Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Đa số chúng ta đều có thói quen cất thực phẩm thừa vào tủ lạnh rồi đem vào lò vi sóng để hâm nóng dùng lại trong hôm sau. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm bạn không nên hâm nóng nhiều lần bởi chúng vừa không bổ dưỡng mà còn lại gây ngộ độc nữa, các bạn chú ý 6 loại thực phẩm dưới đây mà Điện Máy Chợ Lớn đã tổng hợp nhé!

Cần tây

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Cần tây

Cần tây là loại thường sử dụng để nấu canh, nấu lẩu hoặc xào thịt bò. Nhưng loại rau này có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại, bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit - một chất có khả năng gây ung thư.

Thịt gà

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Thịt gà

Gà có thể được hâm nóng lại, nhưng bạn phải cảnh giác một chút với việc đặt nó vào lò vi sóng. Phải đảm bảo miếng gà được hâm nóng hoàn toàn từ trong ra ngoài. Lò vi sóng đôi khi không hâm nóng đều được toàn bộ phần thức ăn, nghĩa là vẫn còn có vi khuẩn sống trong các miếng gà, nếu nó không chín kỹ.

>>> Xem thêm: Bí quyết chế biến thức ăn trong lò vi sóng có thể bạn chưa biết

Thực phẩm chiên nhiều dầu

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Thực phẩm chiên nhiều dầu

Tất cả các loại dầu chỉ có thể chịu đựng tới một mức nhiệt nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này, chúng sẽ tạo ra khí và chất độc được biết đến như là các gốc tự do. Chúng ta đều biết gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư. Bởi vậy, tránh hâm nóng lại các loại thực phẩm còn chứa nhiều dầu trong đó. Lò vi sóng có thể đốt cháy dầu một lần nữa khi nó lên tới nhiệt độ quá nóng.

Trứng

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Trứng

Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin… khi được làm nóng lại, đặc biệt là hâm nóng dưới nhiệt độ cao của lò vi sóng, lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại. Vi khuẩn có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 62 độ C, làm hỏng thực phẩm, khiến bạn bị bệnh. Vì thế, nếu ăn không hết, tốt nhất mọi người nên cho trứng vào bánh mì kẹp hay làm salad hoặc vứt chúng đi.

Cơm nguội

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Cơm nguội

Cơm nguội có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng hoặc tái sử dụng, do vi khuẩn có thể nhân lên nếu cơm không được bảo quản đúng cách hoặc được lưu trữ quá lâu. Hâm nóng lại cơm làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

>>> Xem thêm: Những sai lầm khi rã đông thực phẩm trong lò vi sóng

Nấm

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Nấm

Nấm là thực phẩm giàu protein, vitamin và acid amin, tuy nhiên khi hâm nóng các thành phần protein sẽ thay đổi gây đau bụng và đầy hơi. Hãy bảo quản nó trong tủ lạnh và ăn ngay sau khi hâm nóng với nhiệt độ không quá 70 độ C nếu bạn không muốn bỏ đi lãng phí.. Tận dụng bằng cách sử dụng chỗ nấm còn lại làm nước sốt mỳ hoặc salad sẽ hiệu quả hơn nhiều

Khoai tây

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Khoai tây

Khoai tây nằm trong danh sách đen các thực phẩm không nên hâm lại lần thứ 2. Nếu không muốn bỏ phần khoai tây thừa, hãy chế biến chúng thành món khoai tây nghiền kiểu Pháp hoặc thêm vào món salad thay vì hâm trong lò vi sóng

Củ dền và củ cải

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Củ dền và củ cải

Củ cải và củ dền là hai loại củ rất bổ dưỡng và được coi là loại rau lành mạnh nhất, và là nguyên liệu thường để chế biến các món hầm, súp. Nếu bạn hâm nóng lại các món canh, súp thì hãy lấy hết củ cải và củ dền ra rồi mới hâm nhé! Vì lượng nitrat trong nguyên liệu này cao có thể làm cho chúng trở nên độc hại khi tiếp xúc với nhiệt lần thứ hai.

Thói quen nấu một nồi để ăn cả tuần

Trong một khảo sát nhỏ của phóng viên mới đây tại 10 gia đình ở Hà Nội thì có đến 8 gia đình vẫn áp dụng cách nấu một nồi thức ăn mặn như thịt, cá… sau đó để ăn vài ngày.

Trong 8 gia đình này, có 4 gia đình giữ thói quen mỗi bữa lại hâm lại cả nồi thức ăn vì sợ bị hỏng, dù bữa đó ăn không hết. Số thừa còn lại cho vào tủ lạnh, lần sau ăn tiếp tục hâm nóng. 5 gia đình giữ cách chỉ lấy phần định ăn ra hâm, số còn lại bảo quản tủ lạnh.

Theo TS Trần Thị Mai Phương, nguyên Trưởng Bộ môn Chế biến, Bảo quản và An toàn thực phẩm, Viện Chăn nuôi, thói quen sử dụng thức ăn bị hâm đi hâm lại nhiều lần là không khoa học. Cách làm này vô hình trung khiến protein (chất đạm) có trong thực phẩm cũng như các vitamin bị biến tính hoặc mất đi, từ đó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Tại sao không nên hâm thức ăn nhiều lần

Hâm đi hâm lại thức ăn, nhất là các món ăn mặn như thịt, cá… và dùng để ăn dài ngày là cách nhiều gia đình hiện vẫn áp dụng.

Cụ thể, vị chuyên gia phân tích, như trong thịt gia cầm có nhiều protein cũng như vitamin, khoáng chất… Vì thế, khi ăn vào sẽ giúp bổ sung chất đạm, tăng cường sức khoẻ. Nhưng khi bị gia nhiệt, các protein này sẽ chín giúp chúng ta ăn an toàn.

Nhưng càng gia nhiệt nhiều lần, tức hâm nóng, protein sẽ không còn nguyên bản mà bị thay đổi, biến tính từ đó không còn tính chất ban đầu. Trong đó, xu hướng chuyển đổi sang các chất không tốt cho sức khoẻ sẽ cao hơn.

“Vitamin trong thực phẩm, rõ ràng, khi hâm nóng nhiều sẽ bị suy giảm dần đến mất đi. Vì thế, ý nghĩa thực phẩm bổ sung vitamin cũng không còn. Điều này chưa phù hợp với chức năng cung cấp năng lượng và dưỡng chất của thức ăn”. “Vitamin trong thực phẩm, rõ ràng, khi hâm nóng nhiều sẽ bị suy giảm dần đến mất đi. Vì thế, ý nghĩa thực phẩm bổ sung vitamin cũng không còn. Điều này chưa phù hợp với chức năng cung cấp năng lượng và dưỡng chất của thức ăn”. 

TS Trần Thị Mai Phương

Hại không khác gì dầu, mỡ chiên lại!

PGS.TS Đỗ Văn Chương, nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn phân tích thêm, trong thịt, cá luôn có hàm lượng lipit (mỡ) nhất định, nếu hâm nóng nhiều lần sẽ làm lipit bị thay đổi.

Hay nói cách khác, cấu trúc của lipit bị tác động làm thay đổi, không còn giữ trạng thái ban đầu nên tác dụng cung cấp năng lượng, góp phần xây dựng tế bào không còn, thậm chí theo chiều hướng xấu hơn, có hại cho sức khoẻ.

“Lượng mỡ trong thức ăn như thịt, cá khi hâm lại nhiều sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, dạng như dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Rõ ràng, điều này đã được nói đến là có thể gây ra các bệnh tim mạch, mỡ máu… Điều rõ nhất là mùi thức ăn bị thay đổi, nếu chú ý có thể là mùi khét, hôi. Nhiều gia đình không thấy mùi có thể do mùi gia vị đã át đi”, PGS.TS Đỗ Văn Chương cho hay.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các gia đình nên nấu lượng thức ăn vừa mỗi bữa và nên ăn hết bữa đó, tránh để lại bữa ăn sau. Nếu thừa thức ăn, chỉ nên làm nóng thêm một lần nữa là cùng. Tránh hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần, điều này không chỉ đối với thịt cá có nhiều protein mà còn với chính cả cơm.

Tốt hơn nữa thì thức ăn thừa một ít, bảo quản trong hộp chân không để tránh vi khuẩn xâm nhập, sau đó cho vào tủ lạnh, khi ăn chỉ làm nóng ấm, tránh nóng sôi cũng sẽ giảm nguy cơ.

Hiền Dung

Đừng nên đun lại những món ăn sau đây để tránh tổn hại sức khỏe của bạn nhé:

1. Thịt gà

Loại thịt này chứa một lượng lớn protein. Việc hâm nóng lại sẽ khiến các protein thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn nên ăn hết sau khi nấu và ăn nguội khi còn thừa.

2. Cơm

Bảo quản cơm thừa trong tủ lạnh sau đó rang hay hâm nóng lại bằng bất cứ cách gì đều đã bị biến chất và có khả năng gây ngộ độc. Các bào tử trong gạo sẽ sản sinh ra vi khuẩn gây hại cho dạ dày khiến người ăn cảm thấy buồn nôn và đổ bệnh.

3. Khoai tây

Khoai tây là loại thức ăn bổ dưỡng và lành mạnh khi luộc nguyên vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn hâm nóng lại vào ngày hôm sau, toàn bộ chất dinh dưỡng sẽ biến mất thay vào đó là sự xuất hiện của các chất gây hại cho cơ thể chúng ta.

4. Nấm

Nấm nên được ăn hết sau khi nấu chín. Vì khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc hại cho dạ dày. Ngoài ra, đun lại nấm hơn 1 lần có thể gây hại đến tim mạch.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng không nên hâm nóng thức ăn quá một lần, một số ý kiến lại cho rằng hoàn toàn an toàn nếu hâm nóng nhiều lần.

Thực hành hâm nóng thức ăn

Nhiều người chuẩn bị thức ăn với số lượng lớn và sử dụng vào ngày hôm sau bằng cách hâm nóng lại. Mặc dù quy trình này an toàn nếu thỉnh thoảng được thực hiện nhưng có thể gây rắc rối nếu thực hiện hằng ngày.

Đun nóng và tiêu thụ thức ăn thừa cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường liên quan đến nôn mửa, tiêu chảy và co thắt dạ dày, theo Times of India.

Có thể hâm nóng bao nhiêu lần?

Bạn có quá phụ thuộc vào việc hâm nóng thức ăn? Câu trả lời tùy vào mặt hàng thực phẩm của bạn. Mặc dù bạn phải tiêu thụ thức ăn thừa trong vòng 24 giờ, nhưng có một số thực phẩm bị cấm hâm nóng. Bạn có thể dễ dàng hâm nóng thức ăn một lần, vì hâm nóng quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề.

Một điều nữa bạn cần đảm bảo là bảo quản thực phẩm đúng cách. Trước khi cất thức ăn thừa vào tủ lạnh, hãy đảm bảo rằng thức ăn đã nguội hoàn toàn. Việc để thức ăn nóng trong tủ lạnh có thể làm “biến chất” thức ăn, không an toàn nếu bạn sử dụng.

Cách hâm nóng an toàn

Hầu hết chúng ta chỉ hâm nóng thức ăn trong 1-2 phút bằng cách để trong lò vi sóng. Việc hâm nóng như thế này có thể làm nóng thức ăn không đều, để lại các “túi mát” trong thức ăn, nơi vi khuẩn có thể phát triển.

Nếu bạn muốn hâm nóng thức ăn của mình, bạn cần đảm bảo rằng nó đang sôi sùng sục. Nhiệt độ cao không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn mà còn làm cho thức ăn thừa của bạn an toàn để tiêu thụ. Bạn có thể cho thức ăn vào chảo, chảo đặt trên ngọn lửa và để nhỏ lửa trong một thời gian phù hợp, theo Times of India.

Những thức ăn không bao giờ được hâm nóng

Có một số đồ ăn sau khi đã nấu chín không bao giờ được hâm nóng lại. Những đồ ăn này khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hai lần không chỉ có thể mất dinh dưỡng mà còn có thể trở nên không an toàn khi chúng ta ăn.

Các loại thực phẩm phải hạn chế hâm nóng là khoai tây, hải sản, gạo, mì ống, củ cải đường, nấm, trứng, nước sốt có chứa sữa/kem và các sản phẩm từ đậu nành..., theo Times of India.

Tin liên quan