So sánh tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là 2 công thức tính toán để thấy được quy mô và trình bộ bóc lột của nhà tư bản đối vơi người lao động. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, để có thể hiểu được tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì, công thức tính ra sao thì mọi người nên tìm hiểu những thông tin cung cấp dưới đây của Infofinance.vn

Tỷ suất giá trị thặng dư là gì

Giá trị thặng dư là gì

Giá trị thặng dư nhiều người không biết đây là gì, có nhiều người biết dùng nó nhưng cũng không biết nó là cái gì chỉ nghe người khác nói và dùng theo trong khi không hiểu. Vậy nên mọi người nên hiểu giá trị thặng dư trước khi tìm hiểu về tỷ suất giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư chính là giá trị dôi ra hay có thể nói cụ thể hơn là số tiền dôi ra của hàng hóa mang lại khi lấy mức thu của một đầu vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó. Có rất rất nhiều học thuyết nói về giá trị thặng dư và mọi người hay các bạn sinh viên sẽ gặp nhiều trong quá trình học chủ nghĩa Mác Lenin. Các khái niệm đưa ra rất khó hiểu nên để hiểu về giá trị thặng dư là gì mọi người có thể xem ví dụ dưới đây.

Ví du: Ông A – chủ công ty thuê một cậu công nhân vào làm việc cho nhà máy với mức lương 50 nghìn/h và người công nhân này trong 1h đó làm ra 2 sản phẩm mỗi sản phẩm được bán ra có giá là 70 nghìn đồng. Vậy là trong 1h người công nhân đó tạo ra 140 nghìn đồng trong khi đó người chủ chỉ trả cho cậu 50 nghìn đồng/h. Số tiền chênh lệnh trong 1 giờ mà người chủ nhận được đó là 90 nghìn/ đồng. Như vậy 90 nghìn chênh lệch đó gọi là giá trị thặng dư.

Tham khảo thêm: giá trị thặng dư siêu ngạchlà gì

Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

Nói một cách dễ hiểu hơn là tỷ suất giá trị thặng dư chỉ ra tổng giá trị mới do lao động tạo ra

  • Công nhân nhận được bao nhiêu
  • Nhà tư bản [ chủ công ty/ doanh nghiệp/ người thuê] nhận được bao nhiêu

Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Áp dụng vào thời hiện đại ngày nay mọi người có thể dựa vào tỷ suất giá trị thặng dư để xem mình có bị bóc lột sức lao động hay không, mức lương nhận được có tương xứng với sức lao động bỏ ra hay không.

So sánh tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư

  • Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước
  • Tỷ suất giá trị thặng dư là: tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến

Tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư bởi tỷ suất lợi nhuận là dựa trên tỷ suất giá trị thặng dư trừ đi các chi phí khác như máy móc, thiết bị, mặt bằng… Tỷ suất lợi nhuận chỉ phản ánh nguồn lợi đem lại sau cùng cho bên nhà đầu tư còn tỷ suất giá trị thặng dư là phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản.

Khối lượng giá trị thặng dư là gì

Nếu như tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với người lao động thì khối lượng giá trị thặng dư nói lên quy mô bốc lột người lao động.

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giả trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Mọi người có thể hiểu về cơ bản là như vậy nhưng nói chung quy là khái niệm này dùng để chỉ quy mô bóc lột sức lao động của các nhà tư bản đối với người lao động.

Khái niệm giá trị thặng dư

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư

Trong đó:

  • m’ : Là tỷ suất giá trị thặng dư
  • m: Giá trị thặng dư
  • V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động

Bên cạnh đó mọi người còn có thêm một công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư nữa đó là :

m’ = Thời gian lao động thặng dư/ Thời gian lao động tất yếu x 100%

Ví dụ về tỷ suất giá trị thặng dư:

Ví dụ 1 người lao động làm việc 1 ngày là 8h và 4h là thời gian lao động tất yếu thì

m’ = 4/4 x 100% = 100% => Tỷ suất thặng dư là 100%

Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư

Công thức tính khối lượng giá trị thăng dư :

M = m x V

Trong đó:

  • M: Khối lượng giá trị thặng dư
  • m: giá trị thặng dư
  • V: Tư bản khả biến

Ví dụ về khối lượng giá trị thặng dư:

Một doanh nghiệp thuê 100 công nhân lương là 200 đô/tháng, tỷ suất khối lượng thặng dư là 150%.

m’ = m/v x 100% = 150/100%/200 = 300$

=> Khối lượng giá trị thặng dư cả năm của doanh nghiệp đó là

M = m’ x V = 300 x 100 x 12 = 360.000$

Ý nghĩa thực tiễn tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị lao động thặng dư phản ánh gì ?

  • Chỉ rõ được trong tổng giá trị sức lao động tạo ra: Công nhân hưởng bao nhiêu và tư bản chiếm đoạt bao nhiêu => hay nói cách khác thì người lao động được hưởng bao nhiêu và công ty/ doanh nghiệp thuê được hưởng lời bao nhiêu.
  • Chỉ ra trong một ngày lao động: thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình

Tóm lại là tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trình độ bốc lột của các công ty/ doanh nghiệp hiện nay đối với người lao động.

Ý nghĩa thực tiễn giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thăng dư phản ánh gì?

  • Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh về quy mô bốc lột sức lao động của Nhà tư bản
  • Quy mô của chủ nghĩa tư bản tăng, CNTB ngày càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư tăng => Trình độ bốc lột sức lao động tăng.

Hy vọng qua những kiến thức trên đây về tỷ suất giá trị thặng dư là gì mọi người có thể hiểu hơn về 2 khái niệm nay. Với mỗi người lao động đây chính là quyền lợi và biết được bản thân có đang làm việc hiệu quả, khoa học hay không tránh bị bóc lột nhưng bản thân lại không thấy được điều đó.

Tham khảo thêm:

  • Công thức tính vòng quay khoản phải thu

- Tỷ suất lợi nhuận

- Khái niệm : Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.

+ Công thức: nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p’ ta có:

+ So sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư:

Lợi nhuận là hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận cũng là sự chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng giữa m’ và p’ lại có sự khác nhau cả về chất và lượng.

+ Về mặt chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p’ không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.

Về mặt lượng: p’ luôn luôn nhỏ hơn m’, vì:

- Các nhân tố ảnh hướng tới tỷ suất lợi nhuận

+ Tỷ suất giá trị thặng dư:

Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Ví dụ:

Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 200m thì m' = 100%, p’ = 20%.

Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 400m thì m’ = 200%, p’ = 40%.

Do đó tất cả các thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng chính là những thủ đoạn nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản:

Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

Ví dụ:

Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 70c + 30v + 20m thì p’ = 30%.

Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.

Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng thì suất giá trị thặng dư cũng có thể tăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất lợi nhuận.

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản:

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.

Ví dụ:

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + [20 + 20] m thì p’ = 40%.

Vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến:

Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Vì theo công thức:

Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p' càng lớn.

Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quảcao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề