Sự khác nhau giữa việt nam và nhật bản

Văn hóa giao tiếp

Sự khác nhau giữa việt nam và nhật bản

Điểm khác biệt đầu tiên phải nói đến là văn hóa giao tiếp. Người Nhật thường xuyên sử dụng những câu như “cảm ơn” và “xin lỗi” khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng gây nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt chỉ nói cảm ơn khi bản thân mình nhận được một ân huệ hay sự giúp đỡ nào đó và chỉ xin lỗi khi họ cảm thấy đã khiến người khác thực sự cảm thấy phiền toái. Thậm chí, việc nói lời xin lỗi không phải xảy ra với mọi đối tượng và có những người còn cố tình trốn tránh lời xin lỗi. Theo họ, những lời nói đó mang lại cảm giác ngại ngùng, xa cách và có thể kéo dài khoảng cách giữa họ. Nói như vậy cũng không có nghĩa là người Việt không bao giờ nói “ cảm ơn”, “ xin lỗi”, mà chỉ xét về mức độ cũng như phạm vi đối tượng sử dụng mà thôi.

>> Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản

Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác, người Nhật rất ít khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói lấp lửng, vòng vo và mong muốn đối phương khi giao tiếp sẽ hiểu. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do đó, không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng vấn đề chính là cách chứng minh cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

Quan niệm về sự thành công và tài năng

Ở Việt Nam, quan niệm về thành công khá hạn hẹp. Với người Việt, thành công gắn liền với sự giàu có. Quan niệm về tài năng, hay sự giỏi giang cũng hạn hẹp. Ví dụ như đứa trẻ được đánh giá cao khi giỏi toán, văn, ngoại ngữ. Nhưng đứa trẻ giỏi môn thể dục hay giáo dục công dân thì ít khi được coi là tài năng.

Sự khác nhau giữa việt nam và nhật bản

Ở Nhật, khuôn mẫu của thành công không hẳn chỉ là sự giàu có. Xã hội luôn tôn vinh, ngưỡng mộ những con người cần cù chăm chỉ hoạt động trong một lĩnh vực bất kỳ, cống hiến một cái gì đó cho cộng đồng. Vì thế ở Nhật, một tỉ phú được ngưỡng mộ vì thường xuyên làm từ thiện. Một nghệ nhân miệt mài chế tác những món ăn ngon, một vận động viên thể thao luôn muốn vượt qua chính mình, một y tá tận tuỵ được ghi nhận trong nghề cũng là những tấm gương của sự thành công. Trẻ em Nhật ở trường được khen ngợi và đánh giá khi có khả năng về vận động, ngoại khoá, hoạt động câu lạc bộ… chứ không phải chỉ riêng về học hành.

Tần suất liên lạc với gia đình

Sự khác nhau giữa việt nam và nhật bản

Ở Việt Nam con cái luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cha mẹ.Cha mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái từ bữa ăn giấc ngủ đến chọn trường lớp, lo công ăn việc làm và lập gia đình.

Các bậc cha mẹ ở Nhật Bản cũng yêu thương con cái hết mực nhưng so với Việt Nam ta thì có một số điểm khác biệt.Đó chính là tần suất liên lạc với con cái.

Ở Việt Nam kể cả sau khi tốt nghiệp cấp 3 đi làm hay lập gia đình thì con cái cũng sẽ thường xuyên liên lạc và về thăm cha mẹ một số lần trong năm.Giữ liên lạc sẽ giúp cả cha mẹ và con cái hiểu được tình hình cuộc sống của nhau.

Còn ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp cấp 3 con cái thường bắt đầu cuộc sống tự lập.Tự thuê nhà đi làm thêm và lo một phần chi phí sinh họat.Nếu không có gì thay đổi lớn hoặc không có vấn đề gì cần thiết thì con cái cũng sẽ không chủ động liên lạc với bố mẹ.

Quan điểm của người Nhật đó là nếu không liên lạc tức là không có chuyện gì, có thể yên tâm vì con cái mình vẫn đang khỏe mạnh và công tác tốt.Một số người Nhật mà mình quen có chia sẻ họ vài tháng mới liên lạc với gia đình một lần và đã nhiều năm không về thăm nhà.