Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Uống nước được xem là một phương pháp tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tránh xa mọi loại bệnh tật. Tuy nhiên đã có nhiều lời cảnh báo đưa ra về việc uống quá nhiều nước có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận. Vậy uống nước nhiều có bị suy thận không, hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây. 

Uống nước nhiều có bị suy thận không?

Nước chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thể và tham gia vào mọi hoạt động của các cơ quan nội tạng. Do đó, chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo người dân nên uống ít nhất từ 2 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, khi lượng nước nạp vào cơ thể vượt quá nhu cầu của bản thân vô tình trở thành áp lực đè nặng lên thận. So với uống ít nước thì việc uống nhiều nước và sai cách cũng để lại hậu quả khá nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Thận là nhà máy lọc quan trọng nhất của cơ thể đảm nhiệm vai trò cân bằng điện giải, đào thải độc tố, cặn bã ra ngoài qua đường nước tiểu và mồ hôi. Thế nhưng mỗi ngày cần uống bao nhiêu lít nước là đủ còn phụ thuộc vào cơ địa, cân nặng, thể trạng và tính chất công việc của mỗi người. Đối với người thường xuyên làm việc nặng, hoạt động thể dục thể thao ra mồ hôi nhiều thì việc bù lượng nước đã mất là đặc biệt cần thiết. Ngược lại, những người ít vận động, sức khỏe yếu, nếu uống quá nhiều nước cho phép thì có thể bị ngộ độc nước.

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nước đối với chức năng hoạt động của thận nói riêng và các cơ quan nội tạng khác nói chung. Trên thực tế không ít người có quan niệm sai lầm là càng uống nhiều nước càng tốt. Thực chất, uống ít nước hay nhiều nước đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến suy thận. Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu và hạn chế quá trình chuyển hóa, đào thải độc tố. Các tế bào và hoạt động của tế bào bị ảnh hưởng do nồng độ thành phần điện giải trong máu bị nước pha loãng, giảm xuống thấp, đặc biệt tế bào não.

Đặc biệt đối với trường hợp có tiền sử bị suy thận cần kiểm soát chặt chẽ lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày. Hạn chế uống nhiều nước vì thận không kịp bài tiết, từ đó khiến tình trạng suy thận trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, lượng nước vào cơ thể quá nhiều sẽ gia tăng gánh nặng chèn ép lên tim và mạch máu, làm chức năng tế bào bị đình trệ. Hậu quả người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, nguy hiểm đến tính mạng.

Thói quen uống nước không tốt gây suy thận

Trên thế giới có 1/10 người đang mắc các bệnh lý liên quan đến thận và con số này chưa có dấu hiệu ngừng lại, tiếp tục tăng dần lên mỗi năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận, trong đó thói quen xấu khi uống nước là một lý do cần đặc biệt chú trọng. Vậy cách uống nước như thế nào được đánh giá là không tốt?

Lười uống nước và chỉ uống khi thấy khát

Khác với ăn, cảm giác khát nước không khiến cơ thể cồn cào khó chịu như cảm giác đói nên nhiều người thường lười uống nước để không phải đi vệ sinh nhiều. Họ chỉ uống khi có cơn khát. Việc này lâu dần trở thành thói quen không tốt, dễ đẩy cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung vào công việc.

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Theo chuyên gia sức khỏe, chỉ uống nước khi khát là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đã hao hụt một lượng nước cần thiết và khiến quá trình trao đổi chất bị ngưng trệ Cụ thể, thận là cơ quan bài tiết chính đóng vai trò lọc máu, cân bằng điện giải và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Để thực hiện tốt chức năng này, thận cần phải được cung cấp một nguồn nước nhất định. Nếu không uống nước trong một thời gian dài, quá trình vận hành này sẽ bị ngưng trệ, dẫn tới lượng nước tiểu giảm xuống và nông đồ chất độc, chất thải tăng lên. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo sỏi ở thận.

Thay thế nước lọc bằng đồ uống có gas hoặc có nhiều đường

Thay vì uống nước lọc “nhạt nhẽo”, việc thường xuyên sử dụng các loại đồ uống như: Coca cola, cà phê, trà sữa, nước ép,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bị suy thận. Bởi lượng đường chứa trong đó sẽ thúc đẩy quá trình đào thải canxi ra ngoài, từ đó dễ tạo sỏi và tác động tiêu cực đối với môi trường vi mô thận.

Bên cạnh đó, những loại đồ uống này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp, ung thư,… Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng đồ uống chứa nhiều đường hoặc chất gây nghiện.

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

“Nghiện” trà đặc

Trà xanh là thức uống phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng sử dụng mỗi ngày. Uống trà xanh mỗi ngày sẽ làm giúp hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, ung thư, xương khớp. Tuy nhiên, trong loại đồ uống ưa thích này lại chứa một lượng lớn tanin và cafein – hoạt chất có hại cho hệ tiêu hoá và bài tiết.

Nếu uống trà đặc trong một thời gian dài, đặc biệt là uống sau khi uống rượu bia sẽ gây tổn thương cho thận. Ở giai đoạn đầu mức độ tổn thương không đáng kể nhưng theo thời gian sẽ trở nên trầm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Tóm lại, người thận yếu nên uống từ 2 -2,5 lít nước/ngày và nên lựa chọn uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả không đường. Người bệnh nên uống từ từ, uống nhiều lần thành ngụm nhỏ. Hạn chế uống nhiều nước sau ăn và trước khi đi ngủ.

Trên đây là một số phân tích khái quát về vấn đề uống nước nhiều có bị suy thận không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho người bệnh trong việc điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với sức khỏe bản thân.

Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Hiện nay, số người bị suy thận ngày càng gia tăng, đặc biệt là đang có xu hướng trẻ hóa. Theo các chuyên gia, thói quen uống nước không đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Tại sao lại như vậy? Uống nước như thế nào là đúng để không "phá hủy" chức năng thận? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Thế nào là suy thận?

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có vai trò lọc máu và nước dư thừa, đào thải độc tố do quá trình trao đổi chất gây ra, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải, sản xuất một số hormone. Suy thận là trạng thái thận bị suy giảm chức năng, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Suy thận có quá trình ủ bệnh dài, qua nhiều năm tháng.

 

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Thế nào là suy thận?

Triệu chứng suy thận thường không có biểu hiện rõ ràng cho tới khi bệnh đã tiến triển ở cấp độ nặng. Tuy nhiên, khi suy thận đã phát tác ra ngoài thì sẽ chuyển biến rất nhanh và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Một số biểu hiện giúp bạn nhận biết bệnh suy thận là: Thay đổi tình trạng nước tiểu (Ra máu, đổi màu, giảm lượng, có mủ); Hoa mắt chóng mặt, buồn nôn; Ngứa; Phù nề; Đau cạnh sườn, dọc từ lưng xuống hông;…

>>> Xem thêm: Suy thận độ 1: Phát hiện sớm, điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm?

Bị suy thận chỉ vì những thói quen uống nước sai cách này

Uống nước là việc mà chúng ta thực hiện hàng ngày, nhưng uống sao cho khoa học, không khiến thận hư thận yếu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thói quen uống nước sai cách có thể gây suy thận bạn cần biết để phòng tránh tốt nhất:

 

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Suy thận vì uống nước sai cách

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Uống ít nước

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể bị mất nước chính là lúc mà bạn cảm thấy khát. Cơ thể thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ kích động, mệt mỏi, thậm chí là bị hoa mắt, chóng mặt. Không những thế, khi cơ thể thiếu nước sẽ khiến lượng nước tiểu giảm, nồng độ chất thải và chất độc tăng lên. Đặc biệt, nếu không uống nước trong thời gian dài, lượng nước trong cơ thể giảm và trở nên cô đặc hơn, dễ xuất hiện hiện tượng lắng sỏi. Về lâu dài, nó sẽ làm tổn thương thận và gây suy giảm chức năng thận.

Uống trà đặc sau khi uống rượu

Nhiều người cho rằng, dùng trà sau khi uống rượu có thể giúp giải rượu, bớt nôn nao. Nhưng trên thực tế, thói quen này sẽ làm tổn thương thận. Các chuyên gia cho biết, chất kiềm trong lá trà sẽ nhanh chóng tác động đến thận, làm lợi tiểu vào đúng thời điểm thận vẫn chưa kịp phân hủy và bài tiết hết lượng rượu vừa uống. Khi đó chúng sẽ kích thích một lượng lớn ethanol vào thận, khiến chức năng thận bị tổn thương do làm việc quá tải.

Uống ngụm nước lớn trong một hơi

Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Nhưng họ lại không biết rằng, cách uống nước như vậy rất có khả năng gây suy tim. Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn sẽ khiến nồng độ chất điện giải biến đổi thấp. Tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán. Điều này khiến các tế bào bị phù, có thể gây ngộ độc nước, hạ natri máu.

Thay thế nước lọc bằng loại đồ uống khác

 

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Thận yếu vì uống nhiều nước ngọt có ga

Nhiều người có khẩu vị đậm, họ cảm thấy uống nước lọc bình thường khá nhạt nhẽo. Chính vì thế mà họ chọn nước ngọt có ga, các loại đồ uống khác hoặc cà phê để thay thế. Tuy nhiên chất caffeine chứa trong các loại đồ uống này có xu hướng làm cho huyết áp tăng cao - đây là một trong những yếu tố gây tổn thương thận. Các loại đồ uống khác đều thường chứa chất hóa học, nếu sử dụng quá thường xuyên cũng sẽ không có lợi cho cơ thể.

Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ phải chạy thận hoặc ghép thận, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, hãy thay đổi những thói quen xấu để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng thận.

>>> Xem thêm: Người bị suy thận nên ăn trái cây gì là tốt nhất?

Lời khuyên của chuyên gia giúp bảo vệ thận

Như vậy, để bảo vệ thận, ngoài việc uống nước đúng cách, bạn nên có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn. Suy thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có một số cách đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc suy thận. Cụ thể:

- Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo.

- Hình thành thói quen ăn nhiều rau, củ, quả.

 

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Rau, củ, quả tươi tốt cho người suy thận

- Không nên ăn mặn, vì dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận. Chuyên gia khuyên bạn chỉ nên bổ sung 5 – 6g muối/ngày (khoảng một thìa cà phê).

- Cắt giảm các loại thức ăn chứa nhiều muối như: Đồ chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, snack), củ quả muối (dưa cà muối, kim chi), gia vị (nước mắm, nước tương, sốt BBQ).

- Nên hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu.

- Không lạm dụng các loại đường vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucose,… sẽ ảnh hưởng chức năng thận.

- Uống đủ nước, lượng nước khuyến cáo khoảng 2 - 2,5l nước/ngày (400ml nước cho 10kg trọng lượng). Uống đủ nước để đảm bảo nước tiểu đi ra không màu vàng đậm, chỉ có màu vàng nhạt trong, giúp đào thải mọi cặn bã trong cơ thể.

- Vận động thường xuyên từ 30 – 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần nhằm duy trì sự năng động của cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ suy thận.

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thừa cân.

- Theo dõi huyết áp thường xuyên: Huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến nhất làm tổn thương thận. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg - 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này, bạn nên điều chỉnh lối sống cũng như chế độ ăn uống phù hợp.

>>> Xem thêm: Tăng cường chức năng thận cho người mắc suy thận nhờ tập yoga

Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, bạn nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung những thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng các vị thảo dược như: Dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ,… để bồi bổ thận, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên nén Ích Thận Vương tiện dùng.

 

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Suy thận độ 1 có nên uống nhiều nước

Các thảo dược này rất hữu ích trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả với tác dụng cụ thể như sau:

- Dành dành: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

- Đan sâm: Vị thuốc này có tác dụng giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận, cải thiện vi tuần hoàn thận, làm tăng đáng kể mức thanh thải và siêu lọc creatinine, ure, acid uric do suy thận gây ra.

- Hoàng kỳ: Giúp giảm protein niệu, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy, cải thiện suy thận cấp cũng như làm chậm diễn tiến của suy thận.

- Trầm hương: Là vị thuốc đông y quý hiếm, có tác dụng bổ khí, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là thận.

- Bạch phục linh: Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, làm lợi niệu, giảm phù thũng, rất hiệu quả cho người mắc suy thận.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải clorua, acid uric, ure – những chất độc ứ đọng khi thận bị suy, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

- Mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa, bổ thận, rất hữu ích cho người mắc suy thận.

- Linh chi đỏ: Giúp cải thiện chức năng thận bằng nhiều con đường khác nhau, triệt tiêu các superoxide (gốc tự do), giúp bảo vệ gan và cấu trúc thận khỏi sự phá hủy do suy thận gây ra.

Quan trọng hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Nhờ những ưu điểm vượt trội này, Ích Thận Vương đã trở thành một công thức độc đáo, giúp bổ thận, phục hồi, cải thiện chức năng thận, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả một cách nhanh chóng, an toàn. Ích Thận Vương là sản phẩm nhận được rất nhiều sự tin tưởng của người sử dụng cũng như đánh giá cao về hiệu quả và sự an toàn của giới chuyên gia. Hãy kết hợp sử dụng Ích Thận Vương trong quá trình điều trị suy thận để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cảm nhận của khách hàng

Ích Thận Vương đã giúp cho rất nhiều người cải thiện suy thận hiệu quả, cụ thể là trường hợp của bác Nguyễn Văn Quỳnh (SĐT: 0365609785, trú tại số nhà 23 ngõ 43 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Bị suy thận độ 1, chán ăn, đi tiểu 3 lần mỗi đêm, mất ngủ khiến bác Quỳnh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Nhưng với niềm tin vào bản thân mình, bác đã tự tìm cách chữa trị ngay từ sớm. Xem chi tiết chia sẻ của bác Quỳnh trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách áp dụng chữa suy thận bằng đông y an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng, cùng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia phân tích tác dụng của thảo dược dành dành trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận TẠI ĐÂY

Những thói quen uống nước sai lầm khiến bạn dễ bị suy thận. Hãy ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương để không phải lo lắng về tình trạng thận suy yếu, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bị suy thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Linh Ngọc