Sự khác nhau giữa sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học trong giáo dục mầm non

SO SÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


SO SÁNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

STTSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1– Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìnchủ quancủa người thể hiện nhiều hơn.– Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vàothực tế khách quanđể điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu.
2– Không nhất thiết phải có những mục như tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục.– Nhất thiết phải có những mục như tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục.
3– Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt hơn.– Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) và được thực hiện bằng (những) phương pháp khoa học.
4Ứng dụng thành công, chỉ rõ hiệu quả kinh tế, giá trị sử dụng.– Là một loại hoạt động chứa đựng nhiều mạo hiểm, nghiên cứu có thể thành công, cũng có thể phải nếm trải những thất bại.

Skkn mầm non một số biện pháp thí nghiệm giúp trẻ hứng thú hơn trong khám phá khoa học

  • pdf
  • 25 trang
Phụ lục
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................
2 .Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .........................................................
3. Đối tuợng nghiên cứu ................................................................................
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ...........................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...................................................................
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận ................................................................................................
2. Thực trạng ...................................................................................................
2.1 Thuận Lơi - khó khăn ................................................................................
2.2 Thành Công - Hạn Chế .............................................................................
2.3 Mặt Mạnh - Mặt Yếu.................................................................................
2.4 Các Nguyên Nhân - Các Yếu Tố Tác Động .............................................
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
3. Giải pháp, biện pháp .................................................................................
3.1 Mục tiêu cac giải pháp-biện pháp .............................................................
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp ........................................
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp ...................................................................
3.4 Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp .................................................
3.5 Kết quả khảo nghiệm ................................................................................
4. Kết quả thu được khi nghiên cứu ................................................................
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận………………………………………………………………
2. Kiến nghị…………………………………………………………….
1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÍ NGHIỆM GIÚP TRẺ HỨNG THÚ
HƠN TRONG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu của quá trình giáo dục, giáo viên mầm
non có vị trí quan trọng trong việc đặt nền móng nhân cách của con người, làm tiền
đề cho sự phát triển lâu dài sau này. Giáo viên mầm non là người góp phần quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non. Sự hiểu biết những đặt
điểm phát triển ở trẻ giúp giáo viên mầm non có những biện pháp, phương pháp,
trò chơi giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học hiệu quả cho từng lứa tuổi, đồng
thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết,
thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng cần thiết để bước vào trường
phổ thông.
Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học
quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy mục tiêu của giáo
dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân
cách và tư duy cho mỗi con người. Qua đó giúp hình thành bước đầu phẩm chất
đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức khoa
học công nghệ trong thời đại mới. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương
lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm
mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đầy đủ tri thức, hiểu
biết để làm chủ đất nước thì ngay lúc này giáo dục mầm non là điều thiết yếu cho
mỗi chúng ta, và đặc biệt trách nhiệm cao cả ấy tất cả thuộc về giáo viên mầm non.
Chính là những con người đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ mai
2

sau, tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy sự
nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ, giáo viên phải thật linh hoạt, nhạy bén, có năng lực và có tính chủ
động sáng tạo cao. Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có
những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Vì vậy
trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ. Thông qua cac môn học giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh,
hình thành ở trẻ những biểu tượng, phong phú, đa dạng hơn.
Ở trường mầm non, các môn học đều hướng tới một mục tiêu giáo dục chung
đó là phát triển toàn diện nhân cách của trẻ trong đó không thể thiếu môn học:
Khám phá khoa học là một nội dung mới trong chương trình giáo dục mầm non
(ban hành tháng 7/2009) thay cho nội dung “Làm quen với Môi trường xung
quanh” (MTXQ) trong chương trình trước đó. Khám phá MTXQ là một quá trình
tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn
dấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Môn học này nhằm hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện
tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới
xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho
trẻ. Đồng thời môn học này góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các quá trình
tâm lý, góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức, hình
thành ở trẻ những cảm xúc tích cực và tích luỹ những tri thức, kinh nghiệm của
cuộc sống làm tiền đề cho trẻ sau này.
Thế nhưng việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày nay
đòi hỏi sự phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thich học
hỏi của trẻ đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình
lựa chon và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Nếu như chương
trình giáo dục mầm non cải cách trước đây giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp
trực quan và dùng lời để dạy trẻ thì trong chương trình giáo dục mầm non mới lại
3

yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để lôi cuốn
trẻ vào hoạt động, các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để trẻ được trải
nghiệm, được khám phá khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học. Vì vậy để
làm tốt những yêu cầu đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp thí nghiệm giúp trẻ
hứng thú hơn môn khám phá khoa học” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
*Mục tiêu:
Ai cũng biết, trẻ là lứa tuổi hồn nhiên và thật dễ thương, đối với trẻ mọi sự
vật đều mới mẻ, kỳ lạ và trẻ luôn muốn khám phá nó. Chúng luôn hỏi “Tại sao phải
thế này, tại sao phải thế kia” Vì thế có yêu trẻ, có hoà mình vào thế giới của trẻ thì
chúng ta mới hiểu được những gì trẻ quan tâm và cần được giúp đỡ.
Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho các em
bằng những cách thức riêng của mình: cùng học tập, vui chơi, trò chuyện, tạo ra
những đồ dùng đồ chơi sinh động, màu sắc sặc sỡ… làm cho thế giới của trẻ thêm
phong phú. Vậy là nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh là nhu cầu vô tận và
chính đáng của trẻ. Đồng thời chúng ta cũng biết vui chơi là nhu cầu tự nhiên
không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tìm
hiểu, khám phá môi trường xung quanh, trẻ sẽ rất vui sướng khi được tự mình trồng
được một cái cây, hay tự mình khám phá ra những điều kỳ diệu, lý thú xung quanh
trẻ.
Bên cạnh đó hình thức tổ chức cũng rất quan trọng trong quá trình giảng dạy
trẻ, hình thức càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ
tiếp thu, dễ nhớ, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Chính vì thế mục đích của đề tài này
là lựa chọn và tổ chức “Một số biện pháp thí nghiệm nhằm giúp trẻ mẫu giáo vừa
nắm được kiến thức vừa hình thành vừa rèn luyện những kỹ năng cần thiết của
môn học khám phá khoa học và phát huy tính độc lập sáng tạo của trẻ”.
*Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

4

Để giúp trẻ học tốt môn học khám phá khoa học, trước tiên cần phải có môi
trường cho trẻ được trải nghiệm, sáng tạo, nhờ vào cơ sở vật chất và đồ dùng dạy
học, môi trường phải thật sự gần gũi, an toàn và phù hợp với trẻ. Từ đó trẻ có cơ
hội bộc lộ khả năng của mình để giáo viên hoàn thành được các phần đặt ra đúng
yêu cầu của chương trình.
Với tình hình thực tiễn hiện nay việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo
khám phá khoa học của giáo viên còn nhiều vướng mắc. Trẻ tham gia vào hoạt động
khám phá khoa học chủ yếu trong giờ hoạt động chung môn khám phá khoa học và tại
hai góc là góc thiên nhiên và góc em yêu khoa học ở các lớp học
- Tạo môi trường học tập cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
- Các biện pháp, hình thức hỗ trợ.
- Các trò chơi thực nghiệm qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở
bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp thí nghiệm sư phạm nhằm mục đích phát triển hứng thú
cho trẻ học tốt môn khám phá khoa học
4. Giới hạn Phạm vi nghiên cứu:
Trẻ 3-5 tuổi trường mầm non Sơn ca
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp tham khảo các tài liệu sách báo có liên quan môi trường xung
quanh
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
5

Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình nhận thức của trẻ
là hình ảnh “thu nhỏ” của quá trình nhận thức loài người. Cho trẻ làm quen với bộ
môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm
non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá môi
trường xung quanh là rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư
duy, tưởng tượng. Khám phá môi trường xung quanh nhằm củng cố hoá kiến thức,
góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung
quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung
quanh. Mở rộng vốn hiểu biết từ về thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ
cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt, phát âm đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn
ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
Bên cạnh đó việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh góp phần giúp trẻ
phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri
giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý. Đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc giáo
dục tình cảm, thẫm mỹ, đạo đức cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực
và tích luỹ những tri thức những kinh nghiệm của cuộc sống, làm cơ sở để trẻ dễ
dàng lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập, lao động…
làm tiền đề giúp trẻ học tốt các môn học khác như: Văn học, toán, âm nhạc, tạo
hình… chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 phổ thông.
2. Thực trạng:
Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi
mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội
dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú
trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá
trình khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm
đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho
các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những
6

trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ
năng nhận thức, khám phá. Quy trình khám phá mỗi nội dung thường chỉ bắt đầu
bằng câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ, hoặc chính cô lại là người nói, trẻ chỉ
nghe một cách thụ động. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, mỗi nội dung của
khám phá khoa học được tiến hành khám phá như thế nào? Thì nội dung nghiên
cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho những biện pháp khắc phục nhược điểm
của việc giúp trẻ khám phá khoa học.
Trong quá trình làm việc chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp và nhìn chung vào
thực tế khi làm việc bản thân tôi cũng thấy được một số thuận lợi và khó khăn nhất
định:
2.1. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, sự chỉ đạo kịp thời của nhà trường,
thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Nhà trường luôn nâng cao chất lượng cơ sở vật chất lên hàng đầu vì đây là
một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
đạt hiệu quả cao.
- Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tivi, máy
tính… phục vụ giảng dạy.
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn chuyên môn
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên
dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Các chương trình truyền thông, internet vô cùng phong phú tạo diều kiện
cho giáo viên tìm tòi sưu tầm

7

- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Tìm
tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy vào hoạt động vui chơi
của trẻ.
- Trẻ chăm ngoan, có nề nếp và hứng thú, ham học hỏi
- Đồng nghiệp trong trường luôn chia sẻ lẫn nhau về cách thức chăm sóc
giáo dục trẻ
- Trường tạo môi trường cho trẻ được hòa mình với thiên nhiên thông qua
các trò chơi…
* Khó Khăn:
- Lớp có một số trẻ cá biệt trong việc cho trẻ quan sát, tìm hiểu các đối tượng
( chưa tập trung chú ý).
- Một số phụ huynh chỉ coi trọng đến các môn làm quen chữ cái và chữ viết,
làm quen với toán không chú trọng đến môn học này.
- Đồ dùng chỉ có tranh nên việc quan sát, khám phá chưa phát huy hết các
giác quan của trẻ.
- Kinh phí mua vật thật cho trẻ hoạt động chưa có.
Tuy có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng bản thân tôi đã xác
định môn học khám phá khoa học cũng có tầm quan trọng như những môn học
khác đặc biệt là trẻ 3-5 tuổi, đòi hỏi trẻ phải thật sự tư duy, có trí nhớ, có một số
vốn ngôn ngữ giao tiếp tốt và bộ máy phát âm phải phát triển hoàn thiện. Sau khi
nghiên cứu đề tài này, tôi bắt đầu tự lên kế hoạch, tìm hiểu tài liệu cộng với vốn
kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 5 tuổi. Từ đó tôi đã tìm ra và áp dụng cho mình
một số biện pháp hổ trợ cho trẻ khám phá khoa học nên hầu hết các tiết dạy của tôi
đều thành công và đặc biệt là trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động này.
Trong quá trình áp dụng bản thân tôi đã gặt hái được một số thành công sau:
2.2. Thành công và hạn Chế
8

* Thành công:
- Giờ học lôi cuốn trẻ, tạo được hứng thú và gây được sự tập trung chú ý cao
nhất ở trẻ.
- Nội dung truyền đạt hấp dẫn và phong phú sinh động hơn, những hình ảnh
tưởng chừng như rất trừu tượng trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ nay trở nên gần
gũi và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia học tập, hăng say phát huy tính tích cực chủ
động tham gia vào các hoạt động.
* Hạn Chế:
- Một số đề tài còn khó có thể thực hiện được: cho trẻ đi thực tế tìm hiểu về
nghề truyền thống hoặc đi tham quan sở thú tìm hiểu về các con vật thật…
- Mất nhiều thời gian để chuẩn bị
- Vốn hiểu biết về môi trường thiên nhiên cũng như xã hội của trẻ còn hạn
chế.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt Mạnh:
- Khám phá khoa học trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học
tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa
giác quan cho trẻ.
- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong
phú. Qua khám phá khoa học trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên,
hiện tượng xã hội xảy ra xung quanh trẻ.
*Mặt yếu:

-

Để có thể cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động với môi trường thiên

nhiên, hay môi trường xã hội thì không phải trường nào cũng có điều kiện để thực
hiện được vì mỗi trường có những điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất khác nhau.
- Từ những thực trạng nêu trên, bên cạnh những thành công và hạn chế,
những mặt mạnh và mặt yếu mà bộ môn khám phá khoa học mang lại thì lòng yêu
9

trẻ, yêu nghề luôn thôi thúc tôi hãy làm một điều gì đó để góp phần nhỏ bé của
mình vào công việc “trồng người” của đất nước.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Tạo được sự thu hút, sự ham thích học hỏi, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá,
trải nghiệm trong học tập, vui chơi, và trong cuộc sống.
- Thu hút và tạo được sự quan tâm trong quá trình học tập, vui chơi của phụ
huynh đối với trẻ.
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
- Đối với trẻ mầm non, kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu
là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự
khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để
khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Thông qua các trò chơi, đòi hỏi trẻ phải sử
dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả
năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy,
chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và
hấp dẫn hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi trẻ được trải nghiệm hoặc các
hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là
những thứ có thể đoán trước được, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy tiềm
năng sáng tạo ở mỗi trẻ
Muốn trẻ học tốt môn khám phá khoa học trước hết giáo viên luôn xác định:
Mỗi trẻ là một thành viên cần được chăm sóc, bồi dưỡng và lượng kiến thức mỗi trẻ
cần đuợc giáo viên truyền đạt khác nhau và luôn yêu nghề, yêu trẻ, có yêu trẻ thì
mới thôi thúc sáng tạo và dồn hết tâm lực để đầu tư vào làm việc và tu bổ chuyên
môn sao cho nghiệp vụ vững vàng. Lựa chọn những phương pháp, biện pháp tối ưu
nhất để vận dụng vào tiết học giúp trẻ hiểu được sâu hơn, học hứng thú hơn.
Qua quá trình cho trẻ được trải nghiệm khám phá khoa học tôi nhận thấy
rằng: Việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo khám
phá khoa học là rất cần thiết bởi các lý do sau:
10

- Các trò chơi được thiết kế rất dễ thực hiện, việc chuẩn bị dụng cụ đơn giản, ít
tốn kém, đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.
- Các trò chơi này có tính mở, hấp dẫn, kích thích được sự tìm tòi khám phá
của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích tổng hợp, óc phán doán và khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển. Qua các
hoạt động này trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tượng xung quanh, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng
hơn.
- Chính vì vậy mà giáo viên luôn xác định lấy trẻ làm trung tâm, làm kim chỉ
nam trong công tác của mình, luôn luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra nhiều
bài thực tập hay để phục vụ tốt cho công tác phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
- Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lĩnh hội tri thức
một cách trọn vẹn nhất.
- Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong học
tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.
- Nhằm góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ
phẩm chất, nhân cách, tri thức con người mới xã hội chủ nghĩa.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Hiểu và nắm bắt được những giá trị mà bộ môn khám phá khoa học mang
lại, tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức, áp dụng một số biện pháp, phương pháp,
trò chơi giúp trẻ khám phá khoa học vào việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ từ 3 - 5 tuổi tại trường Mầm Non Sơn Ca
Sau đây là một số biện pháp, phương pháp, trò chơi giúp trẻ khám phá khoa
học mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và giảng dạy của mình trong những
năm học vừa qua:
11

* Biện pháp thực hiện:
Sau khi xác định được mục đích và yêu cầu cần đạt tôi đã tiến hành giải
quyết các nhiệm vụ từng bước như sau:
1. Làm sao để tạo được môi trường tốt cho trẻ hoạt động? Như chúng ta
đã biết muốn trẻ học tốt một vấn đề nào đó thì trước hết cần phải có môi trường cho
trẻ hoạt động, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm. Môi trường cho trẻ hoạt động là
nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích
cực cho trẻ.
Vì thế tôi đã tạo môi trường cho trẻ bằng cách: Sắp xếp các giá kệ đồ chơi
gọn gàng, an toàn, hợp lý như các góc chơi tĩnh đi với nhau, các góc chơi động đi
với nhau. Đảm bảo đủ khoảng cách cho trẻ hoạt động. Đặt tên các góc đơn giản và
dễ nhớ như góc bán hàng đặt tên là “Siêu thị mini” hay như góc gia đình lấy tên là
“Tổ ấm”… Bên cạnh đó ở các góc chơi tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ
cho trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ lựa chọn. Tôi đã vận dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền,
có sẵn, gần gũi với trẻ hay các đồ phế thải để làm đồ chơi cho trẻ như: Hộp sữa cắt
ra làm thuyền, các lon nước ngọt, lon bia làm nhạc cụ âm nhạc, vải vụn làm thảm
cỏ, thùng cát tông làm ngôi nhà, hàng rào… và để trẻ được trải nghiệm với những
đồ chơi đó giúp trẻ thoả mãn được nhu cầu thích khám phá, tìm tòi. Đồng thời tôi
trang trí các góc một cách linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi theo nội dung chủ điểm.
Với góc thiên nhiên vì cây cối phát triển cần có ánh sáng và nước, do điều
kiện lớp học không cho phép tôi đã tận dụng khung cửa sổ để làm góc thiên nhiên
bằng cách lựa chọn những loại cây dễ trồng, dễ sống trong nhà như: cây trầu bà,
sống đời, phát tài… bỏ vào trong những lon nước ngọt, nước khoáng đã qua sử
dụng và treo lên cửa sổ. Dạy trẻ hàng ngày tưới nước cho cây, chăm sóc cây và
quan sát cây phát triển như thế nào?
2. Hướng dẫn trẻ khám phá khoa học.
Khả năng nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu, khám
phá quan tâm đến môi trường xung quanh. Điều đó tạo nên sự tò mò, ham hiểu biết
12

tự nhiên của trẻ. Thông qua những câu hỏi về môi trường xung quanh trẻ lĩnh hội
được những kỹ năng tư duy, quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán… Từ đó hình
thành các khái niệm và biết cách giải quyết vấn đề. Với nhiệm vụ này đòi hỏi giáo
viên phải hiểu được nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết được trẻ khám phá
môi trường xung quanh bằng cách nào? Bằng kinh nghiệm sống, bằng các giác
quan, bằng sự tư duy độc lập của mình hay bằng sự khai thác gợi mở của giáo viên.
Và đặc biệt giáo viên phải nắm được phương pháp bộ môn như: Phương pháp quan
sát, đàm thoại, luyên tập trò chơi và làm thí nghiệm hay mô hình.
Trước khi cho trẻ tìm hiểu một sự vật hiện tượng nào đó tôi xác định
- Nội dung đề tài là gì?
- Mục đích yêu cầu của đề tài.
- Với đề tài này cần phải chuẩn bị những gì?
- Sử dụng phương pháp, biện pháp nào phù hợp để tiến hành.
Chẳng hạn với đề tài “Một số loại quả” để chuẩn bị tốt cho tiết học này,
trước đó và mỗi lần ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn tôi cho trẻ quan sát loại quả đó,
cho trẻ cầm nắm, tìm hiểu về màu sắc, hình dáng, dặn trẻ chú ý khi bổ ra bên trong
có gì? Ăn vào thấy có mùi vị như thế nào?... Sưu tầm những hình ảnh về các loại
quả có trong sách báo, tranh ảnh, tạp chí… Để vào tiết học tôi có thể khai thác ở trẻ
những kinh nghiệm sống nhiều hơn giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.
Trước khi cho trẻ tìm hiểu về một sự vật nào đó tôi luôn cho trẻ quan sát,
khảo sát, tìm hiểu kỹ sự vật đó.
Ví dụ: Quan sát lòng trắng trứng lúc chưa chín và khi đã chín để trẻ có thể
thấy được sự đổi màu của chúng. Tiếp đến đặt ra những câu hỏi để giúp trẻ nắm
vững và có khái niệm về chúng một cách chính xác, rõ ràng. Chẳng hạn với đề tài
“Một số loại quả” thường thì các cháu được ăn thường xuyên các loại quả. Đầu tiên
tôi cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ” trẻ được khảo sát nhận biết sự vật qua các
giác quan và bằng kinh nghiệm sống của mình. Tiếp đến để giúp trẻ phát triển tư
duy, ngôn ngữ… tôi đặt ra những câu hỏi kích thích tư duy, kinh nghiệm sống của
13

trẻ: Con ăn thấy có vị gì? Quả có hình dáng như thế nào? Vỏ nhẵn hay sần sùi?
Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? Con hãy chia các loại quả này thành
2 nhóm theo đặc điểm riêng của chúng về hình dáng, màu sắc, mùi vị…
Để củng cố lại những kiến thức đã học tôi cho trẻ chơi các trò chơi vận động
sôi nổi, hoặc những trò chơi mang tính tập thể cao tập cho trẻ biết cách làm việc
theo nhóm hay cho trẻ làm thí nghiệm đối với các đề tài như:
- “Sự phát triển của cây từ hạt” tôi cho trẻ làm thí nghiệm bằng cách gieo hạt
đậu xanh vào đất hoặc bông gòn tẩm nước hàng ngày cho trẻ tưới nước và quan sát
hạt nảy mầm như thế nào?
- “Cây xanh và môi trường sống” cho trẻ làm thí nghiệm để biết được ánh
sáng đối với cây xanh quan trọng như thế nào. Bằng cách cho trẻ quan sát 2 cây
giống nhau, 1 cây được để ngoài trời có ánh sáng và nước đầy đủ còn 1 cây chỉ
được tưới nước nhưng không có ánh sáng từ đó đặt câu hỏi để trẻ rút ra kết luận.
3. Một phần quan trọng không kém nữa trong việc hướng dẫn trẻ khám
phá khoa học đó là các hình thức tổ chức và biện pháp hổ trợ.
* Hình thức tổ chức:
Không những tôi hướng dẫn trẻ khám phá khoa học qua các đề tài trên tiết
học mà tôi còn hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn: Khi cho trẻ đi dạo
tham quan trên đường đi kết hợp cho trẻ quan sát phương tiện giao thông, nhận xét
xem các phương tiện đó di chuyển như thế nào? Người đi bộ đi ở đâu? Khi qua
đường phải làm sao?... hay có thể là khi xử lý tình huống.
Ví dụ: khi tìm hiểu về các loại hạt, tôi dặn mỗi cháu mang một loại hạt lên
lớp để làm thí nghiệm về sự phát triển của cây, có trẻ mang hạt đậu xanh, có trẻ
mang hạt đậu nành, đậu đen… nhưng có 1 trẻ mang hạt me. Khi ủ đất và tưới nước
sau một thời gian tất cả các hạt của trẻ khác đều nảy mầm riêng trẻ gieo hạt me
không nảy mầm. Vì hạt me muốn nảy mầm phải được ủ trong môi trường đất ấm và
độ ẩm cao đòi hỏi thời gian lâu. Trẻ đó rất buồn và hỏi tôi vì sao lại thế nhỉ? Đây là
một tình huống khó xử cho tôi, với kiến thức còn hạn chế của mình tôi đã không có
14

lời giải đáp rõ ràng, điều này làm tối trăn trở và cố gắng hết sức tìm ra lời giải đáp
cho trẻ. Và thật là may mắn với thời đại công nghệ hiện nay tôi đã tìm ra được lời
giải đáp cho trẻ bằng cách tìm ra những đĩa hình sống động nói về sự phát triển của
cây me cho trẻ xem. Trẻ rất vui vì đựoc thoả mãn sự tìm tòi, khám phá thế giới
xung quanh, còn tôi cũng rất thoải mái và hạnh phúc vì đã giúp ích được cho trẻ.
Đó là một trong những biện pháp đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình giảng
dạy. Điều đó cho ta thấy được rằng các biện pháp hổ trợ vô cùng quan trọng và có
ích trong việc dạy trẻ. Sau đây tôi cũng xin trình bày một vài biện pháp mà tôi đã
vận dụng trong quá trình giảng dạy trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn và học tốt và môn
học khám phá khoa học.
* Biện pháp hổ trợ:
- Biện pháp sử dụng vật thật: Đối với trẻ mẫu giáo tư duy của trẻ là tư duy
hình tượng không thể dạy trẻ về một sự vật, một con vật hay đồ vậy nào đó khi chỉ nói
suông mà không đưa ra một hình ảnh nào để trẻ trực quan thì không thể được. Nhưng
nếu chỉ sử dụng tranh đơn thuần cho các tiết học thì cũng không mang lại kết quả cao.
Vì thế đối với trẻ phải sử dụng vật thật cho trẻ quan sát.
Ví dụ: Với đề tài “Một số động vật sống dưới nước” tôi sử dụng con cá thật
để trẻ có thể quan sát được rõ ràng chính xác con cá bơi như thế nào? Bơi được nhờ
cái gì? Môi trường sống của nó là ở đâu?... Với con cua trẻ quan sát được cấu tạo
đặc trưng là có 8 chân, 2 cái càng, biết được đặc tính nổi bật của con cua là bò
ngang…
- Biện pháp sử dụng câu đố: Câu đố chiếm một vai trò quan trọng trong
công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Sử dụng câu đố trong giờ học không chỉ nhằm
củng cố kiến thức trẻ về sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, phát triển ngôn
từ mà còn giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ, hình ảnh của đồ vật. Mỗi câu đố là một bức
tranh sinh động về thế giới xung quanh. Để có thể giải đáp được câu đố trẻ cần phải
nắm được đặc điểm của đối tượng, biết so sánh, đối chiếu. Nhìn thấy được cái
chung giữa hai đối tượng được nói đến và biết vận dụng kinh nghiệm sống của
15

mình. Tôi thường sử dụng câu đố vào đầu tiết học nhằm kích thích trẻ sự hứng thú
tìm tòi, học hỏi cái mới và sử dụng câu đố vào cuối giờ học nhằm củng cố kiến
thức vừa học. Chẳng hạn để dẫn dắt trẻ tìm hiểu quả dưa hấu tôi đọc câu đố:
“Quả gì ruột đỏ vỏ xanh.
Hạt đen nhanh nhánh, ăn vào rất ngon?”
Hay với quả na:
“Quả gì nhiều mắt
Khi chín nứt ra
Ruột trắng nõn nà
Hạt đen lay láy?”
Với con gà trống:
“Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Mỗi sáng tinh mơ
Gọi người thức dậy?”
- Biện pháp làm thí nghiệm, mô hình. Đây là một trong những biện pháp
mà giúp trẻ hứng thú học sinh động nhất. Với biện pháp này trẻ được trải nghiệm,
thực hành làm và quan sát, theo dõi sau đó tự rút ra kết luận.
Với đề tài “Mưa” tôi cho trẻ làm thí nghiệm bằng cách tôi cho nước sôi vào
lọ thuỷ tinh sau đó dùng tấm kính đậy lại. Trẻ sẽ được quan sát sự bốc hơi của nước
lên mặt kính, đọng thành giọt và tạo ra mưa. Trẻ hiểu được và biết được vì sao có
mưa? Một cách giải thích mà lời nói hay tranh ảnh không đáp ứng được.
- Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin: Một biện pháp đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc giúp trẻ khám phá khoa học, đã giúp tôi rất nhiều trong
quá trình hướng dẫn trẻ giúp trẻ hứng thú tập trung chú ý trong giờ học khơi gợi
khả năng tư duy lôgic cho trẻ, giải quyết được nhiều tình huống khó cho giáo viên.
Ví dụ với những đề tài giải thích sự vật hiện tượng thiên nhiên như gió, mây
và mưa. Với đề tài “Gió” để giúp trẻ cảm nhận và thấy đựơc một cách sống động,
16

rõ ràng, chính xác tôi lựa chọn những hình ảnh về gió: Gió nhẹ cây lá lao xao, gió
mạnh, gió bão… Cho trẻ xem và nghe tiếng gió thổi. Qua đó trẻ có thể cảm nhận và
biết được gió có ích như thế nào đối với môi trường, gió nhẹ thì cây cối chuyển
động như thế nào? Gió mạnh thì sự vật chuyển động ra sao? Tác hại của gió…
Từ những hình thức, phương pháp, biện pháp trên tôi đã xây dưng một tiết
học đạt kết quả cao được tiến hành cụ thể như sau:
Đề tài: Mưa
*Hoạt động 1: Bé biết gì về mưa
Cô cũng trẻ vận động đọc thơ về mưa
“Ông trời bỗng hắt xì hơi
Lộp đa lộp độp mưa rơi đầu mùa
Xoè tay bé hứng giọt mưa
Mát từ da thịt mát đưa vào lòng”
Trò chuyện với trẻ về mưa:
Con biết gì về trời mưa, kể cho cô và các bạn cùng nghe
Khi trời mưa có hiện tượng gì xảy ra? (Mây đen, gió, sấm chớp, mưa
có nước)
Cô cùng trẻ tiếp tực trò chuyện về mưa qua hình ảnh trên tivi (Sấm, chớp,
mưa, quang cảnh trước và sau khi mưa, âm thanh…)
* Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về mưa.
- Tranh các loại mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa bão
- Đặc điểm các loại mưa giống và khác nhau ở điểm nào?
- Ngôi trong nhà nghe tiếng mưa rơi như thế nào?
- Trước khi mưa có sét, sấm chớp. Vậy làm thế nào để tránh sét đánh được?
- Khi sấm sét xảy ra mọi vật xung quanh như thế nào?
- Khi mưa xuống nhìn ra sân thấy có hiện tượng gì xảy ra?
- Có nên chơi ngoài mưa không? Vì sao?
- Mưa có ích lợi gì đối với đời sống con người?
17

* Hoạt động 3: Thí nghiệm “Mưa từ đâu có”
Đổ nước sôi vào bình thuỷ tinh đậy nắp kính sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra? Vì
sao? Cô cùng trẻ thảo luận rút ra kết luận nguyên nhân và hiện tượng mưa.
Hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
* Hoạt động 4: Thử trí thông minh của bé
- Trò chơi 1: “Sắp xếp thứ tự hiện tượng mưa qua ảnh” mời 2 đội chơi thi đua,
sau lần chơi cô cũng trẻ kiểm tra.
- Trò chơi 2: “Lắp ghép hình ảnh” về hiện tượng quá trình mưa cho 4 đội chơi
Kết thúc: Mô phỏng quá trình mưa
Song song với việc cho trẻ làm quen môi trường xung quanh chúng ta lồng
vào giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của chính mình qua các việc làm đơn
giản phù hợp với trẻ. Tôi đã dạy trẻ biết sắp xếp, lau chùi đồ chơi gọn gàng, sạch
sẽ, lấy cất đúng nơi quy định. Dạy trẻ biết chăm sóc, tưới nước, lau lá cho cây
những khi chơi hoạt động góc, cho trẻ cùng cô làm vệ sinh lớp học… Trong các tiết
học tôi đã lồng ghép giáo dục trẻ về môi trường sống như với đề tài “Một số loại
quả” tôi đưa vào dạy trẻ cách ăn chuối bóc vỏ như thế nào để đảm bảo vệ sinh, khi
ăn đu đủ phải làm gì? Hay phải rửa kỹ trái cây dưới vòi nước sạch để tránh ngộ độc
thực phẩm… Với đề tài “Động vật sống dưới nước” lồng vào giáo dục trẻ biết bảo
vệ môi trường nước như không xả rác xuống ao hồ, sông suối làm ô nhiễm nguồn
nước, dạy trẻ không được chơi gần ao hồ tránh xảy ra tai nạn.
Và dạy trẻ biết cách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của bản thân bằng cách giữ gìn
vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân, chăm sóc đầu tóc, mặt, mũi gọn gàng, sạch sẽ.
Tôi dạy trẻ biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. Biết yêu thương chăm sóc vật nuôi.
Sử dụng, tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu làm đồ dùng, đồ
chơi: Làm con trâu từ chiếc lá, làm thuyền từ bẹ chuối, hay làm xe ôtô từ hộp
thuốc…
Bên cạnh đó tôi còn tổ chức lồng ghép đưa các trò chơi thực nghiệm vào các
hoạt động để giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn với môn học và dưới đây là một số trò
18

chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học mà tôi đã sử dụng cho trẻ làm thí
nghiệm với các cháu lứa tuổi 4-5 tuổi và 5-6 tuổi
* Một số thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học:
- Dạy trẻ về không khí
- Trứng chìm trứng nổi
- Sự bay hơi của nước
- Đổi màu…
Mục đích: Tạo cho trẻ tính ham hiểu biết, kích thích tính tò mò ở trẻ.
- Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học.
- Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm
ra một kết quả chính xác.
- Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa
học mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn
học khác.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị…
- Giáo viên phải rất linh hoạt và nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính
chủ động sáng tạo, đầu tư chuyên môn, yêu nghề, mến trẻ, có nhiệt huyết trong
công việc
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp
Giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ và đi đôi với nhau đề
ra giải pháp thì phải thực hiện các biện pháp đó như thế nào để đạt hiệu quả
3.5. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài này trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được
nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt,
tự tin và sáng tạo hơn.

19

Đối với bản thân: tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn
các trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống hấp
dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không thấy nhàm chán khi
tham gia vào các hoạt động.
Đối với trẻ: Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động khám phá, điều đáng
nói ở đây trẻ thường xuyên thảo luận cùng nhau, đưa các câu hỏi đố nhau khi bắt
gặp một hiện tượng lạ và một đối tượng nào đó và đặc biệt hỏi cô vì sao lại như
vậy hả cô...
Trẻ hoàn toàn chủ động trong các buổi thực hành và là một thành viên tuyên
truyền đến gia đình trong việc ăn uống hợp vệ sinh và thực hiện tốt luật an toàn
giao thông.
Trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường sống xung quanh trẻ, có lòng mong
muốn tạo ra cái đẹp và bảo vệ môi trường sống xung quanh trẻ.
Điều này đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp
thu được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn nói chuyện trong
giờ học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
Sau khi áp dụng, thực hiện các bước trên cho trẻ làm quen với môi trường
xung quanh đạt kết quả cao mà tôi đã thực hiện ở lớp, và thực hiện trong năm học.
Tôi đánh giá lại kết quả trẻ được tiếp thu được gì? Thể hiện qua mỗi lần khảo sát
cuối chủ đề. Sau đó đề ra kế hoạch cho bài mới, chủ đề mới và tôi đã thu được kết
quả tốt từ đầu năm học tới nay như sau:
Các cháu được mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, được trãi
nghiệm những kinh nghiệm sống của mình qua các trò chơi hay khi làm thí nghiệm,
xây dựng mô hình, biết sửa đổi những cái đúng, sai mà trẻ lĩnh hội trong cuộc sống
qua sự hướng dẫn của cô. Phát triển được óc quan sát, so sánh, phân loại, tư duy

20

Tải về bản full