Vì sao 1 mang da bị nóng lên

Nóng tai là gì?

Khi cảm thấy nóng tai, bạn sẽ để ý thấy da của tai chuyển sang màu hơi đỏ và có thể kèm theo cảm giác nóng rát. Đôi khi, một số trường hợp có thể cảm thấy đau khi chạm vào. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên tai.

Nóng tai không phải là một tình trạng độc lập xuất hiện. Thông thường, nóng tai đến từ một nguyên nhân nào đó cụ thể, dưới tác động của một số yếu tố. Mỗi yếu tố có định nghĩa và phương pháp điều trị riêng, mặc dù đôi khi các phương pháp điều trị có thể giống nhau.

Các nguyên nhân nóng tai bao gồm:

Cháy nắng

Tai có thể bị cháy nắng, giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Nóng tai có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, và khu vực quanh tai trở nên đỏ, hay rát, bị cháy nắng. Vết chát nắng có thể kéo dài trong 1 khoảng thời gian vài ngày, tùy thuộc vào mức độ cháy nắng.

Cảm xúc

Đôi khi tai nóng lên do phản ứng mạnh mẽ của một cảm xúc nào đó, chẳng hạn như tức giận, xấu hổ hoặc lo lắng. Tai của bạn sẽ hạ nhiệt sau khi bạn bình tĩnh và cảm xúc trở lại bình thường.

Thay đổi nhiệt độ

Ở nhiệt độ quá lạnh, cơ thể có thể gây hiện tượng co mạch, làm giảm lưu lượng máu đến bề mặt cơ thể. Má, mũi và tai khi đó đều có thể bị co mạch. Đối với những người trượt tuyết, trượt ván và tham gia các hoạt động ngoài trời chẳng hạn, tai có thể bị đỏ do cơ thể thích nghi với nhiệt độ và cố gắng tự điều chỉnh lưu lượng máu.

Viêm tai

Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị viêm tai, với các triệu chứng khác nhau. Người lớn thường chỉ bị đau tai, chảy dịch từ tai và giảm thính lực. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn và mất thăng bằng. Viêm tai thường xảy ra ở tai giữa và do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Thay đổi nội tiết tố

Nóng tai có thể là kết quả của thời kỳ mãn kinh hoặc những thay đổi nội tiết tố khác, chẳng hạn như những thay đổi do thuốc được sử dụng để hóa trị [ung thư]. Một cơn bốc hỏa có thể khiến bạn cảm thấy nóng khắp người và khi đó xuất hiện nóng tai. Các triệu chứng thường giảm dần theo thời gian.

Hội chứng tai đỏ [RES]

Hội chứng tai đỏ [RES] là một tình trạng hiếm gặp liên quan đến đau rát trong tai. Nó có thể xảy ra do các hoạt động bình thường hàng ngày, chẳng hạn như căng thẳng, cử động cổ, chạm, gắng sức và gội đầu hoặc chải tóc. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai và đôi khi kèm theo chứng đau nửa đầu. RES có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ và có thể xảy ra nhiều lần trong ngày hoặc xuất hiện lại sau vài ngày. Đặc biệt, RES rất khó điều trị và nó có thể từ khó chịu nhẹ đến gây đau nhiều.

Bệnh đau đỏ đầu chi

Một tình trạng hiếm gặp khác là tình trạng đau ban đỏ [còn gọi là chứng đau ban đỏ hoặc EM], được đặc trưng bởi tình trạng đỏ và đau rát ở một hoặc nhiều chi. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó chỉ xảy ra ở mặt và tai. Bệnh thường xuất hiện khi tập thể dục nhẹ hoặc nhiệt độ ấm tác động. Cơn đau thường rất dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng bệnh có thể do một nguyên nhân tác nhân cụ thể gây ra.

Điều trị nóng tai như thế nào?

Vì cách điều trị nóng tai phụ thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cần xác định tình trạng bệnh lý cơ bản trước khi tiến hành điều trị. Nếu bạn không chắc chắn về lý do gây nóng tai và ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống hàng ngày, hãy để bác sĩ tư vấn.

Một số nguyên nhân có cùng cách điều trị, và một số nguyên nhân khác có thể trở nên trầm trọng hơn nếu điều trị sai cách. Ví dụ sử dụng nước đá và ngâm mình trong nước lạnh mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó lại có thể gây hại khi được sử dụng để điều trị chứng đau ban đỏ đầu chi.

Cháy nắng

Sử dụng kem chống nắng hoặc mũ để phòng ngừa. Sau khi bị cháy nắng, sử dụng lô hội, kem hydrocortisone và chườm đá có thể thúc đẩy quá trình chữa lành.

Thay đổi nhiệt độ

Bảo vệ tai bằng mũ lưỡi trai hoặc bịt tai. Hãy nhớ rằng cháy nắng cũng có thể xảy ra trong thời tiết lạnh, đặc biệt nếu ánh sáng mặt trời bị phản xạ trên bề mặt tuyết hoặc băng.

Viêm tai

Viêm tai có thể tự giảm sau vài ngày. Chườm ấm hoặc thuốc giảm đau có thể hữu ích. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thay đổi nội tiết tố

Trong tùy điều kiện thời tiết, nên lựa chọn mặc quần áo theo nhiều lớp để bạn có thể cởi bỏ hoặc mặc thêm khi cần thiết. Tránh sử dụng caffeine, rượu và thức ăn cay.

Hội chứng tai đỏ

Các triệu chứng có thể được điều trị bằng phương pháp điều trị thông thường, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid hoặc chườm đá, hoặc điều trị theo đơn thuốc như sử dụng gabapentin hoặc propranolol.

Đau ban đỏ đầu chi

Hãy nâng cao hoặc làm mát phần cơ thể bị ảnh hưởng mà không dùng nước đá hoặc ngâm nước lạnh vì phương pháp này có thể gây tổn thương thêm. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kê đơn, chẳng hạn như gabapentin hoặc pregabalin.

Tóm lại

Nóng tai có thể do một số yếu tố nào đó gây ra. Do đó, cách nhìn nhận khác nhau tùy theo tình trạng gây ra khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Một số tình trạng, chẳng hạn như cảm xúc tâm lý mãnh liệt, viêm tai và cháy nắng là khá phổ biến và dễ điều trị. Những trường hợp khác chẳng hạn như hội chứng tai đỏ rất hiếm gặp và các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nguồn gốc và cách điều trị.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp phải tình trạng này và bạn thấy ảnh hưởng của nó ngày càng nặng nề tới chất lượng cuộc sống. Nói rõ với bác sĩ những triệu chứng bạn gặp phải, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác, hợp lý và hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại: Ráy tai nói gì về sức khỏe của bạn?

Sởn gai ốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tình trạng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khi chúng ta bị lạnh, bị xúc động mạnh,… Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hay bị sởn gai ốc thì bạn cũng không nên chủ quan vì nó có thể tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý, gây hại cho sức khỏe của bạn.

1. Tình trạng sởn gai ốc là như thế nào?

Sởn gai ốc hay còn gọi là sởn da gà. Khi bạn bị cảm lạnh, bị xúc động mạnh, quá lo lắng, sợ hãi,… các lỗ chân lông trên da sẽ bị co lại, từ đó khiến lông bị dựng đứng lên, gây xuất hiện các nốt sần. Phản ứng tự nhiên này của cơ thể được gọi là sởn gai ốc. Tình trạng nổi da gà có thể xảy ra ở nhiều vùng da trên cơ thể nhưng phổ biến ở cánh tay, cổ và chân,… Sau một thời gian ngắn, da của bạn sẽ trở về trạng thái bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sởn gai ốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi

Tình trạng sởn gai ốc có thể xảy ra ở mọi đối tượng và ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, bà bầu là đối tượng hay bị sởn gai ốc. Nó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, hoặc cũng có thể là do bệnh lý. Để xác định nguyên nhân rõ ràng, mẹ bầu cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

2. Những nguyên nhân khiến bạn hay bị sởn gai ốc

Sởn gai ốc hoàn toàn vô hại nếu nó là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng có thể do một số bệnh lý và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị sởn gai ốc:

2.1. Do cơ thể gặp lạnh

Khi bị lạnh đột ngột, cơ thể dễ xảy ra tình trạng sởn gai ốc. Phản ứng sinh lý tự nhiên này, nhằm mục đích giúp giảm lượng nhiệt thoát ra từ cơ thể và từ đó cân bằng nhiệt độ trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Khi bị lạnh đột ngột, cơ thể dễ xảy ra tình trạng sởn gai ốc

2.2. Yếu tố cảm xúc

Khi bạn tức giận, sợ hãi quá mức, quá phấn khích hoặc gặp phải căng thẳng thì hệ thần kinh giao cảm sẽ sản xuất ra nhiều hormone adrenaline, đồng thời nhịp tim và nhiệt độ cơ thể cũng tăng. Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể khi có tác động từ những yếu tố bên ngoài. Phản ứng này khiến xảy ra tình trạng nổi gai ốc.

2.3. Người bị ốm hay bị sốt

Nếu cơ thể bạn đang không khỏe, bạn bị ốm hoặc kèm theo tình trạng sốt thì cơ thể rất hay bị sởn gai ốc. Đây là cách cơ thể giữ nhiệt để bảo vệ sức khỏe.

2.4. Do một số loại thuốc, chất bổ sung

Những loại thuốc và các chất bổ sung có thể làm tăng lưu lượng máu, tăng nhiệt độ cơ thể và đồng thời khiến nhịp tim của bạn nhanh hơn dẫn đến tình trạng nổi gai ốc. Đây cũng là tình trạng mà những người nghiện một số chất kích thích như Heroin, cocaine,… có thể gặp phải.

2.5. Thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, bạn cũng rất dễ bị sởn gai ốc. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng đau ngực, nhịp tim bất thường,… Những trường hợp này cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

2.6. Do mang thai

Phụ nữ mang thai rất hay bị sởn gai ốc vì những lý do sau đây:

  • Ốm nghén: Những trường hợp phụ nữ bị ốm nghén rất dễ gây ra tình trạng nổi gai ốc.

  • Nhiễm trùng:

Phụ nữ mang thai rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công do sức đề kháng yếu. Vì thế họ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên[chẳng hạn như tình trạng sổ mũi, đau họng, ho, hắt hơi,…] và điều này chính là lý do vì sao khiến phụ nữ mang thai dễ bị sởn gai ốc. Vì thế, cần điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng.

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị sởn gai ốc

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ối cũng rất nguy hiểm đến cả sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Khi nhiễm trùng ối, mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết nhiều, nhịp tim nhanh và hay bị sởn gai ốc.

Khi mang thai, mẹ bầu thường hay bị nóng hơn người khác vì thân nhiệt của chị em thường cao hơn một chút. Cũng chính vì thế, mà nhiều mẹ bầu hay có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc. Nhưng nếu là vì lý do này, chị em không cần quá lo lắng vì nó sẽ không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

  • Phải làm sao để khắc phục tình trạng sởn gai ốc ở mẹ bầu

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị sởn gai ốc và để khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo bằng một số biện pháp dưới đây:

Mẹ bầu luôn cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Bạn có thể nghe nhạc để thư giãn, đi dạo bộ cũng là một cách rèn luyện sức khỏe và giúp tinh thần vui tươi hơn. Không nên để tinh thần bị căng thẳng trong một thời gian dài. Điều quan trọng là hãy luôn đảm bảo một giấc ngủ ngon.

Nếu sởn gai ốc kèm theo những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để tìm hiểu ra nguyên nhân

Khi mang thai, phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn những thực phẩm lành mạnh, rau củ quả tươi, đồng thời tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn,… Đặc biệt cần bổ sung sắt đầy đủ từ thực phẩm bổ sung hoặc từ những loại thực phẩm hàng ngày như thịt bò, lòng đỏ trứng,…

Phụ nữ mang thai cần giữ ấm cơ thể, không để gió điều hòa thổi trực tiếp vào cơ thể.

Trên đây là những lý do khiến bạn hay bị sởn gai ốc. Tất cả chúng ta, đặc biệt là mẹ bầu, không nên chủ quan với tình trạng này. Nếu do nguyên nhân bệnh lý thì cần được khắc phục sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn bị sởn gai ốc thường xuyên mà không rõ nguyên nhân hoặc sởn gai ốc kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bạn cũng có thể đặt lịch khám trước để tiết kiệm thời gian thông qua tổng đài 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề