Tại sao lại bị sốc hông

Theo một số nghiên cứu, khoảng 70% người chạy bộ bị đau xóc bụng [thuật ngữ y khoa là Exercise-related Transient Abdominal Pain hay ETAP - đau bụng tạm thời do tập thể thao] ít nhất một lần trong năm. Cứ 5 vận động viên điền kinh có ít nhất một người bị đau xóc bụng ngay trên đường đua.

May mắn những cơn đau bụng này không phải là tình trạng khẩn cấp và runner cơ bản không phải đến gặp bác sĩ. Hầu hết người chạy chọn cách giảm tốc độ, hoặc dừng lại để cơn đau dịu xuống trước khi tiếp tục.

Vị trí đau thường nằm ở bụng hoặc dưới xương sườn. Ảnh: Stock.

Dấu hiệu nhận biết bị xóc bụng là cơn đau cục bộ ở một bên bụng ngay dưới xương sườn, với tần suất xảy ra ở bên phải nhiều gấp đôi bên trái với người lớn tuổi. Người trẻ hơn ít gặp cơn đau này, hoặc chỉ nhói lên như bị kim đâm hoặc kéo giật nhẹ như chuột rút. Theo các chân chạy kinh nghiệm, đau xóc bụng thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

Co thắt cơ hoành: xóc bụng về bản chất cũng như chuột rút, nhưng ở đây là chuột rút cơ hoành và cơ thành bụng. Điều này lý giải tại sao người mới chạy lại dễ bị xóc bụng hơn người chạy lâu năm, chạy nhanh dễ xóc bụng hơn chậm. Khi chạy nhanh, hơi thở dồn dộp, hít thở nông, cơ hoành không được giãn ra tối đa, lại càng làm nặng thêm tình trạng xóc bụng.

Đi kèm với co thắt cơ hoành là thiếu oxy cơ hoành. Trong lúc vận động, oxy được ưu tiên dành cho những vùng mô cần thiết hơn [ví dụ hệ cơ chân]. Do đó cơ hoành và cơ thành bụng sẽ nhận được ít oxy hơn bình thường, càng làm nặng thêm đau cơ.

Chạy ngay sau khi ăn: sau bữa ăn no, dạ dày và ruột cần hoạt động để tiêu hoá thức ăn. Bữa ăn quá no, giàu đồ uống ưu trương [nước muối, nước đường] dễ gây xóc bụng.

Không khởi động trước khi chạy: đây có thể là một lý do khác cho việc bị đau xóc bụng. Khi các cơ giãn chưa đủ độ, cơ thể không được làm nóng dẫn đến cơn đau xuất hiện nhanh và mạnh hơn.

Uống đồ uống ngọt: uống các loại nước giải khát có đường và ga trước khi tập thể dục sẽ làm tăng khả năng bị đau xóc bụng.

Cong vẹo cột sống: việc bị đau xóc bụng phần nào có liên quan đến chứng cong vẹo cột sống.

3 runner trên đường chạy VM Huế 2020. Ảnh: VnExpress Marathon.

Cách vượt qua cơn đau xóc bụng

Ngay cả những vận động viên giàu kinh nghiệm cũng có thể bị xóc bụng, đặc biệt là trên đường đua. Khi bị xóc bụng, giảm tốc độ đôi chút, hít sâu thở đều. Runner có thể chậm lại vài giây hoặc vài chục giây mỗi km. Đừng cố chạy quá nhanh đến mức phải dừng hẳn lại không thể chạy được.

Có thể dùng tay ấn mạnh vào vùng đau. Hơi ngả người về phía trước. Hít thở sâu hiệu quả trong 40% số ca xóc bụng khi chạy bộ, ấn tay vào vùng đau có hiệu quả trong 31% trường hợp, ngả người ra trước trong 18% số ca.

Runner có thể đứng hẳn lại hoặc đi bộ chậm, giơ thẳng hai cánh tay lên trời, hít vào thật sâu và nín thở lâu hết mức có thể. Làm như vậy sẽ kéo căng các cơ hoành, cơ liên sườn, tương tự như động tác kéo căng cơ chân khi bị chuột rút.

Trước khi chạy chỉ nên uống nước trắng chứ không uống nước có đường bao gồm cả soda và các loại nước điện giải.

Thành Dương [tổng hợp]

01-09-2021, 5:00 pm | 42187

Xóc hông là tình trạng dễ gặp phải khi chúng ta chạy bộ không đúng cách. Tuỳ từng đối tượng và cách thức tập luyện mà mức độ đau khi xóc hông là khác nhau. Làm thế nào để khắc phục xóc hông trong chạy bộ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây: 

1. Nguyên nhân gây ra xóc hông trong chạy bộ?

Xóc hông là xuất hiện tình trạng bị đau nhói tại vùng hông khi hoạt động thể lực với cường độ cao thường gặp nhất khi chạy bộ. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy? Đó chính là do mỗi người có những cách và tư thể chạy bộ đúng sai khác nhau. Ngoài ra nguyên nhân sâu xa nữa đó chính là bạn uống nước trước khi chạy bộ quá nhiều hoặc bạn nạp năng lượng vào cơ thể mà dạ dày chưa kịp tiêu hóa được. 

Đối với việc chạy bộ bạn cần tuân thủ đúng cách mới có thể mang lại hiệu quả cao được. Tìm hiểu hiện tượng chạy bộ bị xóc hông một số nguyên nhân khác dưới đây để tránh gặp phải các trường hợp tương tự như dưới đây các bạn nhé.

  • Do ăn hoặc uống quá nhiều nước trước khi chạy bộ: Lúc này hệ tiêu hóa của bạn cần phải xử lý lượng thức ăn nạp vào sẽ cần nhiều máu trong khi bạn vận động nhanh như chạy bộ hệ cơ của bạn cũng cần nhiều máu, như vậy sẽ xảy ra việc hệ tiêu hóa không đủ máu làm việc kết hợp vận động mạnh
  • Do vận động chưa kỹ: Trước khi chạy bộ bạn không khởi động hoặc khởi động không kỹ phần cơ hông cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng xóc hông do phần cơ này làm việc quá sức. 
  • Chạy bộ sai tư thế: Tư thế chạy bộ không chuẩn dễ khiến cho phần hông chịu áp lực lớn, dễ gây đau tức vùng cơ hông và cơ bụng. Cơ hoành là cơ ở bụng mỗi người. Nó là dải cơ hình vòm nằm duỗi thẳng co thắt lại theo mỗi hơi thở trong quá trình chạy bộ. Và nó diễn ra nhiều nhất đối với những người mới tập chạy hay với những ai tập mà không đúng kỹ thuật như đột ngột tập với tốc độ các bài tập cao. Bởi tư thế chạy bộ sai khiến cơ bụng bi đè nén gây ra đau tức vùng bụng.
  • Nhịp thở chưa đúng: Trong quá trình chạy bộ mệt thì chắc chắn bộ não của bạn sẽ điều chỉnh nhịp thở một cách ngắn hơn. Cũng là do nguyên nhân khi chạy bộ cơ thể cần thêm oxy để cung cấp năng lượng cho hoạt động chạy bộ ấy và các cơ bắp vận động. Vì thế đấy là nguyên nhân dẫn đến hơi thở ngắn hơn và nông hơn. Nếu như tiếp tục chạy quá sức như vậy trong thời gian dài sẽ gây khó chịu cho khối cơ hoành vốn đang hoạt động quá sức do chạy bộ. Khiến cho cơn đau xóc càng trở nên khó chịu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chạy bộ bị đau bụng mà nhiều hay mắc phải.

Chạy bộ bị xóc hông và một số nguyên nhân.

Hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là cách khắc phục hiệu quả giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau nhức do xóc hông gây ra một cách dễ dàng: 

  • Nếu đau xóc hông do cơ hoanh vận động quá sức thì trong quá trình chạy bộ thì nên vươn cánh tay nằm cùng phía với cơn đau lên và đặt bàn tay ấy ra sau gáy. Chính sự vận động này khiến cho các cơ hoành và các cơ khác được kéo giãn để ngăn cản hiện tượng co thắt lại. Và nếu như muốn giảm tối đa hiện tượng co thắt cơ hoành này thì bạn có thể ngừng chạy lại một chút và gập thân người theo hướng ngược lại với cơn đau kéo dài như vậy trong 30 giây đến 1 phút.
  • Hãy thay đổi cách hít thở: Nên hít sâu bằng mũi và thở nhẹ bằng miệng để phôi tiếp nhận nhiều không khí hơn nếu như có ý định chạy bộ trong quãng đường dài tiếp theo. Lúc đầu khi chưa quen thì chắc chắn sẽ có khó khăn. Nhưng bạn chỉ có cách tập dần dần để kéo dài thêm hơi thở mà thôi. Cách hít vào một hơi thật sâu đến tận bụng và đếm đến 3. Và sau đó thở ra ngoài qua đường môi mím lại trong vòng 2 nhịp đếm. Thực hiện như vậy mỗi ngày để cho cơ thể quen dần.
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi chạy bộ: Mà nên duy trì việc uống nước thường xuyên với lượng nhỏ trong quá trình chạy. Đặc biệt tập luyện với máy chạy bộ, bạn có sẵn khay đựng nước có thể tiếp nước bất cứ khi nào bạn muốn.
  • Tuyệt đối không ăn quá no trước khi chạy: nên tập sau khi ăn khoảng 2 tiếng để thức ăn được tiêu hoá, giúp bạn vận động dễ dàng tránh tình trạng bị xóc hông, đau tức cho vùng bụng hay dạ dày.

Tập chạy bộ trên máy giảm tối đa tình trạng bị xóc hông.

Tập luyện trên máy chạy bộ đa năng cũng là một giải pháp tuyệt vời để giảm mức tối đa tình trạng bị đau xóc hông hay đau khớp xương khi chạy bộ. Chạy bộ trên máy tạo cho bạn tư thế chạy bộ chuẩn, kết hợp bài hít thở sâu là bạn có thể tránh tình trạng xóc hông hiệu quả. Tập trên máy còn giảm tình trạng bị đau xương khớp do mặt thảm êm ái, bằng phẳng giảm áp lực cho khớp xương tại chân và hông.

Trên đây là một số gợi ý để bạn tránh được tình trạng xóc hông khi tập trên máy chạy bộ. Tìm hiểu kỹ hơn bài viết tập chạy bộ và các sai lầm mắc phải để giúp bạn tránh tổn thương trong quá trình tập luyện. 

Chúc bạn có những buổi tập luyện thể thao hiệu quả và an toàn!

Quay lại trang trước

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cơn đau hông trái. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể do một tình trạng bệnh lý hoặc chấn thương ảnh hưởng đến một bộ phận hoàn toàn khác trên cơ thể bạn.

Các nguyên nhân gây đau hông trái gồm:

  • Nguyên nhân ít nghiêm trọng: Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm túi thừa, căng cơ, viêm tủy xương, dây thần kinh bị chèn ép, viêm đa khớp dạng thấp, rối loạn chức năng khớp cùng cụt có thể gây đau mỏi hông trái.
  • Nguyên nhân nghiêm trọng: Ung thư xương, thoát vị, Ilium gãy, sỏi thận, viêm ruột thừa bên trái, bệnh bạch cầu, bệnh ung thư tuyến tụy.
  • Nguyên nhân đau hông bên trái ở nữ: Có thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung đau bụng kinh, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu [PID].
  • Nguyên nhân đau hông bên trái ở nam: Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây đau hông trái ở nam giới.

2. Các triệu chứng đi kèm đau hông trái

2.1. Các triệu chứng ít nghiêm trọng

Một số nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn gây ra cơn đau hông trái sẽ tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều tình trạng cần được chăm sóc y tế như:

  • Viêm khớp: Viêm khớp là tình trạng gây sưng, cứng và đau dữ dội ở một hoặc nhiều khớp của cơ thể. Có một số loại viêm khớp có thể gây đau hông trái. Các triệu chứng đi kèm mà bạn có thể gặp phải bao gồm: Đỏ, giảm phạm vi chuyển động, cứng, sưng tấy.
  • Viêm bao hoạt dịch: Viêm bao hoạt dịch gây ra tình trạng viêm các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng [gọi là bursae] đệm xương của bạn, bao gồm cả những túi ở hông của bạn. Các triệu chứng viêm bao hoạt dịch bao gồm nhức mỏi, đỏ khớp, cứng khớp
  • Bệnh celiac: Bệnh Celiac là do phản ứng dị ứng khi ăn gluten ảnh hưởng đến ruột non, gây đau và khó chịu ở bụng. Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh celiac bao gồm đau bụng, thiếu máu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, ngứa da và phát ban, buồn nôn, vấn đề hệ thần kinh, giảm cân, nôn mửa
  • Bệnh Crohn: Bệnh Crohn gây viêm đường tiêu hóa và đau bụng. Các triệu chứng khác của bệnh Crohn bao gồm: Chuột rút ở bụng, đi ngoài ra máu, chậm tăng trưởng và phát triển giới tính [ở trẻ em], bệnh tiêu chảy, viêm mắt, viêm khớp, mệt mỏi, sốt, lở miệng, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân
  • Viêm túi thừa: Viêm túi thừa gây viêm hoặc nhiễm trùng các túi nhỏ trong hệ thống tiêu hóa. Điều này thường gây ra cơn đau ở bên trái của bụng. Các triệu chứng khác của viêm túi thừa bao gồm: Táo bón, tiêu chảy, sốt, buồn nôn, bụng mềm, nôn mửa
  • Căng cơ: Căng cơ là tình trạng cơ bị kéo căng. Nếu căng cơ xảy ra ở bên trái của cơ thể, nó có thể gây đau hông trái. Các triệu chứng khác của căng cơ như bầm tím, chuyển động hạn chế, co thắt cơ bắp, yếu cơ, đau khi thở, đỏ, sưng tấy
  • Dây thần kinh bị chèn ép: Một dây thần kinh bị chèn ép ở phía sau thấp hơn xảy ra khi một dây thần kinh bị nén bởi các mô cơ thể xung quanh, thường gây đau gần hông và ở chân. Các triệu chứng thần kinh bị chèn ép khác như cảm giác nóng rát, yếu cơ, ngứa ran hoặc kim châm
  • Rối loạn chức năng khớp cùng cụt và viêm xương cùng: Các khớp xương cùng được tìm thấy nơi cột sống dưới và xương chậu của bạn gặp nhau, gần hông. Rối loạn chức năng khớp cùng cụt xảy ra khi có sai sót cử động ở ít nhất một trong các khớp cùng cụt.

Đau hông trái do nhiều nguyên nhân gây ra

2.2. Triệu chứng nghiêm trọng

  • Viêm tủy xương: Viêm tủy xương có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào xương. Ngoài việc đau ở xương bị ảnh hưởng, các triệu chứng khác có bao gồm mệt mỏi, sốt, đỏ sưng và nóng tại vị trí nhiễm trùng.
  • Ung thư xương: Ung thư xương lan sang các bộ phận khác thì sẽ gây đau tại vị trí đó.
  • Thoát vị: Thoát vị bẹn là tình trạng do phần ruột bị lồi ra qua một điểm yếu ở cơ bụng. Điều này có thể gây ra nhiều đau đớn.
  • Gãy xương chậu: Gãy xương chậu là một vết gãy ở phần trên lớn của xương chậu. Gãy xương có thể nhẹ, vừa hoặc nặng. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, sốt, đỏ và sưng tại chỗ gãy.
  • Sỏi thận: Sỏi thận là các chất khoáng cứng hình thành trong thận, nằm ở phía sau của cơ thể, phía trên hông của bạn. Sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều, buồn nôn, đau ở bụng dưới và bẹn, nước tiểu có mùi hoặc đục, nôn mửa.
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa khiến ruột thừa bị viêm đau đột ngột, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Ruột thừa nằm ở bên phải của bụng, nhưng trong một số trường hợp rất hiếm, nó có thể gây đau hông trái. Các triệu chứng khác bao gồm chướng bụng, táo bón, bệnh tiêu chảy, sốt nặng hơn theo thời gian, đầy hơi, ăn mất ngon, buồn nôn và nôn.
  • Bệnh bạch cầu: Bạch cầu là bệnh ung thư của các mô tạo máu cơ thể, có thể gây đau ở xương. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: vết bầm tím hoặc chảy máu dễ xảy ra, ớn lạnh, gan hoặc lá lách to, sốt, nhiễm trùng thường xuyên, chảy máu cam, đốm đỏ trên da được gọi là đốm xuất huyết, đổ mồ hôi [ đặc biệt là vào ban đêm], sưng hạch bạch huyết.
  • Bệnh ung thư tuyến tụy: Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư của cơ quan nằm sau đáy dạ dày của bạn [tuyến tụy]. Nếu không được điều trị, các khối u tuyến tụy có thể gây ra đau hông. Các triệu chứng khác bao gồm bệnh tiểu đường mới phát triển, mệt mỏi ăn mất ngon giảm cân không chủ ý, vàng da và mắt.

3. Cách chẩn đoán và điều trị cơn đau hông trái

Để chẩn đoán nguyên nhân của cơn đau phía trên hông bên trái của bạn, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Họ cũng sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất, xem xét kỹ vùng hông bên trái của bạn.

Họ có thể chạy các xét nghiệm để xác định rõ hơn nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Bao gồm:

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp và nước tiểu: Kiểm tra chất lỏng của cơ thể có thể phát hiện ra những bất thường cho thấy bệnh trong máu, xương và đường tiết niệu.
  • Nội soi: Một thủ thuật nội soi bao gồm việc đưa một ống camera dài xuống cổ họng hoặc từ hậu môn lên để nhìn vào bên trong dạ dày, ruột. Điều này có thể cho phép phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT, siêu âm, MRI và X-quang có thể phát hiện ung thư, u nang, dị dạng và gãy xương.

Trong một số trường hợp, cơn đau hông trái là một nguyên nhân chính đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể được điều trị dễ dàng bằng cách nghỉ ngơi hoặc sử dụng NSAID không kê đơn.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau hông bên trái không phải là trường hợp cấp cứu ngay lập tức và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, bạn cần quan sát các triệu chứng đi kèm để giúp bạn thăm khám bác sĩ kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Tài liệu tham khảo:

  • Low back pain Fact sheet. [2018]. ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Low-Back-Pain-Fact-Sheet
  • Mayo Clinic Staff. [2018]. Arthritis. mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/diagnosis-treatment/drc-20350777
  • Mayo Clinic Staff. [2018]. Herniated disk. mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/diagnosis-treatment/drc-20354101

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề