So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Số liệu thống kê cho thấy nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại vượt rất xa khả năng cân đối vốn. Do đó, nếu bỏ ...

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này chưa đặt vấn đề kéo dài thời hạn cơ cấu nợ theo Thông tư 14, doanh nghiệp buộc phải ...

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, được tổ chức ngày 15/6, ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ ...

Bảng xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng sắp chứng kiến những cuộc soán ngôi ngoạn mục và thay đổi liên tục.

Nửa đầu năm 2021, top 10 vốn điều lệ ngân hàng cũng đã có một số xáo trộn. Cụ thể, ACB ngày 11/6 đã phát hành 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 25%, nâng vốn điều lệ lên hơn 27.000 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của ACB đã vượt VPBank để lọt vào top 7.

SHB cũng đã hoàn tất chia cổ phiếu đợt 1 trong thời gian qua, nâng vốn điều lệ lên 19.260 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của SHB chính thức vượt qua Sacombank (18.852 tỷ đồng).

Dự kiến trong thời gian tới, bảng xếp hạng vốn điều lệ sẽ còn nhiều thay đổi, đặc biệt là ở những vị trí dẫn đầu.

VietinBank ngày 8/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức, tỷ lệ hơn 29%. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng, vượt BIDV (hơn 40.200 tỷ) để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Tương tự, MB ngày 13/7 cũng sẽ chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%, nâng vốn điều lệ lên hơn 38.600 tỷ đồng. Với mức này, MB chính thức vượt lên trước Vietcombank (37.089 tỷ), Agribank (khoảng 34.000 tỷ) và Techcombank (hơn 35.000 tỷ) để trở thành á quân vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, vị trí quán quân và á quân của VietinBank và MB sẽ khó duy trì lâu khi những ngân hàng còn lại cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ.

Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua, Vietcombank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ đồng trong năm nay thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ.

Tương tự, BIDV đang có kế hoạch tăng vốn lên hơn 48.500 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.

Bản thân VietinBank cũng mới chỉ đang tiến hành đợt tăng vốn thứ nhất. ĐHĐCĐ thường niên của VietinBank cách đây 2 tháng đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên hơn 54.000 tỷ. Sau khi chia cổ tức năm 2017-2019 bằng cổ phiếu, VietinBank dự kiến tiếp tục chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,6%.

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT Vpbank cho biết, cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 52.700 tỷ đồng và có thể tăng đến 90.000 tỷ vào cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu của VPBank tăng mạnh nhờ việc bán 50% vốn tại FE Credit với giá trị thường vụ đạt 1,4 tỷ USD, lợi nhuận năm 2021 và hợp tác bảo hiểm. Với lượng vốn như vậy, năm 2022, vốn điều lệ của ngân hàng có thể tăng lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng.

Mặc dù nguồn vốn dồi dào, VPBank vẫn đang lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ dông chiến lược nước ngoài. Hồi trung tuần tháng 5, VPBank đã khóa room ngoại ở mức 15%, được cho là động thái mở đường cho đối tác nước ngoài có thể nắm giữ 15% vốn còn lại.

Tuy vậy, cuộc đua về vốn điều lệ cũng không phản ánh toàn diện về tiềm lực của các nhà băng. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết, vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng. Chia cổ tức để tăng vốn điều lệ vào thời điểm nào và sử dụng vốn ra sao cho hiệu quả mới là điều cần chú trọng.

Trong bảng xếp hạng vốn chủ sở hữu cuối tháng 3/2021, Vietcombank đang dẫn đầu với gần 99.000 tỷ đồng. Theo sau là VietinBank (91.800 tỷ), BIDV (82.200 tỷ), Techcombank (79.000 tỷ), Agribank (73.000 tỷ), VPBank (56.000 tỷ), MB (53.700 tỷ),…

Thứ hạng về vốn chủ sở hữu cũng rất dễ thay đổi trong thời gian tới khi ngoài việc gia tăng vốn từ nguồn lợi nhuận, một số ngân hàng dự kiến sẽ có thêm nguồn vốn từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài,…Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại, trên thực tế chỉ giúp vốn điều lệ tăng lên mà không tác động lên vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh cuộc đua về vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, cuộc đua về vốn hóa trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng cũng rất gay cấn, không ngoài khả năng sẽ tiếp tục có các cuộc soán ngôi ngoạn mục thời gian tới.

Hiện Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có vốn hóa cao nhất, đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng và cách biệt so với những ngân hàng còn lại.

Đáng chú ý, với việc giá cổ phiếu tăng mạnh hơn 50% từ đầu năm đến nay, vốn hóa của VietinBank đến ngày 30/6/2021 đã đạt hơn 196 nghìn tỷ đồng, chính thức vượt BIDV trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, cổ phiếu TCB và VPB cũng tăng giá mạnh thời gian qua, giúp vốn hóa của 2 ngân hàng này tăng lên hơn 184 nghìn tỷ và 166 nghìn tỷ, bám sát BIDV (hơn 190 nghìn tỷ) và VietinBank.

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị/CafeF.vn

Bên cạnh làn sóng lên sàn chuyển sàn, cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng năm vừa qua cũng rất sôi động.

Hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm hơn 33.000 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm 2020. Theo đó đến cuối năm 2020, đã có 18 ngân hàng ghi nhận vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng. nhiều ngân hàng nhỏ vẫn đang chật vật tăng vốn, hiện có gần 10 ngân hàng vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng.

HDBank là ngân hàng tăng vốn mạnh nhất trong năm 2020, tăng hơn 6.200 tỷ lên 16.088 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 65%.

SHB cũng tăng mạnh vốn điều lệ thêm hơn 5.500 tỷ đồng trong năm qua nhờ chào bán thành công 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017-2018. Tại ngày 31/12/2020, vốn điều lệ của SHB đạt

Tiếp đến là ACB, với vốn điều lệ tăng gần 5.000 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 30%.

Một số ngân hàng khác cũng tăng mạnh vốn điều lệ trong năm 2020 có thể kể đến MB tăng thêm gần 4.300 tỷ lên gần 28.000 tỷ; OCB tăng hơn 4.300 tỷ lên gần 11.000 tỷ; SeABank tăng khoảng 2.700 tỷ lên hơn 12.000 tỷ; TPBank tăng hơn 2.100 tỷ lên 10.700 tỷ,…

Bảng xếp hạng vốn điều lệ theo đó cũng có sự thay đổi đáng kể trong năm qua. TOP 10 ngân hàng cuối năm 2020 gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB, VPBank, ACB, Sacombank, SHB. So với cuối năm 2019, SHB đã thay thế SCB để lọt vào bảng xếp hạng.

ACB vượt Sacombank để lên vị trí thứ 7, MB vượt VPBank để lên vị trí thứ 6.

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Trong khi đó, 5 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, Agribank đều không thay đổi trong năm vừa qua. Hiện BIDV có vốn điều lệ cao nhất với hơn 40.000 tỷ đồng, theo sau lần lượt là VietinBank (37.234 tỷ), Vietcombank (37.089 tỷ), Techcombank (35.049 tỷ) và Agribank (30.496 tỷ đồng).

Tuy nhiên, Top 5 có thể sẽ có xáo trộn mạnh trong năm 2021 khi một số ngân hàng đã có lộ trình tăng vốn điều lệ cụ thể.

VietinBank dự kiến sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 28,8% trong năm 2021. Nhờ đó, vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 48.000 tỷ đồng.

Còn tại Agribank, Quốc hội kỳ họp lần thứ 9, khóa XIV cũng đã nhất trí bổ sung tối đa 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank.

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính đến hết tháng 3/2020.

Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính đến hết tháng 3/2020

10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính đến cuối quí I gồm có BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, Agribank, VPBank, MB, Sacombank, ACB, và SCB.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc giảm lãi suất chủ chốt xuống thấp kỷ lục

10 ngành tạo ra nhiều người giàu nhất thế giới: Tài chính ngân hàng dẫn đầu

Cổ đông ngân hàng quan tâm đến điều gì khi đại hội cổ đông "tái khởi động"?

10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính đến cuối tháng 3

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng trong nước, tính đến hết ngày 31/3, tổng vốn điều lệ đạt khoảng 410.970 tỉ đồng, tăng gần 4.050 tỉ đồng so với cuối năm trước, tương ứng tăng xấp xỉ 1%.

Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất gồm có BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, Agribank (ước tính theo số liệu mới nhất), VPBank, MB, Sacombank, ACB, và SCB. Tổng vốn điều lệ của 10 ngân hàng này đạt gần 280.450 tỉ đồng, chiếm 68% tổng vốn điều lệ của 28 nhà băng được thống kê.

Tính đến hết ngày 31/3, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với gần 40.220 tỉ đồng, giữ nguyên so với cuối năm 2019.

Hai nhà băng đứng kế sau BIDV về mức vốn điều lệ lần lượt là VietinBank (37.234 tỉ đồng) và Vietcombank (với 37.089 tỉ đồng).

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Techcombank là nhà băng có vốn điều lệ cao nhất với hơn 35.000 tỉ đồng, cao hơn "ông lớn" Agribank gần 4.500 tỉ đồng.

Cùng với Techcombank thì VPBank, MB, Sacombank, ACB và SCB là những ngân hàng nằm trong Top 10 nhà băng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng
Nguồn: Mạnh Đức tổng hợp - Đồ họa: Đức Bùi

3 ngân hàng tăng vốn trong quí I

Kết thúc quí I, chỉ có 3 ngân hàng tăng được vốn điều lệ bao gồm MB, SHB và LienVietPostBank.

Trong đó, vốn điều lệ của SHB tăng mạnh nhất (tăng 2.515 tỉ đồng, tương đương 20,9%) sau khi phát hành thành công hơn 251 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỉ lệ 20,9% của hai năm 2017 và 2018.

Vào tháng 4, SHB cũng đã hoàn tất chào bán thành công gần 300,8 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 17.558 tỉ đồng.

Cùng với SHB, vốn điều lệ của MBBank tính đến cuối tháng 3 tăng lên hơn 24.370 tỉ đồng từ mức 23.727 tỉ đồng trước đó (tương đương tăng hơn 643 tỉ đồng).

Trong tháng 2, MBBank đã phân phối thành công hơn 64,3 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ cho 8 quĩ đầu tư nước ngoài với giá bán 27.000 đồng/cp và thu về hơn 1.736 tỉ đồng.

Trước đó, LienVietPostBank cũng chính thức tăng vốn điều lệ từ 8.881 tỉ đồng đồng lên hơn 9.769 tỉ đồng thông qua hình thức phát hành gần 82,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và phát hành khoảng 6,3 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần. Tổng tỉ lệ phát hành cổ phiếu mới là 10%.

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng
Vốn điều lệ của 28 ngân hàng tính đến ngày 31/3/2020. (Nguồn: QT tổng hợp). *Agribank: Ước tính theo số liệu báo cáo mới nhất.

In bài viết

ngân hàng lớn nhất top 10 có vốn điều lệ tính đến hết tháng 3/2020

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

    Thị trường blockchain Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm

  • So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

    Thống đốc NHNN: "Gần 70% người trưởng thành có tài khoản thanh toán"

  • So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

    Hạn chế và xử lý tín dụng đen bằng thực hiện hiệu quả và đồng bộ chính sách

Tin nổi bật

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2022-2025

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Đề xuất mưc thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới giữa Việt Nam - EAEU FTA

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Phấn đấu giảm từ 3%-5% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022 - 2025

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Đảm bảo giá xăng dầu phù hợp với nguyên tắc thị trường

So sánh vốn điều lệ của các ngân hàng

Rà soát, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách đến từng khoản thu, sắc thuế