So sánh vetc và epass

So sánh thẻ VETC và Epass: Nên lựa chọn dán loại thẻ nào cho xe khi lưu thông qua các điểm thu phí tự động trên cao tốc tại Việt Nam [áp dụng quy định từ 1/8 khắp 63 tỉnh thành]. Những khác biệt cơ bản của thẻ VETC [thẻ Etag] và thẻ Epass.

So sánh thẻ VETC và Epass: Lựa chọn dán loại thẻ nào?

MỚI: VEC bãi bỏ quy định về số dư tối thiểu trong tài khoản ETC

Thông tin bắt đầu từ ngày 1/8/2022, áp dụng quy định thu phí tự động không dừng trên toàn bộ cao tốc, phương tiên lưu thông cần dán thẻ VETC [thẻ Etag] hoặc thẻ Epass, nạp tiền vào tài khoản giao thông mới có thể qua trạm thu phí. Việc lựa chọn nên dán loại thẻ nào vẫn là nỗi băn khoăn của không ít người dân: loại thẻ có nhiều ưu điểm hơn, tình trạng lỗi thẻ có hay xảy ra không, cách nạp tiền vào tài khoản giao thông của loại thẻ nào tiện lợi hơn cả?

So sánh sự giống và khác nhau để có lựa chọn phù hợp hơn với bản thân người dùng. Đặc biệt sau thông tin lùm xùm Viettel tố VETC dán chồng thẻ khiến người dân vô cùng quan ngại.

Điểm chung:

  • Đều cung cấp thẻ định danh dán trên kính xe, đèn xe hỗ trợ phương tiện đi qua trạm thu phí mà không phải dừng thanh toán phí sử dụng đường bộ.
  • Đều sử dụng công nghệ RFID – Radio Frequency Identification với độ chính xác và nhận diện điện tử cao, vừa giúp nhận diện thẻ chính xác, vừa tối ưu thời gian xử lý thông tin và tiến hành giao dịch.
  • Đều có kết nối với nhau, các xe dán một trong hai thẻ trên đều có thể đi qua các trạm ETC khác nhau, không phân biệt.

Thắc mắc: Số dư tối thiểu trong tài khoản ETC là bao nhiêu?

Điểm khác biệt:

Thẻ VETC [Thẻ Etag] Thẻ Epass
Phí dán thẻ:
  • Khi dán thẻ người dùng không phải tốn chi phí cho lần đầu tiên nhờ các chương trình hỗ trợ và mất khoảng 120.000 đồng cho lần thứ 2.
Phí dán thẻ:
  • Thẻ Epass hiện đã qua đợt dán miễn phí lần đầu do đó người dùng có nhu cầu dán thẻ Epass phải chịu phí 120.000 đồng để đăng ký dán thẻ
Điểm dán thẻ:
  • Người dùng có thể tìm đến các địa điểm: Trung tâm đăng kiểm, Trạm thu phí VETC hoặc các đại lý của VETC để được dán thẻ
  • Trước đó, VETC triển khai hình thức dán thẻ tại nhà dành cho những ai đã và đang đăng ký thông tin online với thời gian chờ khoảng 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên từ 29/7/2022 đã tạm dừng dịch vụ [Theo thông báo từ VETC].
Điểm dán thẻ:
  • Đa dạng địa điểm để dán thẻ và có thể dán tại các địa điểm như Viettel Post, Viettel Store, trạm thu phí…
Phương thức thanh toán:
  • VETC cho phép người dùng: chuyển khoản, sử dụng app VETC trên điện thoại di động, nạp tiền mặt tại các điểm nạp tiền, nạp tiền qua các ví điện tử [trong đó có ví điện tử VTC Pay – thông tin ƯU ĐÃI NẠP TIỀN VETC bằng ví điện tử VTC Pay]

[phí giao dịch tùy thuộc đơn vị cung cấp dịch vụ nạp tiền]

Phương thức thanh toán:
  • Epass cho phép người dùng: chuyển khoản, liên kết thẻ tín dụng, liên kết với hơn 40 ngân hàng, liên kết ví điện tử hoặc trừ thẳng qua ví điện tử của Viettel

[phí giao dịch tùy thuộc đơn vị cung cấp dịch vụ nạp tiền]

Khác Khác

Ưu đãi nạp tiền VETC bằng ví VTC Pay – Uy tín, nhanh gọn

Việc nạp tiền vào tài khoản VETC của quý khách đang là vấn đề quan trọng: nạp tiền uy tín, tiện lợi, nhưng phải an toàn và nhanh chóng là những điều các đơn vụ cung cấp dịch vụ luôn cố gắng thực hiện.

Chào khách hàng mới sử dụng dịch vụ nạp thẻ VETC, Ví VTC Pay tung chương trình ưu đãi cực hấp dẫn – thêm gắn kết, thêm tin tưởng. Khách hàng vui lòng truy cập ƯU ĐÃI VETC để biết thêm chi tiết về thời gian, điều kiện, các voucher có thể được hưởng.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn VTC Pay với dịch vụ Nạp tiền VETC và các dịch vụ hữu ích khác. Thêm nhiều ưu đãi, cải tiến dịch vụ từng ngày để tăng trải nghiệm tốt đẹp!

Những lưu ý dán thẻ VETC và thẻ Epass: Bạn đã biết chưa?

Lưu ý dán thẻ: Bộ Giao thông vận tải quy định rõ với việc mỗi phương tiện chỉ được đăng ký dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ là Etag hoặc Epass. Do vậy không dán cả 2 thẻ VETC và Epass trên cùng 1 phương tiện cơ giới.

Lưu ý vị trí dán thẻ: Thẻ được dán ở kính hoặc đèn thuận tiện quá trình quét và kiểm tra, do đó tránh tình trạng dán thẻ ở những vị trí không phù hợp hoặc bóc thẻ làm hư hỏng thẻ.

Lưu ý duy trì số dư trong tài khoản gaio thông: Theo quy định 123/2021, phương tiện lưu thông không dán thẻ ETC hoặc có dán thẻ nhưng số dư tài khoản giao thông không đủ tiền để thực hiện thu phí tự động khi đi vào làn ETC sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng [Xem thêm về Mức phạt tại đây]. Ngoài ra, trong tương lai, xe không dán thẻ thu phí điện tử sẽ không đăng kiểm được.

Tạm kết:

Bạn đã lựa chọn dán thẻ gì cho phương tiện đi lại, cảm nhận của bạn về dịch vụ và cách thức vận hành, nạp tiền, chăm sóc khách hàng? Hãy bình luận phía dưới để có thêm những thông tin thú vị nhé!

Thu phí không dừng ETC, anh em chọn dịch vụ của VETC hay ePass của Viettel?

Rất hay và hữu ích!/15 người

Từ ngày 1/8 tới, toàn bộ các tuyến cao tốc trên khắp Việt Nam đều bắt đầu có làn thu phí không dừng [ETC] và tương lai là hướng tới việc chỉ sử dụng hình thức này ở tất cả các làn xe luôn. Cũng kể từ ngày 1/8 thì bắt đầu có 8 trạm thu phí triển khai chỉ sử dụng hình thức ETC. Dạng thu phí này hoạt động bằng cách anh em dán 1 thẻ nhỏ lên đèn chiếu sáng hoặc trên kính lái, chạy xe qua trạm và máy quét sẽ tự động phát hiện rồi trừ tiền vào tài khoản.

Hiện nay trên thị trường có 2 nhà cung cấp dịch vụ này là VETC với thẻ Etag và Viettel với thẻ ePass. Về cơ bản, cách thức hoạt động là như nhau nhưng mỗi một đơn vị cung cấp sẽ mang tới cho chúng ta các hình thức đăng ký, thanh toán...khác nhau. Bài viết này sẽ so sánh một vài điểm khác biệt đó cho anh em dễ hình dung hơn.

Theo thông tin tìm hiểu được trên website của cả 2 dịch vụ thì VETC và cả ePass đều miễn phí dán thẻ lần đầu. Ở cả 2 dịch vụ, cứ mỗi lần cần dán lại thẻ thì thu thêm 120 nghìn. Trước đó ePass triển khai chương trình miễn phí dán thẻ lần đầu trong thời gian giới hạn, nhưng theo mình vừa liên hệ với bên đó để hỏi xem giờ thế nào thì vẫn còn miễn phí. Có thể phí đăng ký lần đầu sẽ thay đổi trong tương lai.

Với VETC, anh em có thể đến các trung tâm đăng kiểm, các trạm thu phí mà VETC đã triển khai dịch vụ của họ hoặc những địa điểm thuộc VETC để dán thẻ. Thông tin về các địa điểm này đều được liệt kệ rõ ràng trên website, anh em có thể vào để tìm nếu có nhu cầu. Ngoài ra thì VETC còn cung cấp hình thức dán tại nhà, anh em đăng ký thông tin online rồi chờ thẻ gửi tới nhà tự dán theo hướng dẫn. Đối với ePass thì nhờ mạng lưới sẵn có và rộng khắp của Viettel Store, Viettel Post thế nên việc đăng ký và dán thẻ cũng có nhiều lựa chọn hơn cho anh em. Mình nghe bảo một số anh em tới các cửa hàng này thì được báo là không có thẻ hay hết thẻ nhưng giờ khi mà sắp tới ngày ETC phổ biến hơn thì Viettel cũng đã làm gì đó để khắc phục các vấn đề trên. Tất nhiên ngoài Viettel Store, Viettel Post, anh em cũng có thể đăng ký và dán ePass ở các trạm BOT mà ePass đang triển khai hoặc ở trung tâm đăng kiểm hay đăng ký dán ở nhà.

Ở tiêu chí này, mình thấy ePass đang có lợi thế hơn một chút. Nhờ khả năng liên kết với thẻ ngân hàng hoặc thông qua ví điện tử Viettel Money, thế nên việc thanh toán với ePass sẽ diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn. Ngoài ra thì anh em cũng có thể nạp tiền vào ePass qua ví Momo. Nhờ liên kết với ví điện tử Viettel Money hoặc tài khoản ngân hàng nên tình trạng hết tiền trong tài khoản gần như là rất khó, hạn chế các phiền phức không đáng khi đi qua trạm. Còn đối với VETC, anh em cần có một lượng tiền đủ để thanh toán trong tài khoản. Có thể nạp tiền bằng cách chuyển khoản thông qua internetbanking; mobile banking của các ngân hàng. Ngoài ra thì trên website, VETC còn cho biết có thể thanh toán qua Momo; Vimo; Payoo...nhưng không nói rõ cách thức sẽ như thế nào. Rõ ràng là việc nạp tiền vào tài khoản bằng cách chuyển khoản sẽ phức tạp hơn, và khả năng mà tài khoản đó hết tiền cũng cao hơn so với khả năng ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng hết tiền.

Trường hợp anh em điều khiển xe qua trạm mà số tiền trong tài khoản ETC không đủ để trả thì sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.

Thẻ của ePass hay VETC thì đều có thể dán ở kính lái hay ở mí trên của đèn chiếu sáng. Nếu dán ở kính lái thì thường dán bên trong và giúp đảm bảo tính nguyên vẹn sau thời gian sử dụng. Dù vậy, nhiều anh em cũng cho biết dán trong kính thì khả năng nhận diện của máy quét khi qua trạm cũng khó hơn, đặc biệt là đối với xe có dán phim cách nhiệt. Còn dán ở đèn xe thì nhận diện dễ dàng hơn.


VETC hiện đã triển khai dịch vụ tại 76 trạm thu phí trên tổng số 114 trạm thu phí còn làn ETC trên toàn quốc. Số còn lại là của ePass. Chi tiết các trạm này anh em có thể truy cập vào website của 2 nhà cung cấp mà mình để dưới cuối bài để tham khảo. Dù vậy, theo như tìm hiểu của mình thì do có liên kết nên xe dán ePass vẫn có thể đi qua các trạm VETC và ngược lại. Do đó, số lượng trạm mà mỗi bên triển khai được thật sự không ảnh hưởng nhiều đến quyết định xem nên dùng của bên nào.

Có anh em nào đang dùng thu phí không dừng của một trong 2 dịch vụ nói trên thì chia sẻ với mình trải nghiệm thực tế của anh em ra sao nha. Mình thấy có 1 điểm mà VETC làm tốt hơn là website của họ rất rõ ràng và không bị lỗi như của Viettel.

25

384 bình luận

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Video liên quan

Chủ Đề