Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tiếng ánh là gì

Mục lục

  • 1 Vai trò
  • 2 Phương pháp tính
    • 2.1 Phương pháp sản xuất
    • 2.2 Phương pháp thu nhập
    • 2.3 Phương pháp sử dụng
  • 3 GRDP bình quân đầu người
  • 4 GRDP và GRDP bình quân đầu người các tỉnh
  • 5 Tư liệu
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo

Vai tròSửa đổi

Bài chi tiết: Tỉnh thành Việt Nam

Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP tính toán cho phạm vi cấp tỉnh] là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất, tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của tỉnh trong một năm. GRDP còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.[6]

Chỉ tiêu GDP là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, dùng để xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, từ đó dùng phân tích kinh tế và hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của phạm vi quốc gia. Đây là chỉ tiêu phù hợp tính toán cho toàn bộ nền kinh tế chứ không phù hợp tính toán cho phạm vi cấp tỉnh.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp tỉnh cũng có chức năng quản lý, chỉ đạo và điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương, việc tính GDP cấp tỉnh vẫn được thực hiện.[6]

Hàng năm, các tỉnh tiến hành thực hiện tính toán chỉ tiêu đánh giá về Tổng sản phẩm trên địa bàn, ban hành Niên giám thống kê bao gồm các thông số về kinh tế - xã hội. Tổng cục Thống kê [Việt Nam] cũng xuất bản các Niên giám thống kê, mới nhất là Niên giám thống kê 2018.[7]

Mục tiêu của Tổng cục Thống kê [Việt Nam] cho rằng cần phải thực hiện rà soát, đánh giá lại quy mô GDP phải theo quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế và thống nhất với kết quả biên soạn GRDP của các địa phương. Thống nhất xem xét, đánh giá lại quy mô GDP từ ngành kinh tế cấp 2, tổng hợp lên ngành kinh tế cấp 1. Riêng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản thực hiện đánh giá lại từ ngành cấp 3, tổng hợp lên ngành kinh tế cấp 2, cấp 1. Sau đó tổng hợp theo khu vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế.

Thống nhất tính toán toàn bộ hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam.

Thống nhất rà soát theo phương pháp sản xuất, theo giá cơ bản, phù hợp với quy định về phương pháp biên soạn GRDP trong Quyết định số 715/QĐ-TTg.

Thống nhất sử dụng hệ số IC cả nước tính từ hệ số IC năm 2012 theo 8 vùng kết hợp cập nhật quyền số GO hàng năm của 63 tỉnh, thành phố theo ngành kinh tế cấp 2 để phục vụ biên soạn lại GDP.

Thống nhất sử dụng hệ thống chỉ số giá sản xuất [PPI] của cả nước cập nhật quyền số GO hàng năm của 63 tỉnh, thành phố, 8 vùng để xác định chỉ số giá các ngành phục vụ đánh giá lại quy mô GDP.[8]

Theo Tổng cục Thống kê [Việt Nam], hiện tại tồn tại sự khác biệt khá lớn giữa quy mô Tổng sản phẩm nội địa của toàn quốc và của tổng GRDP. Sự khác biệt khá lớn giữa quy mô Tổng sản phẩm nội địa của toàn quốc và của tổng GRDP bao gồm về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, năm 2018, Tổng sản phẩm nội địa Việt Nam, ít hơn khá nhiều so với Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] của 63 tình thành Việt Nam. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2018 là 7,08%, nhỏ hơn so với tốc độ tăng trưởng GRDP các tỉnh thành. Ví dụ, tốc độ thăng trưởng GRDP năm 2018 của một số tỉnh thành là:

  • Hải Phòng, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 16,26%.[9]
  • Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 15,96%.[10]
  • Quảng Ninh, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 12,6%.[11]
  • Bắc Ninh, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 10,6%.[12]
  • Quảng Nam, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 8,11%.
  • Đà Nẵng, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 7,86%.[13]
  • Hà Nội, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là 7,37%.[14]

Về phương pháp tính và nội dung tính của chỉ tiêu GDP và GRDP là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi tính toán. GDP tính trên phạm vi của một nước, GRDP tính trên một vi của một tỉnh, thành phố nào đó. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch rất lớn giữa số liệu tổng cộng GDP địa phương và GDP quốc gia.

Nguồn thông tin đầu vào để tính toán GRDP cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến việc tính trùng, tính thiếu, chưa thống nhất về phạm vi, nội dung và phương pháp tính.

Các địa phương khi xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội luôn đặt ra các con số khá cao, cao hơn nhiều so với mục tiêu GDP toàn quốc. Trong quá trình thực hiện, trong cách tính, các địa phương cũng cố gắng làm sao cho đạt mục tiêu đề ra. Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến chênh lệch giữa GDP địa phương và GDP quốc gia.

Do việc thu thập thông tin của các địa phương đối với đơn vị hạch toán toàn ngành như: Ngân hàng, bảo hiểm, điện lực, bưu chính, viễn thông, an ninh - quốc phòng, thuế nhập khẩu... gặp nhiều khó khăn; Hệ thống chỉ số giá, hệ số chi phí trung gian chưa hoàn thiện và đồng bộ.

Mục lục

  • 1 Phương pháp tính GDP
    • 1.1 Phương pháp chi tiêu
    • 1.2 Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí
    • 1.3 Phương pháp giá trị gia tăng
  • 2 GDP danh nghĩa và thực tế
  • 3 GDP bình quân đầu người
  • 4 Các thành phần của GDP
  • 5 Phân biệt GDP với GNP
  • 6 So sánh xuyên quốc gia
  • 7 Các vấn đề
  • 8 Danh sách quốc gia theo GDP
  • 9 Xem thêm
    • 9.1 Tính toán
  • 10 Dữ liệu
    • 10.1 Các ấn phẩm liên quan
  • 11 Tham khảo
  • 12 Liên kết ngoài

Video liên quan

Chủ Đề