnh báo về sóng thần sau trận động đất. Tuy nhiên, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo ngay sau đó. Hiện nay, các nhà chức trách chưa đưa ra thông báo chính thức hoặc khuyến cáo có hiệu lực về sóng thần tại Nhật Bản.

Theo Caruso, không phải mọi trận động đất đều dẫn đến sóng thần. Sóng thần chỉ xảy ra khi hội tụ đủ ba yếu tố chính. Đó là trận động đất mạnh ít nhất 7 độ Richter với tâm chấn nằm dưới đại dương và khu vực diễn ra động đất không quá sâu.

"Những trận động đất thường xuyên diễn ra ở Fiji nhưng đôi khi chúng sâu tới 640 km dưới mặt đất. Vì vậy, chúng không gây ra sóng thần", Caruso chia sẻ. Trận động đất lần này khá nông, ở khoảng cách 10 km dưới lòng đất nhưng tâm chấn của nó lại nằm trên đất liền. Điều này có nghĩa sóng thần sẽ không xảy ra.

Giới chức Nhật Bản và nhóm nghiên cứu ở USGS sẽ tiếp tục theo dõi khu vực có dư chấn nguy hiểm. Khu vực này sẽ còn chịu ảnh hưởng từ những trận động đất với cường độ nhỏ hơn.

Given cũng cho biết sẽ có nhiều dư chấn lớn trong khu vực này. Sau một trận động đất mạnh, cấu trúc hạ tầng thường suy yếu nên nhiều khả năng sẽ có thêm các báo cáo về thiệt hại.

Thùy Dương

Trận động đất mạnh 7,3 độ Richter tàn phá tỉnh Fukushima, Nhật Bản - Ảnh: AP

Khoảng 90% trận động đất xảy ra trong vành đai lửa. Điều này có nghĩa cuộc sống của người dân ở Indonesia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc và New Zealand, Papua New Guinea gần như đang bị đe dọa thường xuyên. Ngoài ra, còn có các quốc đảo khác như quần đảo Solomon, Fiji và nhiều quốc gia khác như Melanesia, Micronesia và Polynesia.

Núi lửa hình thành do sự va chạm của các mảng kiến ​​tạo. Các mảng này di chuyển không ngừng trên một lớp đá một phần rắn và một phần nóng chảy. Đây được gọi là lớp phủ của Trái đất.

Khi các mảng va chạm hoặc di chuyển ra xa nhau, Trái đất sẽ di chuyển theo đúng nghĩa đen, theo đài DW.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và sự chuyển động cũng như va chạm của các mảng lớp vỏ Trái đất. Khu vực này nằm xung quanh các mảng biển Philippines, mảng Thái Bình Dương, mảng Juan de Fuca và Cocos, mảng Nazca.

Nhiều núi lửa trong vành đai lửa hình thành thông qua quá trình hút chìm. Hầu hết các vùng hút chìm của hành tinh này đều nằm trong vành đai lửa.

Sự hút chìm xảy ra khi các mảng kiến ​​tạo dịch chuyển và khi một mảng bị đẩy xuống dưới một mảng khác. Hiện tượng chuyển động này của đáy đại dương tạo ra "sự biến đổi khoáng chất", dẫn đến sự tan chảy, đông đặc của magma và núi lửa hình thành.

Nếu mảng bên trên là đại dương, nó có thể tạo ra một chuỗi các đảo núi lửa như Marianas. Đây cũng là nơi chúng ta nhìn thấy những rãnh sâu nhất của Trái đất và các trận động đất sâu nhất.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất tồi tệ nhất trong vành đai lửa cũng như trên thế giới xảy ra ở Chile vào ngày 22-5-1960. Đó là trận động đất 9,5 độ Richter.

Theo sau đó là trận động đất lớn ở Alaska năm 1964 [9,2 độ Richter]; trận động đất Bắc Sumatra - còn được gọi là sóng thần Ấn Độ Dương - vào ngày 26-12-2004 [9,1 độ Richter] và trận ngoài khơi bờ biển phía đông của Honshu [Nhật Bản] vào ngày 11-3-2011 [9,0 độ Richter], dẫn đến sóng thần và cuối cùng là thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Các trận động đất trên đều nằm trong vành đai lửa.

Tuy biết được hoạt động cấu tạo nên núi lửa nhưng các nhà khoa học lại không thể dự đoán được các trận động đất trong vành đai lửa.

Hiện nay, địa chất khu vực vành đai lửa Thái Bình Dương đang bị căng thẳng liên tục.

Các nhà khoa học cảnh báo những người dân sống xung quanh vành đai lửa nên nhận thức được mối nguy hiểm. Người dân có thể sống xa hơn trong đất liền, xây dựng nhà ở an toàn hơn, chống được động đất. Đồng thời các quốc gia nên cải thiện hệ thống cảnh báo sớm trên đại dương và đất liền để giảm thiểu rủi ro đến tính mạng.

Động đất, núi lửa liên tiếp, chuyện gì xảy ra ở 'vành đai lửa'?

GIA MINH

Chào bạn

Mình xin trả lồi câu hỏi này :

Nhật Bản nằm trên 4 thềm lục địa khác nhau。Vụ động đất lần này là do thềm lục địa Thái Bình Dương di chuyển từ đông sang tây ngầm dưới thềm lục địa Nhật Bản đã làm cho thềm lục địa Nhật Bản bị cong, và tới một mực độ nào đó thì bật lên, làm phát sinh động đất.

Khi thềm lục địa Nhật bật lên, nước biển tại đó bị nâng lên cao như một “núi nước”, kéo theo nước chung quanh, làm cho mực nước biển ở ven bờ rút xuống [lần này khoảng 50-60 cm trong vài phút]. Sau đó, khối nước khổng lồ của “núi nước” rơi ập xuống tạo thành những sóng nước tràn vào bớ với vận tốc rất nhanh, khoảng vài trăm đến một ngàn km/giờ.
Sức di chuyển của sóng thần khác với sóng thường chỉ ở trên mặt nước, tốc độ sóng thần sẽ nhanh hơn nếu là vùng nước sâu. Tốc độ sóng thần là sức đẩy tới đi ngầm trong nước, nên gồm cả sóng trên mặt và sức đẩy cả khối nước đi tới, khi gần đến bờ bắt đầu bị cản thì chậm lại. Còn trên mặt sóng ngầm như sóng thường khi tràn lên đất liền, tuy nhanh hơn nhưng tốc độ chỉ khoảng 30-50 km/giờ.

Nguồn Wikipedia/Nhật Bản

Chúc bạn học tốt

Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m. Chỗ rãnh biển sâu nhất đạt đến 11.034 m. Ở đó vỏ Trái Đất rất mỏng, rất nhiều chỗ không đến 10 km, còn các lục địa chung quanh nó dày khoảng 35 km. Đặc điểm kết cấu của vỏ Trái Đất như vậy khiến cho Thái Bình Dương trở thành vùng tập trung núi lửa.

Nhật Bản nằm vào vùng biên Thái Bình Dương. Nó với quần đảo Aliushen, Thiên đảo, quần đảo Philippin cũng như bờ biển Tây châu Mỹ kết thành một vòng cung làm thành một vùng núi lửa nổi tiếng ở Thái Bình Dương. Trong vành đai này có hơn 200 núi lửa sống, đó là vùng núi lửa hoạt động nhiều nhất và mạnh nhất trên Trái Đất. Trong thực tế trên những đảo này thường là những mạch núi nổi trên mặt biển, dưới chân núi có rất nhiều rãnh biển sâu. Ở đó độ dày và mỏng của vỏ Trái Đất chênh lệch nhau rõ rệt, đồng thời còn tồn tại nhiều vết nứt lớn. Cho nên phún thạch dễ phun ra từ các vết nứt, tạo nên núi lửa đợt này nối tiếp đợt khác.

Quần đảo Hawai là trung tâm Thái Bình Dương, cũng là vùng vỏ Trái Đất ở đáy biển không ổn định. Ở đáy biển sâu từ 4.000 – 5.000 m, vì đó là quần đảo do núi lửa hoạt động lâu ngày tạo nên, đảo Hawai lớn nhất trong quần đảo, gồm năm ngọn núi lửa hợp thành. Phún thạch ở đó độ đặc nhỏ nên miệng núi lửa thường thông thương. Tuy núi lửa hoạt động không mãnh liệt, nhưng lại hoạt động luôn. Trên quần đảo này núi lửa hoạt động liên tục nhưng ít có những vụ nổ lớn. Phún thạch phun ra chảy thành những bãi quang cảnh tự nhiên rất đẹp. Có những núi lửa miệng núi thành hồ nóng chảy.

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề