Tại sao gọi là trật tự hai cực i-an-ta?

HỘI NGHỊ IANTA VÀ SỰ SỤP ĐỔ TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA

1- Hội nghị Ianta

* Bối cảnh diễn ra Hội nghị:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

- Từ ngày4 đến 11/2/1945, Mĩ [Rudơven], Anh [Sớcsin], Liên Xô [Xtalin] họp hội nghị quốc tế ở Ianta [Liên Xô] để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

* Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.

* Những quyết định của Hội nghị: [Nội dung của Hội nghị]:

-Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

-Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.

* Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:

-Ở châu Âu:Liên Xôchiếm Đông Đức, Đông Âu;Mĩ, Anh, Phápchiếm Tây Đức, Tây Âu.

-Ở châu Á:

+ Vùng ảnh hưởng của Liên Xô:Mông Cổ,Bắc Triều Tiên, Nam Xakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Vùng ảnh hưởng của Mĩ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á…

+ Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

+ Các vùng còn lại của Châu Á [Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á] vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

- Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam [Đức, tổ chức từ ngày 17/7/1945 đến ngày 2/8/1945], việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

=> Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thànhkhuôn khổ của trật tự thế giới mới,thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta"

* Đánh giá những quyết định của Hội nghị:

-Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.

-Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó, song so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tự Ianta có những nét khác biệt:

+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên Hợp Quốc, tiến bộ hơn so với Hôi Quốc Liên trước kia.

+ Có "cực" Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào CM XHCN, CM GPDT và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Osinhtơn.

2- Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta:

-Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:

+ Thắng lợi của CM Trung Quốc [1949] đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

+ Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu [EEC - 1957] làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Âu.

+ Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ.

+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.
-Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị phá vỡ :

+ Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự [khối Hiệp ước Vácsava] và liên minh kinh tế [khối SEV].

+ Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.

+ Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới [phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi].

+ Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây [Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...].
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa cực” đang dần dần hình thành.

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?


Câu 43706 Thông hiểu

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của trật tự hai cực Ianta để suy luận trả lời

Trật tự thế giới mới sau chiến tranh --- Xem chi tiết

...

Tại sao gọi là "Trật tự hai cực I-an-ta"?

A.

Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.

B.

Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.

C.

Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.

D.

Tất cả ý trên.

Đáp án và lời giải

Đáp án:B

Lời giải:

Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Trắc nghiệm Sử 12 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản [1945 - 2000] 20 phút - Đề số 3

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Khối quân sự NATO là tên viết tắt của

  • Nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật là

  • Khối thị trường chung châu Âu ra đời vào thời gian nào? ở đâu?

  • Đâu là tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu?

  • Tổng thông Mĩ nào đã đưa ra chính sách “Cuộc chiến chống đói nghèo”?

  • Tại sao gọi là "Trật tự hai cực I-an-ta"?

  • Chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa tư bản hiện đại vào thời gian nào?

  • “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” thành lập khi nào?

  • Quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ được thiết lập vào năm nào?

  • Theo quy định của hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-lia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Phân tích về hình tượng nhân vật Huấn Cao [Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân]

  • Anh [ chị] hãy chứng minh bút pháp lãng mạn trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Anh [chị] hãy chứng minh truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác văn học có giá trị nhân đạo to lớn.

  • Phân tích bức tranh phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

  • Anh [chị] hãy giải thích vìsao truyện ngắn Hai đứa trẻ được coi là tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo của nhà văn Thạch Lam?

  • Tìm tập nghiệm S của bất phương trình log2[x−2]>3 .

  • Tìm nghiệm của bất phương trình log2[2x−x2]≥0 .

  • Tìm nghiệm của bất phương trình log3[2x+1]3 .

  • Tìm nghiệm của bất phương trình log5[2x+15]≤2 .

Tại sao gọi là “Trật tự hại cực Ianta”?

A.

Liên Xô và Mĩ phân chia phạm vi ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Âu, châu Á.

B.

Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe TBCN và XHCN.

C.

Thế giới đã xảy ra nhiều xung đột và căng thẳng.

D.

Trật tự này được hình thành bởi quyết định của các cường quốc tại Ianta.

Đáp án và lời giải

Đáp án:B

Lời giải:

Với những quyết định của Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc đã hình thành nên một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứhai do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: TBCN và XHCN.

Đáp án đúng là B!

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Đọc đoạn thơ:
    "Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu
    Buồn trông nội cỏ rầu rầu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".
    Biện pháp lặp cú pháp có tác dụng gì đối với việc biểu hiện nội dung đoạn thơ?

  • Bài thơ nào sau đây của Hồ Chí Minhkhôngphải được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp [1946 - 1954]?

  • Vở kịch nào sau đâykhôngđược sáng tác trong giai đoạn 1955 - 1964?

  • Đọc lời nhận xét: "Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây, một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội được khai sinh" [Ngữ văn 12,tập1, tr3].
    Khái niệm "nền văn học mới" được đề cập trong nhận định trên dùng để chỉ văn học Việt Nam giai đoạn nào?

  • Nhà thơ nào sau đây xuất hiện và trưởng thành trong thời chống Mĩ?

  • Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí là:

  • Những câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?

  • Bài thơSóngcủa Xuân Quỳnh có được ít nhiều những nét nhí nhảnh, hồn nhiên là nhờ

  • Khổ thơ:

    "Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam
    Nơi nào em cũng nghĩ
    Hướng về anh - một phương"

    [Sóng- Xuân Quỳnh]

    nói lên được nét nào sau đây trong tình yêu của người phụ nữ?

  • Khổ thơ:

    "Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau"

    [Sóng- Xuân Quỳnh]

    thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là

Video liên quan

Chủ Đề