Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai

Mang thai giả thường có các triệu chứng gần giống với mang thai thật như mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi kích thước ngực… Đây có thể là vấn đề liên quan đến yếu tố tâm lý của người phụ nữ nhưng đôi khi nguyên nhân xuất phát do một số căn bệnh nhất định.

Ở một số chị em phụ nữ xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thai nghén rất chân thực và diễn ra trong thời gian dài khiến họ tin rằng mình đang có bầu. Tuy nhiên thực tế họ lại không hề có thai. Đây được gọi là tình trạng mang thai giả ở phụ nữ.

Các trường hợp mang thai giả có thể không có chu kỳ kinh nguyệt, bụng phình to do khí, nồng độ hormone tăng cao, ngực căng sữa, thậm chí có thể tiết ra sữa non. Ngoài ra, ở một số khác xuất hiện các biến chứng liên quan đến thai kỳ như tiền sản giật và nghiêm trọng hơn là các cơn co thắt nguy hiểm.

Có nhiều giả thuyết được đặt ra về nguyên nhân dẫn đến mang thai giả, tuy nhiên gần đây, các bác sĩ nghi ngờ vấn đề tâm lý và thể chất chính là yếu tố hàng đầu gây ra hiện tượng mang thai giả. Khi người phụ nữ khao khát có thai mãnh liệt, có thể do trước đó họ bị vô sinh, sảy thai nhiều lần, sắp mãn kinh, mong muốn kết hôn… Lúc này, cơ thể tạo ra một số dấu hiệu mang thai như bụng to, ngực to, thậm chí cảm giác chuyển động của thai nhi… Khi đó, não bộ của họ sẽ hiểu sai những tín hiệu đó là mang thai và kích hoạt việc giải phóng các hormon estrogen và prolactin dẫn đến các triệu chứng mang thai thực sự.

Mang thai giả có thể xuất phát từ mong muốn con mãnh liệt sau nhiều lần sảy thai

Các triệu chứng mang thai giả có thể gần giống với mang thai thật, do đó thường gây ra hiểu lầm. Đôi khi, những triệu chứng này cũng có thể gây chẩn đoán sai cho bác sĩ nếu chỉ đánh giá dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. Những dấu hiệu mà phụ nữ mắc chứng mang thai giả có thể gặp phải, bao gồm:

– Chu kỳ kinh bất thường: Đây được coi là dấu hiệu mang thai giả phổ biến. Có khoảng 1/2 – 3/4 phụ nữ chậm kinh, mất kinh được chẩn đoán mang thai giả nói rằng họ có cảm giác đau bụng giống như thai máy trong chu kỳ kinh nguyệt mặc dù trên thực tế họ không có thai.

Xem thêm: Sinh con trọn gói

Nguyên nhân là do tâm lý căng thẳng, lo âu quá mức khiến nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Trường hợp chậm kinh mà, bạn nên sử dụng que thử thai. Nếu kết quả không hiện 2 vạch đồng nghĩa với việc bạn không mang thai mà đó chỉ là biểu hiện của kỳ kinh không đều.

– Bụng phình to: Bụng có thể to dần lên giống như thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu mang thai thật sự và bụng của họ sẽ trở lại bình thường sau khi gây mê. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng phình to có thể đầy hơi; tăng cân, tăng mỡ bụng; sự tích tụ các chất thải của cơ thể…

Buồn nôn hoặc nôn mửa như bị ốm nghén là một triệu chứng của mang thai giả

– Căng và đau ở ngực, núm vú thay đổi, tiết sữa non do rối loạn nội tiết tố ở mức nhẹ

– Cảm thấy thai nhi trong bụng đang đạp, di chuyển khá nhiều lần

– Buồn nôn hoặc nôn mửa như bị ốm nghén [có thể do rối loạn tiêu hóa]

– Tăng cân

– Tăng cảm giác thèm ăn

– Tử cung mở rộng.

Một số ít trường họp xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả, các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt. Triệu chứng này khiến người bệnh nghĩ rằng họ đã đủ tháng để sinh.

Mang thai giả có thể kéo dài trong vòng vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm nếu không được điều trị sớm. Việc nhận biết mang thai giả khá khó khăn nếu bạn không thực hiện xét nghiệm hoặc siêu âm.

Có thể bạn quan tâm: 

Để xác định mang thai giả hay không, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, tiến hành khám vùng chậu và siêu âm bụng, xét nghiệm. Trường hợp mang thai giả, siêu âm sẽ không thấy thai nhi và cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào của thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ thấy một số thay đổi về thể chất như tử cung tăng kích thước và cổ tử cung mềm.

Một trong những xét nghiệm quan trọng để xác định mang thai giả là xét nghiệm hormone thai kỳ Beta hCG. Xét nghiệm này có thể thực hiện thông qua que thử thai. Xét nghiệm hCG nước tiểu sẽ luôn cho kết quả âm tính trong trường hợp này. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt như mắc ung thư hiếm gặp sản xuất hormone hCG tương tự như thai kỳ sẽ cho kết quả dương tính [2 vạch].

Mang thai giả xuất phát từ yếu tố tâm lý, do đó việc điều trị sẽ tập trung chủ yếu vào các biện pháp tâm lý. Do đó, trước tiên bác sĩ nên thông báo kết quả cho người bệnh, đồng thời sử dụng các liệu pháp điều trị tâm lý an ủi tinh thần của họ.

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình và bạn bè cũng nên thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần, giúp họ vững tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu hiện tượng mang thai giả do bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn điều trị từ nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này.

Liệu pháp tâm lý sẽ được áp dụng đối với các trường hợp mang thai giả

Để đảm bảo sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng, chị em cần thực hiện các biện pháp:

– Khám phụ khoa, khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp đánh giá sức khỏe của cơ quan sinh sản, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.

– Tiêm phòng trước khi mang thai để phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

DẤU HIỆU CÓ THAI
Thai kỳ thường được người phụ nữ phát hiện sớm và dễ dàng bởi các dấu hiệu chủ quan. Tuy nhiên một số trường hợp chẩn đoán khó khăn cần phối hợp nhiều yếu tố và thậm chí cần đến siêu âm và xét nghiệm máu. Theo thứ tự thời gian, người ta chia dấu hiệu có thai thành 3 nhóm:

DÁU HIỆU HƯỚNG TỚI CÓ THAI: bao gồm những dấu hiệu chủ quan mà người phụ nữ cảm nhận được.

Trễ kinh: ở những người có chu kỳ kinh đều đặn, thì đây là dấu hiệu phát hiện sớm nhất. Tuy nhiên dấu hiệu này không đáng tin cậy ở những người có chu kỳ kinh không đều. Ngoài ra triệu chứng trễ kinh có thể xảy ra ở những trường hợp không mang thai như đang cho con bú, căng thẳng, mệt mỏi, sợ mang thai hoặc mong chờ có thai. Ngược lại một số trường hợp đã mang thai nhưng không thấy có dấu hiệu trễ kinh do có xuất huyết tử cung bất thường, động thai nên người phụ nữ nhầm tưởng đó là máu kinh.

Thay đổi ở vú: thường xuất hiện rõ rệt nhất ở những người mang thai lần đầu, vú lớn ra, căng, đau, quầng vú sậm màu, nổi những hạt quanh quầng vú và đôi khi có chảy ít sữa. Tuy nhiên dấu hiệu này có thể gặp ở một số trường hợp như tác dụng phụ của một số thuốc [motilium M, thuốc an thần,…], khối u ở não gây tăng tiết prolactin, u ở buồng trứng, mang thai tưởng tượng.

Nghén: Triệu chứng nghén mà nổi bật là tình trạng nôn, ọe, kèm với mệt mỏi, thay đổi tâm tính, đầy hơi, ợ hơi ợ chua. Nhiều người phụ nữ lầm tưởng triệu chứng này là dấu hiệu của “đau bao tử”.
Cảm giác thai máy: được người phụ nữ cảm nhận vào tuần lễ thứ 16-20. Tuy nhiên triệu chứng này đôi khi bị nhầm lẫn với những nhu động của ruột. Nhiều người phụ nữ mong muốn có thai hoặc sợ hãi mang thai cũng có thể có cảm giác “thai máy” mặc dù không mang thai.

Thai đổi ở da và niêm mạc: da của người phụ nữ mang thai sạm đen do tăng sắc tố ở da, đặc biệt những vùng nếp gấp của cơ thể như cổ, nách, bẹn,… đen như lâu ngày không tắm. Niêm mạc âm đạo phù nề và tiết dịch nhiều nên người phụ nữ có cảm giác nặng ở vùng cửa mình và có nhiều khí hư.
Rối loạn đường tiết niệu: do tử cung lớn đè vào bàng quang nên người phụ nữ có cảm giác mắc tiểu nhiều lần và mỗi lần tiểu ít [tiểu lắt nhắt].

DẤU HIỆU CÓ THỂ CÓ THAI: NhỮng dấu hiệu này xuất hiện tương đối trễ

Bụng lớn lên: từ tháng thứ 4 của thai kỳ người phụ nữ sẽ thấy bụng lớn lên và có thể sờ thấy tử cung trên bụng. Tuy nhiên ở những người mang thai giả [do mong chờ có thai hoặc sợ mang thai]cũng có thể thấy bụng to ra.

Cơn gò của tử cung: Từ tháng thứ 4, tử cung lớn sờ thấy trên bụng của người phụ nữ và thỉnh thoảng có những cơ gò sinh lý của tử cung và người phụ nữ cảm nhận được cơn gò này.

Sờ thấy dạng của thai: khi thai lớn từ tháng thứ 5 trở đi người phụ nữ có thể sờ thấy tay, chân đầu của thai nhi qua thành bụng, nhất là ở những người có thành bụng dày. Tuy nhiên ở những người mang thai giả, do yếu tố tâm lý nên họ cũng có cảm giác sờ thấy thai nhi qua thành bụng [tưởng tượng].

Thử que thử thai: Khi que thử thai lên 2 vạch là dấu hiệu có thai. Tuy nhiên có một số trường hợp kết quả không chính xác [có hai vạch nhưng không phải mang thai hoặc một vạch nhưng vẫn có thai] do kỹ thuật thử không đúng hoặc que thử quá hạn sử dụng hoặc bị rách thủng vỏ bao, bảo quản que không đúng,…

DẤU HIỆU CHẮC CHẮN CÓ THAI:

Tim thai: có thể nghe được tim thai nhi qua thành bụng của người mẹ. thường phát hiện được sau tháng thứ 3

Siêu âm: siêu âm là dấu hiệu khách quan giúp chẩn đoán chính xác có thai. Tuy nhiên nếu siêu âm quá sớm có thể không thấy túi thai mà chỉ thấy dấu hiệu của niêm mạc tử cung dày. Từ tuần lễ thứ 6 qua siêu âm có thể thấy được hoạt động của tim thai nhi.

Tóm lại khi người phụ nữ có những dấu hiệu nghi ngờ mang thai nên đi khám để bác sĩ xác định chính xác có thai và phát hiện những bất thường có thể có như thai ngoài tử cung, thai trứng, động thai, hở eo tử cung hoặc các bệnh lý của người mẹ kèm với thai như u xơ tử cung, u buồng trứng,…

Leave a reply →

Video liên quan

Chủ Đề