Tại sao các vật này làm ba chân mà không phải 4 hay 5 chân

nếu đúng là "vững như kiềng ba chân" vậy tại sao người ta không làm ghế 3 chân mà toàn là ít nhất bốn chân. Làm ghế bốn chân vừa phức tạp, vừa hao phí nguyên liệu, công sức, tiền bạc,... còn làm ghế ba chân thì vừa chắc, vừa đơn giản hơn nhiều....

Đang tải...

Đã xảy ra lỗi khi cố gắng tải phiên bản đầy đủ của trang web này. Hãy thử làm mới trang này để sửa lỗi.


...
- Tại sao cái kiềng kia 4 chân mà cái này có 3 chân? Cái kiềng 4 chân bị cập kênh hoài à.
- Không thấy người ta nói: "Vững như kiềng ba chân" à!!!
- Vậy thế sao cái kia lại 4 chân, người ta dư sắt nên làm hả?
- ...

Vậy vì sao nhỉ?
Giờ cái ghế nó bình thường nó cũng 4 chân vậy!

- Ba điểm tạo ra một mặt phẳng => 3 chân là chắc chắn nhất, 4 chân chưa chắc đã vững chãi vì dễ bị cập kênh => Vậy tại sao lại sinh ra 4 chân?


=> Đầu tiên, mọi đồ dùng hằng ngày thì thường là hình vuông và hình tròn, hiển nhiên chẳng ai đi chọn mặt ghế là hình tam giác cả [diện tích sử dụng quá nhỏ so với hình vuông].


- Vậy tại sao không dùng ghế 3 chân và mặt sử dụng là hình vuông?
=> Hiển nhiên với 3 điểm đỡ thì ai cũng hiểu nó có thể đỡ cân bằng được mặt phẳng hình tròn một cách chắc chắn, nhưng hình vuông thì chưa hẳn vì rất có thể bị lật nhào nếu ta để vật nặng ở một mép nào đó thiếu lực đỡ chẳng hạn. Thực sự vẫn có cách giải quyết mà nhiều người không để ý đến, đó cái ghế xoay hay sử dụng trong văn phòng vẫn xài 3 chân, diện tích ngồi hình vuông, nhưng nó không dùng 3 điểm đỡ, mà gom lại thành một điểm đỡ duy nhất gọi là "trục". Như vậy lực đỡ sẽ phân phối đều cho bốn góc của cái ghế.

- Có biện pháp xài 3 chân rồi, vậy tại sao còn dùng 4 chân làm gì cho bị cập kênh ở chỗ nền nhà không phẳng?
=> Cũng chẳng rõ, chỉ thấy cái ghế xoay inox ở bệnh viện nhìn khá kỳ cục với 3 chân và mặt hình tròn, ghế văn phòng xoay thì thường là 5 chân để chịu lực tốt hơn, và cả vấn đề về số phong thủy nữa.

Page 2

Giá ba chân bằng sắt rèn [thế kỷ 16] - Ảnh: Meubliz

Một tờ báo phát hành vào tháng 3-2020 có đăng bài Kiềng 4 chân và chuyện nông thôn mới nâng cao. Trong bài báo này, tác giả ví von mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng [VACR] như kiềng bốn chân, giúp nhà nông đứng vững trước những bất thường của thị trường.

Không có ý định đề cập đến mô hình VACR, một phần bài viết này nhằm trả lời câu hỏi kiềng bốn chân có vững hơn kiềng ba chân.

Ai thêm chân?

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, danh từ "kiềng" có hai nghĩa. Với nghĩa thứ nhất, "kiềng" là "đồ dùng bằng sắt hình vòng cung có ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu" mà hai ví dụ kèm theo là "bếp kiềng" và "vững như kiềng ba chân".

Với nghĩa thứ hai, "kiềng" là "vật trang sức hình vòng tròn, thường bằng vàng hay bạc, phụ nữ hoặc trẻ em dùng đeo ở cổ".

Nhưng vì sao kiềng ba chân lại vững và kiềng bốn chân có vững hơn kiềng ba chân không? Câu trả lời có liên quan đến toán học. Trang 46 sách Hình học 11 hiện hành có trình bày tính chất sau:

Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng. Đối với kiềng ba chân, ba đỉnh của chân kiềng đóng vai trò ba điểm không thẳng hàng. Khi đặt lên bất cứ địa hình nào, kiềng ba chân vẫn không bị gập ghềnh vì ba chân của nó luôn nằm trên một mặt phẳng.

Tương tự, ta có thể giải thích vì sao giá ba chân của nhiều thiết bị [máy chụp ảnh, máy quay phim, máy trắc địa...] luôn đứng vững trên mọi địa hình. Ngược lại, cái bàn bốn chân lại bị gập ghềnh khi đặt trên một sàn nhà không hoàn toàn phẳng.

Như vậy, "kiềng" [theo nghĩa thứ nhất của Từ điển tiếng Việt] luôn được mặc định là có ba chân. Cách viết "kiềng bốn chân" tự nó đã không ổn nếu xét theo nghĩa này. Hơn nữa, "kiềng bốn chân" [hiểu theo nghĩa bếp kiềng có bốn chân] lại không hề vững hơn kiềng ba chân.

Bài báo trên không phải là trường hợp duy nhất sử dụng cụm từ "kiềng bốn chân". Vẫn có người nghĩ rằng thêm chân vào sẽ làm kiềng vững hơn. Thật vậy, việc tìm kiếm bằng Google với từ khóa "kiềng bốn chân" cho ta 683 kết quả trong 0,28 giây.

Không có cái gọi là "độ Richter"

Ngày nay, động đất được đo bằng hai loại thang địa chấn: thang đo độ lớn [magnitude] năng lượng giải phóng bởi đứt vỡ, thang đo cường độ [intensity] rung động mặt đất tại một vị trí.

Trong các thang đo độ lớn từng được sử dụng có thang Richter và thang độ lớn mômen. Dù tính theo công thức nào, độ lớn năng lượng giải phóng trong trận động đất luôn là một giá trị duy nhất.

Thang Richter được Charles Francis Richter [1900-1985] đề xuất vào năm 1935, dùng cho các trận động đất ở California hoặc những trận động đất có độ lớn nhỏ hơn 6,8. Thang Richter gồm các giá trị từ 0 đến 9 [không có đơn vị như chúng ta hay gọi nhầm là "độ Richter"].

Ngày nay, các nhà khoa học ít dùng thang Richter. Trong khi ấy, thang độ lớn mômen được xây dựng vào năm 1977, hoàn thiện vào năm 1979 và vẫn được sử dụng đến ngày nay.

Các thang đo cường độ được xây dựng dựa trên các tác động quan sát được, nhất là các thiệt hại về nhân mạng và công trình xây dựng. Nếu độ lớn năng lượng giải phóng trong trận động đất là một giá trị không đổi, thì cường độ rung động mặt đất lại thay đổi theo địa điểm.

Chấn tiêu [hypocenter] càng sâu và khoảng cách từ địa điểm đang xét đến chấn tâm [epicenter] càng lớn thì cường độ rung động càng nhỏ.

Chúng ta thường nhầm lẫn thang đo độ lớn với thang đo cường độ và nhầm thang độ lớn mômen với thang Richter. Chẳng hạn, trận động đất ngày

4-12-2019 tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có độ lớn 2,7 nhưng một số báo đưa tin là "có cường độ 2,7 độ Richter". Ở đây, 2,7 là giá trị của độ lớn chứ không phải của cường độ. Hơn nữa, độ lớn ở đây được đo theo thang độ lớn mômen, chứ không phải theo thang Richter. Cuối cùng, không có cái gọi là "độ Richter".

Một trận động đất có độ lớn mômen cao không nhất thiết phải có cường độ lớn [tức gây thiệt hại lớn].

Chẳng hạn, trận động đất ngày 12-8-2010 tại Ecuador có độ lớn mômen 7,1 nhưng hầu như không gây thiệt hại vì chấn tiêu ở độ sâu 211km.

Trong khi ấy, trận động đất ngày 4-9-2010 ở New Zealand có độ lớn mômen 7,0 nhưng gây tổn thất hơn 2 tỉ NZD vì chấn tiêu ở độ sâu 5km.

Từ Vịt Gò Vấp đến sâm nhung bổ thận trung ương 3

TRƯỜNG LÂN

Độc giả có câu hỏi, mời đặt tại đây

3 điểm luôn luôn tạo thành một mặt phẳng. Do vậy, dù cho mặt đất có bằng phẳng hay không hoặc chân kiềng có được chế tạo chính xác hay không thì nó luôn đứng vững, cả 3 chân luôn tiếp xúc với mặt đất. Việc này không xảy ra với kiềng nhiều hơn 3 chân. - [Lê Quang Hưng]

Ngày xưa thực sự câu nói là " vững như kiềng 4 chân " nhưng sau thấy 4 chân làm che mất chổ nhét củi, nên cưa đi một chân...mình có hẳn bài thơ về nó do đào được tài liệu do một nhà làm kiềng gia truyền cách đây 400 năm. Đọc cho a e tham khảo nhé.Yêu em anh chẳng có ngần.Cưa kiềng anh gửi một chân dành phần.Dù cho nắng gió gian truânBa chân kiềng vẫn vững tâm đợi nàng.Vì ngày xưa cái kiềng dùng nấu cơm, ý nghĩa là anh này cưa bớt một chân kiềng để cầu hôn cô gái, khi nào em đồng ý thì kiềng lại gom thành 4 chân nấu cơm chung. Nhưng nàng lại ra đi cưới người khác, nên cuối cùng kiềng còn 3 chân. Hết - [Le Nhu Vu]

3 điểm tạo 1 mặt phẳng, vậy thôi. - [Thức Nguyễn]

Theo kiến thức cơ bản trong môn hình học không gian, chúng ta có 1 tính chất được thừa nhận như sau:"Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng". Với trường hợp kiềng 3 chân, dù 1, 2, hay cả 3 chân kiềng có sự không đồng nhất về chiều dài thì lúc nào cũng có 1 mặt phẳng đi qua 3 điểm là 3 chân kiềng, và như thế kiềng 3 chân lúc nào cũng vững vàng. Còn với kiềng 4 chân thì nếu điểm thứ 4 không cùng nằm trên 1 mặt phẳng với 3 điểm kia thì chắc chắn sẽ cập kênh bạn ạ - [Hải Linh]

Muốn vững, thì phải được nằm trên cùng một mặt phẳng. Qua 3 điểm chỉ xác định một và chỉ một mặt phẳng. Đó là tiền đề của sự vững. Các cụ ngày xưa đã rất hiểu tiên đề Ơ-clit đó. Mặc dù không biết đó là một tiên đề hình học. Còn 4 điểm [chân] thì chưa chắc xác định được mặt phẳng. Tất nhiên nếu bạn chịu khó kê dịch, nhưng đó không phải là vững nhất rồi. - [Nguyễn Xuân]

Bởi vì qua 3 điểm sẽ xác lập được 1 và chỉ 1 mặt phẳng, trong khi đó qua 4 điểm có thể là 2 mặt phẳng :D 4 điểm trụ cái kiềng mà nằm ở 2 mặt phẳng khác nhau thì làm sao cái kiềng có thể không bị gập gềnh được - [Nhat]

Trong bài hình học không gian sơ cấp có "...Với 3 điểm không thẳng hàng...ta có 1 mặt phẳng.."Vậy chỉ với "3 chân" thì chiếc ghế đã có 1 mặt phẳng vững chắc, nhưng với 4 chân thì sẽ có hơn "2 mặt phẳng - chồng chéo" nhau, nên sẽ không "vững" - [Vô Cực]

Cái này giải theo môn toán học thì 3 điểm bao giờ cũng sẽ nằm trên cùng 1 mặt phẳng nên nó sẽ là vững nhất - [Tuan Long Nguyen]

Qua ba điểm chỉ có một mặt phẳng. Ola 3 chân kiểu j kiềng cũng đứng, 4 chân bấp bênh - [Ha]

3 diem tao thanh 1 mat phang --> vung - [Hai Hoang]

Vì 3 điểm tạo thành 1 mặt phẳng, cho nên Kiềng 3 chân lúc nào cũng nằm trên 1 mặt phẳng nên vững chắc nhé Bạn - [Nguyễn Văn Hồng]

Trong không gian 3 điểm luôn tạo thành 1 mặt phẳng, đó là lý do vững như kiềng ba chân. - [Hoanh Phan]

Về mặt số lượng thì càng nhiều chân càng vững, nhưng xét về tính vững chãi với số chân ít nhất thì 3 chân ở vị trí cách đều nhau [tạo thành 3 đỉnh của tam giác đều] thì đã đủ vững rồi nên không cần phải làm thêm chân nữa. Hơn nữa ngày xưa kiềng và lò củi nấu đều có 3 chân là để thông thoáng hơn khi nhét củi vào không bị ngột khói. - [LKV]

Có một nguyên tắc hình học cơ bản như sau : 3 điiểm bất kỳ trong không gian thì xác định được một mặt phẳng . Vậy chắc bạn đã hiểu lý do rồi chứ ;] - [Hưng]

3 điểm luôn xác định được 1 mặt phẳng. Do vậy kiềng 3 chân lúc nào cũng thể đặt được trên bất kỳ mặt nền gồ ghề nào. Còn kiềng nhiều hơn 3 chân sẽ luôn bị "cập kênh" nếu như mặt nền không thật sự phẳng - [Xuan Hai Cao]

Luôn có 1 mặt phẳng đi qua 3 điểm [các tính chất của mặt phẳng không gian -Hình học lớp 9] - [Z125]

vì 3 điểm bất kỳ luôn nằm trong cùng một mặt phẳng - [Thếgiớinàocó Chântình]

Chào bạn,Bạn làm mình nhớ lại câu hỏi lúc trước đây ở trường cấp 3 của mình tổ chức thi đố vui, mình cũng bí câu này nên nhớ mãi.Sở dĩ "vững như kiền ba chân" vì "3 điểm luôn luôn năm trên cùng 1 mặt phẳng" bạn ah. Trường hợp 4 chân trở lên thì đôi lúc đặt trên nên đất không bằng phẳng sẽ bị chênh 1 chân.Thân! - [Van Thin]

Vi 3 diem tao thanh 1 mat phang - [tho]

Trong ngành cơ khí người ta chỉ cần 3 điểm để có thể đỡ được 1 mặt phẳng [theo toán học 3 điểm tạo thành một mặt phẳng]. nếu 4 điểm [thừa điểm] thì gọi là siêu định vị, có nghĩa là thừa không cần thiết. - [Fan xing]

Không có khái niệm hình học nào ở đây hết,Nguyên do là như thế này : ngày xưa các cụ thường nấu ăn ở ngoài và sử dụng những thứ để kê lên nấu như gạch hay thứ khác.ban đầu kê hai cục vẫn nấu được nhưng không chắc chắn vậy nên bổ thêm một cục nữa là thành 3 cục để nấu;do thấy chắc chắn và cũng dễ nhét củi và rơm để nấu nên các cụ cứ để 3 cục gạch nấu.rồi dần nghiên cức ra cái gọi là kiềng 3 chân bây giờ để nấu trong bên mọi nhà.mọi người truyền tai nhau là và dần thành câu "Vững như kiềng 3 chân" vậy thôi - [atvtachi]

1 vật 3 chân thì khi đặt lên bất kỳ bề mặt [phẳng hay gồ ghề] nào thì chắc chắn cả 3 chân đều tiếp xúc được. Còn 4 chân, 5 chân thì chỉ tiếp xúc được với mặt phẳng, còn mặt gồ ghề thì không tiếp xúc đủ các chân được, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng gập ghềnh do đó sẽ không vững bằng vật 3 chân được.ATV - [ATV]

3 chan khong bang nhau cung vung chac khong nga [ vung nhu kieng ba chan] 4 chan ,5 chan neu khong bang nhau thi khong vung chac - [bó tay]

Vấn đề này mình nghĩ liên quan đến vấn đề toán học, bởi vì 3 điểm bất kỳ trong không gian luôn tạo ra một mặt phẳng nên kiềng 3 chân dù độ dài 3 chân này có thể chênh lệch nhưng luôn vững chãi không bập bênh. Khi kiềng có 4 hay 5 chân thì dù làm chuẩn xác thì vẫn luôn có một sự bập bênh nhất định. - [Mèo Máy]

Trong toán học 3 điểm bất kỳ luôn tạo thành 1 mặt phẳng , còn 4 điểm thì có thể tạo thành nhiều mặt , tức 4 điểm khó nằm trên 1 mặt phẳng hơn là 3 điểm.Vi vậy kiềng 3 luôn vững hơn. - [Hungnv]

Ba diem luon co mot va chi mot mat phang cac ban nhe. Chi mot nen vung. - [kien]

Bốn chân, số bốn là tứ gắn liền với "tử" nên kiêng! Nên fải nói vậy! Và cũng chính vì thế mà chỉ có Tam cấp ché có ai nói Tứ cấp để nói bậc của cửa nhà đâu?? - [Bac Pham]

bất kỳ 3 điểm ko thẳng hàng trong ko gian đều tạo thành một mặt phẳng - [Tranvan Trang]

Bởi vì thêm chân thứ 4 trở lên là "Siêu định vị" rồi, nói như ngôn ngữ của Cơ học - [Elly Tun]

Xét về khoa học, thì càng nhiều chân càng vững. Max sẽ là kín như một chiếc trụ rỗng. Đấy là số chân max. Hệ số an toàn giữa 2 chân và 3 chân chênh lệch nhau rất lớn. 3 chân và 4 chân chênh lệch không đáng kể.Còn về đời sống, hãy nói đến cái kiềng dùng để làm gì? Nhiều chân thì lấy chỗ nào mà nhét củi. - [Công Hoan Đào]

Theo tôi: Khi các đồ vật dựng tạm, chống tạm thì không chắc chắn, Nếu được làm cẩn thận chắc chắn theo nguyên tắc khoa học như kiềng 3 chân. Kiềng 3 chân là móng muốn của con người đối với những vật, sự việc không chắc chắn, không bền vững. Nếu suy nghĩ như bạn thì phải ép cọc bê tông làm như móng nhà rồi dựng kiềng 3 chân lên mới là chắc nhất :] - [Trong Hien]

Ngày xưa người ta chỉ biết làm kiềng 3 chân thôi... - [Han Do Ban]

Đúng với đo địa hình thôi, nếu vững như các cậu nghĩ thì tai sao làm ghế 4 chân , vì tất cả trên thế giới có chổi nào phẳng đâu, ngồi ghế 3 chân có ngày té. - [Tam]

Đó là thực tế. Kiềng 3 chân bền vững với thời gian dù bị hư chân hoặc di chuyển ra mọi địa hình. Còn kiềng lớn hơn 3 chân khi có vấn đề trục trặc là ngã ngay. - [bình]

Nói câu "Vững như kiềng 3 chân" ở đây có thể hiểu ý muốn ví sự vững trãi một cách vừa đủ, không thừa mà cũng không thiếu. Nó đảm bảo được tính toàn diện tức là phân phối đều nhau về chức năng nhiệm vụ cũng như quyền lợi của thế 3 chân. Nếu 4 chân, 5 chân hoặc hơn đúng là có thể vững hơn, hiểu về nghĩa đen thì cái kiềng mà 4 chân nếu chân dài chân ngắn là đã tạo ra sự khập khiễng rồi và để đứng vững nó sẽ tự trọn 3 chân phù hợp còn chân còn lại thừa. Đối với nghĩa bóng nếu hiểu đơn giản có >4 người là đã nhiều ý khác nhau rồi làm gì còn có sự thống nhất nữa.Đại loại thế. - [nvlamtk]

Trong không gian 3 điểm sẽ tạo nên 1 và chỉ 1 mặt phẳng duy nhất mà thôi.Theo Vật lý học một vật có vững vàng hay không thì phụ thuộc vào các yếu tố như: mặt chân đế, trọng tâm của vật. Nếu mặt chân đế của vật càng lớn và trọng tâm của vật càng thấp và trọng tâm rơi vào mặt chân đế thì vật đó càng vững vàng.Cho dù vật nào đó có 3 điểm, 4 điểm hay thậm chí 5, 6,... điểm [ chân ] đi nữa thì sao cho tấc cả những điểm đó cùng nằm trên một mặt phẳng thì các vật đó sẽ vững như nhau thôi, thậm chí có trường hợp vật nhiều điểm [ chân ] thì sẽ vững hơn nếu chúng cùng nằm trên 1 mặt phẳng [ VD: Theo bạn cái ghế 3 chân và cái ghế 4 chân thì cái nào sẽ vững hơn -> đơn nhiên là cái ghế 4 chân rồi ]. Còn vì vật có 3 điểm [ 3 chân ] luôn luôn vững hơn 4 chân là vì với 3 điểm [ hay 3 chân ] sẽ luôn luôn tạo thành 1 mặt phẳng trên bất kì địa hình nào nên vật đó sẽ luôn luôn vững mọi lúc mọi nơi nếu 3 điểm đó có chổ cho nó tỳ lên " Ví dụ: Bếp lò cũng có 3 điểm tựa, Cái giá của người thợ chụp ảnh hay cái giá của người đo đạc đất cũng chỉ có 3 chân thôi ". [ Theo quy tắc toán học: Qua 3 điểm không thẳng hàng sẽ luôn tạo thành 1mặt phẳng và chỉ 1mặt phẳng duy nhất mà thôi ]. Còn về vật 4 điểm [ hay 4 chân ] đôi khi nó không vững là vì : Nếu nó vững thì 4 điểm [ chân ] phải cùng nằm trên một mặt phẳng, nhưng thường địa hình xung quanh [ nền đất, mặt đường,dốc đá, dốc nghiêng,... ] không bằng phẳng, nên 4 điểm này sẽ tỳ lên không đều hay ta nói lúc này 4 điểm này sẽ không tạo thành 1 mặt phẳng nên vật sẽ không vững, do vậy muốn vững thì người ta phải chiêm ở điểm thứ 4 cho tấc cả các điểm cùng nằm trên một mặt phẳng " Ví dụ: Ta chiêm 1 cái chân ở bàn tròn trong tiệc cưới cho nó vững ". Do vậy, dù 3 điểm hay 4 điểm [ chân ] thì nó có vững hơn hay không thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, còn 3 điểm [ 3 chân ] luôn luôn vững là do 3 điểm đó luôn tạo nên 1 mặt phẳng trên bất kì địa hình nào, còn đôi khi 3 điểm [ chân ] sẽ không vững hơn 4 chân [ Ví dụ: Cái ghế 3 chân và cái ghế 4 chân ]. G 9 ! - [Hiếu Phạm]

4 chân thì có thể ngã về 4 hướng , 5 chân thì có thể ngã về 5 hướng ... Vậy 3 chân chỉ có thể ngã về 3 hướng.Tức là nguy cơ bị ngã ít nhất , 2 chân thì không thể tự đứng được. - [Lý Công Lý]

Tìm giúp tôi cái kiềng hơn 3 chân tôi sẽ cưới làm vợ. Nó khó như đi tìm lá diêu bông. Theo định nghĩa wiki kiềng:1. Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên mà thổi nấu.2.Vòng bằng vàng hay bằng bạc đeo ở cổ hay ở chân. - [hoc tro]

Qua 3 điểm ta được 1 mặt phẳng, còn qua 4 hoặc 5 điểm ta sẽ có nhiều mặt phẳng. Các cụ nhà mình xưa cũng giỏi toán lắm đó! - [Thanhle]

Khái niệm "vững"trong câu này nghĩa là không bập bềnh, lắc vì dù nền bếp không phẳng thì 3 chân vẫn tiếp xúc với đất. Còn tính diện tích của hình tam giác có đỉnh là 3 điểm tiếp xúc đất của chân kiềng thì nhỏ hơn diện tích hình tứ giác, ngũ giác, lục giác nếu kiềng có 4, 5, 6 chân. Trong trường hợp hiềng càng nhiếu chân thì trên kiềng để nồi to, cao khó đổ hơn kiềng 3 chân vì diện tích chân đế lớn hơn, trọng tâm của hệ thống nồi+kiêng khó vượt ra ngoài chân đế. - [Phan Văn]

Vì 3 chân là đủ rồi, bốn chân hay năm chân sẽ thừa - [Trankhoavcb]

Vì ngoài việc vững chắc để đun được thì người ta còn phải tính tới độ thông thoáng, khả năng cung cấp ô xi cho phản ứng cháy. Vì vậy 3 chân là đủ vững rồi, không cần nhiều chân hơn mà lại cung cấp đủ không khí... - [Đăng Sơn]

Cái kiềng trước giờ có 3 chân là đứng vững rồi.  - [khanh]

Kiềng 3 chân để đưa củi vào cho chụm lửa ở 3 phía. Chứ nhiều chân là chắc hơn rồi - [Nguyentruonglong]

Đây là cách gieo vần thôi! - [Xuan Ngoc Chu]

Vay ve mua cai cua. Toi ve ve xu het cai gi 4 chan - [hung dang]

Sai hết vì câu nói này xuất phát từ đời xưa,mà từ xa xưa chỉ có kiềng ba chân thôi. - [Luyên]

Đơn giản thôi.chỉ là do các cụ nhà ta nói vậy cho nó vần thôi.có gì đâu - [nông dân]

Hồi đó các cụ nhà các cụ đã biết: "3 điểm sẽ xác lập được 1 và chỉ 1 mặt phẳng" ???. Bái phục - [LINHVANTINH]

ngày xưa làm gì có hàn xì vì vậy hai chân kiềng là uốn còn 01 chân là kê hoặc cột. - [tonyliemnxl]

do kiềng gần gũi với người dân, nói như thế để người ta dễ tưởng tượng nên dễ hiểu. Chứ 04 đương nhiên chịu lực tốt hơn 03. Đơn giản thế thôi - [chucdx]

E nghĩ 3 chân có thể đứng được mọi nơi! Kakaka chả cần phẳng đâu ạ! - [trần bảo thiên]

Vì là hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Nguyên lý thì càng nhiều càng tốt [4,5,6.. nếu chia đều. Ví dụ: Tổ ong là lục giác đều chẳn hạn], nhưng 3 là hiệu quả và kinh tế nhất - [Hưng]

Kieng nhieu chan thi ton kem, 3 la du xai - [Huyen]

Nói 3 điểm tạo thành mặt phẳng là không đúng , có thể giải thích thế này kiềng 3 chân , các chân có dài bằng nhau hay khộng thì mặt phẳng có láng hay gồ ghề nó đều đứng được , còn 4 hay 5 nếu các chân dài bằng nhau thì chỉ đứng được trên mặt phẳng láng thôi - [hung]

thế tại sao ghế người ta phải làm 4 chân trong khi 3 chân lại bảo là vững hơn ???? - [tan vo]

Xét về vật lý thì 3 điểm sẽ tạo nên một mặt phẳng, vững chắc hơn các số chân khác trong mọi điều kiện.Còn theo mình câu này đuợc đúc kết ra trong môi truờng xã hội, là cấu trúc nhà nuớc: Tam quyền Tư pháp-Lập pháp-Hành pháp. Câu này được hình thành theo ý nghĩa này hơn. - [Việt]

Theo tôi tại sao nói " vững như kiềng 3 chân" mà ko phải 4,5..là vì:+ Ông bà ta nghĩ đơn giản chỉ là 2 chân thì ko thể được, và 3 chân thấy khá cứng cáp, rất ổn nên câu ấy ra đời.+ Xét thấy vật tư ít hơn nhưng vững vàng nên ông bà ta chuộng-Chứ xưa không nghĩ cao xa là 3 điểm tạo nên 1 mặt phẳng đâu.--4,5 chân thì khá vững và mạnh nhưng nó tốn kém vật tư nên ít liệt kê vào sự vững vàng - [vuong thinh]

kiềng là vật dụng của người xưa tạo ra và đặt tên theo âm KIỀN hoặc CÀN có nghĩa là bầu trời,được kí hiệu bắng 3 gạch ngang tựa như 3 chân,đây là nghĩa xưa phỏng theo âm dương,kinh dịch,phong thủy.Mà trời thì luôn vững vàng,có ai đánh sập được trời đâu.Chứ nói vật lý hiện đại thì càng nhiều chân càng vững chứ,gia cầm 2 chân,gia súc 4 chân,nhện 8 chân,hoặc n chân chứ.nếu các bạn không tin có thể lên mạng tự search hoặc đi hỏi ý kiến thầy kinh dịch,phong thủy.chút ý kiến nhỏ,có gì xin góp ý - [Minh Tam Ho]

Boi vi nó là tục nguvidu: chay 3 chan 4 keng - [oilnguyenhau]

Quan trọng là góc bố trí của kiềng nữa mấy bạn. Điển hình kiềng bếp ga 4 chân mà bị mất 1 chân thì tự hiểu nhé. Càng nhiều chân thì càng vững thêm nhưng đó là điều kiện tối thiểu để trụ vững, chú ý góc 120 độ nữa nhé . - [nguyen anh dung]

Đừng cãi cha ông của chúng ta, họ có nhiều kinh nghiệm, đôi khi không cần chứng minh bằng toán học hay vật lý học, nhưng nó thích hợp và có ích lợi rất phổ thông hơn so với "một mớ" cái gọi là kiến thức của chúng ta - [Đoàn Thành Thật]

Nếu 3 điểm tạo nên 1 mặt phửng nhưng phặt phẳng đó không trùng với mặt phẳng nền đặt kiền thì có vững không - [Dinh QUang DAi]

Chào các bác ạ !!! em tính dắt trâu di cày nốt mảnh ruộng ở góc chùa mà thấy các bác đông vui quá em ghé vô làm ly trà đá với 3 điếu thuốc rê, tiện đây em cũng xin hóng hớt 1 chút ạ. Chả là thế này, ông cố em bảo là "kiềng là 1 từ cổ, nó có trước khi tất cả các loại kiềng sắt, kiềng inox, kiềng kính chịu lực, nguyên thủy nó là 3 cục đá hoặc đất để kê nồi, mà các bác biết rùi đấy, khó mà kiếm được 3 cục đều nhau chứ đừng nói nhìu hơn, mà thời buổi ngày xưa hạt thóc hạt vàng nên cái nồi nó cũng mini lắm các bác ạ, thế nên là kê 3 cục thôi còn chổ mà châm củi với thổi lửa, với lại kê 4 cục chẳng hạn thì rất dễ là một cục sẽ bị kênh ko chạm nồi mà nó lại chiếm góc đó nên dễ bị nghiêng đổ thì có mà nhịn đói. Em xin hết ạ :D - [Cả Sứt]

Còn fải xét trọng tâm nữa, 3 chân nằm cùng 1fía nửa đường tròn cái kiềng thì có mà kê thêm cục gạch - [rsu]

Tại các cụ ngày xưa nghèo. Kiềng 2 chân thì đổ kềnh ngay. Kiềng 4 chân thì tốn quá. Cho nên chỉ có kiềng 3 chân thôi bạn ạ. Mà 3 chân vững rồi . - [Hòa]

4 diem thi xac dinh dc nhieu hon 2 mat phang nhe cac me.3 chan ma 1 chan ngan hon han 2 chan con lai bi nghieng ve 1 ben va lech trong tam kieng van do bt, nhung 3 chan thi khong bi cap kenh nhu 4 chan khi dat vao vi tri ma mat dat loi lom nhe - [bo nhim]

các bạn lưu ý nhé, từ ”vững” ở đây không chỉ cái kiềng mà chỉ cái nồi nhé. Kiềng vững nhưng nghiêng thì thứ quan trọng nhất là cái nồi cũng đổ - [hungpkt]

Kieng la vung...Ba kieng thi cang vung hon...don gian nhat va vung la 3... - [OBeOne]

Đúng là như vậy, "lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân" ý là dù ta có ở đâu, ở trong hoàn cảnh nào thì ý chí và bản lĩnh luôn vững vàng, không bị những cái xấu cám dỗ. Kiềng 3 chân cũng vậy dù đặt ở mặt phẳng nó cũng đứng vững, đặt ở chỗ lồi lõm, không phẳng nó vẫn đứng vững, từ đó mà liên tưởng đến con người.Ở đây, các cụ ngày xưa nhấn mạnh đến sự vững vàng của kiềng 3 chân dù nó được đặt ở bất kỳ chỗ nào cho dù bề mặt ở đó có phẳng hay không. Con người mà cũng vững được như kiềng 3 chân dù được đặt ở đâu, ở hoàn cảnh nào thì đúng là một con người thật bản lĩnh và ý chí sắt đá.Kiềng nhiều hơn 3 chân và các chân đều nằm trên 1 mặt phẳng thì rõ ràng là vững hơn, nhưng chỉ vững hơn khi nó được đặt vào một bề mặt mà bề mặt đó là phẳng tuyệt đối, khi thay đổi nó liền cập kênh. Mà trên thực tế, không có mặt phẳng nào như vậy. Cuộc sống cũng thế, không có sự êm đềm bằng phẳng mà luôn sóng gió, gồ ghề, thay đổi. Chính vì thế hãy "vững như kiềng 3 chân" chứ đừng vững như "kiềng 4, 5... chân" nhé - [Hoan Nguyen]

Đơn giản vì 3 điểm thỉ dễ tìm kiếm 1 mặt phẳng cho kiềng đứng vững còn 4-5... chân thì khó kiếm được một mặt phẳng cho kiềng không gập ghềnh cho dù 4,5 ... có khả năng chịu tải cao hơn - [Hoàng Thiên]

nó làm vậy cho đỡ tốn nguyên liệu ấy mà !!! 3 hay 4 gì cuq như nhau !!@@ - [Quanq Đứk]

Đơn giản chỉ cần 3 chân để cái ghế đứng vững thế thôi. - [Thienthan Bongtoi]

Cách đặt câu hỏi của bạn chưa thật sự chính xác. Mỗi vật cần có số chân khác nhau để đứng vững, ví dụ con người thì cần 2 chân, cái kiềng thì cần 3 chân, con voi thì cần 4 chân, xe thăm dò sao Hỏa cần 6 chân, con cua thì cần 8 chân, con cuốn chiếu lại cần nhiều chân hơn. Người mà có 3 chân thì không vững, voi có 3 chân chắc sẽ lăn kềnh ra. Tương tự như thế, kiềng mà lắm chân như con cuốn chiếu thì sẽ không thể sử dụng được . - [BlackViva]

kiềng 3 chân là vật dụng phỏng theo KIỀN hoặc CÀN được kí hiệu 3 gạch ngang xếp chồng lên nhau,có ý nghĩa là bầu trời,bầu trời luôn luôn bền vững không sập được,chứ nói theo vật lý thì càng nhiều chân càng vững chứ,1 triệu chân hay 1 tỷ chân hoặc hơn là tốt nhât,đây là ý nghĩa cổ xưa,các bạn có thể lên mạng search,chút ý kiến - [Minh Tâm vớ vẫn]

không biết trường hợp kiềng 3 chân nhưng có một chân ngắn so với 2 chân còn lại và đặt trong một mặt phẳng khác [Vd: mặt đất ] thì kiềng có vững hay không ? - [duythanh367]

2 diem cung tao thanh 1 mat phang ???????????? - [hongnguyen]

2 chân sẽ ko vững , 4 chân cho là số tử , 5 chân 6 chân ..7..8 thi rườm rà chật chội , 3 chân ví như 3 ngọn núi vững trãi , 3 cây chụm lại như hòn núi cao , 3 chân chụm lại như kiềng Việt Nam. - [Lee trần]

Nói về toán học, ba chân đặt đúng vị trí đỉnh tam giác đều, khi đó trọng lực sẽ rơi vào chính giữa nồi. Rất chắc. - [Thái Lĩnh]

Bay gio toi moi biet tai sao minh hay bi te. - [Don]

Cái chính là với cùng 1 diện tích thì miễn là trên 2 chân thì bao nhiêu kiềng cũng vững chắc hết, vì khi đó trọng tâm sẽ rơi vào giữa, 2 chân thì dễ ngã, mà càng nhiều chân nhưng trọng tâm bị lệch thì cũng ngã.Vì vậy câu kiềng ba chân chỉ là do hợp với vần điệu ca dao Việt Nam mà thôi. Vì ngày xưa họ chỉ biết đến 4 chân thôi, thì chẳng lẽ lại nói 'lòng anh vẫn vững như kiềng bốn chân' à? Nguyên tắc thơ lục bát đâu cho phép vậy. - [Minh]

Ban le phuong hung noi chin xac roi may ban dung cai bua nua. - [Buisaigon2013]

Tại vì người ta không làm kiềng 4 chân nên không có cái để mà so sánh. - [Dương Phong]

Đúng là ai thông minh hơm trẻ em lớp năm.Toàn đầu óc cao siêu hình học toán học, đem ra giải thích đâm ra lại thấy ngớ ngẩn3 hay 4 hay 5... đều vứng cả, càng nhiều chân thì càng vững chắc, câu ca dao trên lấy kiềng ba chân cho vần và hay thôi. ngày xưa thì dùng kiềng 3 chân là chính, vì nấu thường bằng củi bằng rơm dạ, dễ nấu và còn tiện lợi, có người nói nó phát sinh từ "thiên địa nhân" nên chỉ 3 chân.Hình học, vật lý, toán học làm gì nhỉ ??? - [Tào]

Tại sao không làm dòng điện 4 pha mà làm 3 pha?? bạn lấy 360 độ chia 3 là biết nguyên nhân. - [Nhật Bá Nguyễn]

đơn giản, vì kiềng 3 chân dù để chỗ lồi lõm thế nào cũng vẫn luôn chắc chắn [không bị khập khiễng] hoặc cả 3 chân dù không có chân nào bằng chân nào nhưng khi đặt xuống cũng luôn chắc chắn. nhưng khi có hơn 3 chân thì muốn không bị khập khiễng phải kê sao cho các chân của nó bằng đều nhau hết thì mới không bị khập khiễng. - [ndhoat2003]

Qua 4 điểm không đồng phẳng có 4 mặt phẳng cơ bạn ạ ! - [Hung Luong]

3 chân mà vững như bàn thạch rồi chi phí thấp hơn thì dại gì ko làm 3 chân thay vì 4 chân, 5 chân, hay 10 chân - [nganla]

Don gian & de hieu: 3 diem trong ko gian luon luon tao dc mat phang, con 4 hoac hon co the se ko tao dc mat phang, nen ko vung. - [Hung Nguyen]

4 chân, 5 chân sẽ vững hơn 3 chân. Nhưng 3 chân là có thể vững chãi rồi, đó là mức tối thiểu. Hiệu quả gần như nhau thì mức tối thiểu được đánh giá cao nhất. Bỏ ít chi phí - [tớ là thằng ngu]

Qua ba điểm không thẳng hàng tạo mặt phẳng duy nhất. Đúng rồi, nhưng cần thêm điều kiện: Trọng tâm của kiềng phải ở trong chân đế thì kiềng mới vững. - [Duong]

Cái này là câu nói cửa miệng thôi chứ xe thì vẫn 4-6 chân luôn. Bây giờ ba chân như xe lam thì bị dẹp rồi vì ko vững bằng 4 chân trở lên. Có những xe 8 chân hay xe lửa thì cả trăm chân chứ 3 chân sao mà đứng. - [Lulu]

Không phải vững về mặt vật lí đâu. Đó là sự ví von trong văn học. Giống như trà tam rượu tứ. Nếu nó vững chắc tai sao không làm cái ghế cái bàn 3 chân. - [Quang Xuan Pham]

sao otô 3 bánh không vững bằng 4 bánh - [hoangminh]

Ông cha ta ngày xưa có lẽ tính đến chuyện tiết kiệm hơn là phân tích toán hình học không gian này nọ như các bạn, đơn giản là 3 chân làm 1 cái ghế ngồi đã đủ vững chắc rồi, 4 chân cũng vững nhưng hơi thừa vì nếu làm 100 cái ghế 3 chân sẽ tốn 300 chân, 100 cái ghế 4 chân sẽ tốn 400 chân, nếu lấy 400 chân đó mà làm ghế 3 chân được nhiều ghế hơn, kaka - [Bao]

Viˋ 3 điểm bất kyˋ co´ thể tạo nên mặt phẳng [ 3 chân của chiếc kiềng tiép xúc với mặt đất] còn 4 ,5 điểm bất kyˋ không thể tạo nên 1 mặt phẳng [ co´ nhưng laˋ hi hữu] maˋ một mặt phẳng se˜ vững chắc hơn laˋ nhiều mặt phẳng chồng chéo lên nhau. - [Cáo Già]

Kiềng 4 chân đầy, mà có bị đổ bgio đâu - [haitrieu]

Vì các cụ nhà ta đã nói thì cấm có sai câu nào bạn ạ - [học mãi]

diên tích tiếp xúc chân kiềng càng nhiều thì càng vững. càng nhiều chân càng vững, - [Nguyễn Hải]

Theo thuyết thì trái đất và các hành tinh đều xoay quanh hệ mặt trời.vậy dựa vào đâu mà các hệ hành tinh và trái đất luôn theo một trật tự tuyệt đối qua hàng nghìn năm không sai lệch một ly..... - [vantam]

Đấy là câu các cụ ngày xưa ví cho vui thôi ..... chứ tớ thấy lũ vịt ngan ngủ đứng toàn bằng 1 chân có thấy nó ngã bao giờ đâu !!!!!! - [quang]

5 chân là vững hơn 3 và 4, bạn nhìn ghế xoay mà ở phòng vi tính đi. tại 3 chân do người ta sx người ta tiết kiệm đó. - [Hai lúa]

Nếu làm điểm tiếp xúc 4 chân cùng trên một mặt phẳng thì sẽ vững vàng hơn 3 chân. Vì mặt chân đế lớn hơn - [Mây Đen]

Sao người ta không làm ghế 3 chân nhỉ? - [Lê Văn Thời]

Video liên quan

Chủ Đề