Soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6

Bài tập làm văn soạn bài bức tranh của em gái tôi lớp 6 ngắn gọn của Tạ Duy Anh sẽ giúp các em học sinh học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 học kỳ 2 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

I. Hướng dẫn soạn bài bức tranh của em gái tôi

Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương.

Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

b. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện.

Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

a. Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.

– Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

– Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái

b. Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

– Mặc cảm về bản thân thua kém em

– Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

– Cảm thấy ghen tị với em

c. Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

– Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

– Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

– Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

Xem thêm:  Vì sao trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen lại nói rằng, người bạn thân thiết và vĩ đại của mình là “người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông”? Cách nói của Ăng-ghen gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về giá trị của một con người chân chính?

– Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

– Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nhân vật người em trong truyện:

  • Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
  • Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
  • Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai
  • Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.

Xem thêm:  Thuyết minh nón lá Việt Nam lớp 9 hay

Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:

– Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.

– Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng.

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài bức tranh của em gái tôi, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Haylamdo sưu tầm & biên soạn Bố cục bài Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất bộ sách Cánh diều giúp học sinh nắm được Bố cục văn bản Bức tranh của em gái tôi từ đó học tốt môn Ngữ văn 6.

Soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ... phát huy tài năng): Cô bé Kiều Phương được phát hiện là có tài năng hội họa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …muốn cả anh cùng đi nhận giải): Sự thay đổi trong tình cảm của người anh đối với nhân vật Kiều Phương.

- Phần 3 (Còn lại): Người anh nhận ra những nhược điểm của mình và tình cảm trong trẻo, nhân hậu của em gái.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5

Câu 3

Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn miêu tả thái độ nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: 

- Cảm xúc: ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc. 

- Thái độ: thấy có lỗi với em.

- Hành động:

+ Giật sững người.

+ Bám chặt lấy tay mẹ.

+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.

+ Không trả lời mẹ.

=> Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.

Câu 4

Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và liệt kê về sự thay đổi của nhân vật, đặc biệt là tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

- Ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.

- Ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. 

- Tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. 

- Xấu hổ: vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.

Câu 5

Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung các văn bản và trình bày theo suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Loigiaihay.com