So sánh áo dài và hanbok bằng tiếng hàn

Bản dịch tiếng Việt:

Show

Trang phục truyền thống: HANBOK VÀ ÁO DÀI
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc cũng như áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Ngày xưa, mọi người thường mặc Hanbok nhưng ngày nay người ta chỉ mặc vào những ngày đặc biệt như lễ Tết hay đám cưới. Nữ thì mặc váy và áo ngoài, nam thì mặc quần và áo ngoài. Khi đi ra đường thì mặc áo khoác choàng. Trẻ em thì mặc Hanbok đủ màu sắc vào ngày thôi nôi hoặc lễ Tết.
Người Việt Nam cũng thường mặc áo dài vào dịp lễ Tết hoặc cưới hỏi. Bình thường các cô đi dạy hay các chị khi đi làm ở công sở thường mặc áo dài đủ các màu sắc. Đặc biệt, áo dài trắng là đồng phục của nữ sinh cấp 3. Áo dài việt nam rất đẹp và nữ tính.

So sánh áo dài và hanbok bằng tiếng hàn

[Đọc – Dịch tiếng Hàn] 한복과 아오 자이 Hanbok và Áo dài (Việt Nam)

0
5277
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Linkedin
LINE
Naver
한복과 아오 자이 – HANBOK VÀ ÁO DÀI

한복은 한국의 전통의상이고 아오 자이는 베트남의 전통의상입니다.
옛날에 한국 사람들은 한복을 자주 입었지만 지금은 설날이나 결혼식에만 한복을 입습니다.
여자는 치마와 저고리를 입고, 남자는 바지와 저고리를 입습니다. 그리고 외출할 때 두루마기를 입습니다. 어린이들은 설날이나 돌 때 화려한 한복을 입습니다.
베트남 사람들도 설날이나 결혼식 때 아오 자이를 입습니다. 보통 학교 선생님이나 회사에 다니는 여성들은 여러 가지 색깔의 아오 자이를 입습니다. 특히 하얀 아오 자이는 고등학교 여학생의 교복입니다.

Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc cũng như áo dài là trang phục
truyền thống của Việt Nam. Ngày xưa, mọi người thường mặc Hanbok nhưng ngày nay người ta chỉ mặc vào những ngày đặc biệt như lễ Tết hay đám cưới. Nữ thì mặc váy và áo ngoài, nam thì mặc quần và áo ngoài. Khi đi ra đường thì mặc áo khoác choàng. Trẻ em thì mặc Hanbok đủ màu sắc vào ngày thôi nôi hoặc lễ Tết.
Người Việt Nam cũng thường mặc áo dài vào dịp lễ Tết hoặc cưới hỏi. Bình thường
các cô, đi dạy hay các chị khi đi làm ở công sở thường mặc áo dài đủ các màu sắc. Đặc biệt, áo dài trắng là đồng phục của nữ sinh cấp 3.

Từ vựng:
  • 의상: y phục, trang phục
  • 옛날: ngày xưa, thuở xa xưa
  • 저고리: Jeogori; áo của bộ hanbok (Phần áo trên của bộ hanbok – trang phục truyền thống của người Hàn Quốc.)
  • 외출하다: đi ra ngoài
  • 두루마기: Durumagi, áo khoác Hanbok (có vạt áo dài xuống, chủ yếu mặc khi ra ngoài.)
  • 화려하다: hoa lệ, tráng lệ, sặc sỡ
  • 색깔: màu sắc, nét đặc sắc
  • 교복: đồng phục học sinh

– Đọc thêm các bài luyện đọc dịch tiếng Hàn khác:click tại đây
– Học tiếng Hàn qua đoạn hội thoại trong cuộc sống:click tại đây

Nếu có vấn đề thắc mắc, hãy tham gia group sau để thảo luận:
– Facebook:Hàn Quốc Lý Thú
– Tham gia group thảo luận tiếng Hàn:Bấm vào đây

Nếu có ngữ pháp nào không hiểu, bạn hãy tham khảo link sau:
– Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp:click tại đây
– Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp và cao cấp:click tại đây

Hanbok Hàn Quốc - Trang phục truyền thống, nét đẹp văn hóa “xứ kim chi”

Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là một trong những giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia này. Cũng giống như áo dài của Việt Nam, Kimino của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có loại trang phục truyền thống vô cùng ấn tượng không chỉ dành cho phụ nữ mà cả cánh đàn ông.

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của Hàn Quốc là một việc làm thú vị mà nếu bạn đã có điều kiện đến Hàn Quốc du học hoặc định cư thì bạn nên hiểu về bộ trang phục truyền thống mà rất có thể bạn sẽ hào hứng được một lần mang trên mình.

So sánh áo dài và hanbok bằng tiếng hàn

Áo dài và Hanbok tinh hoa trong nền văn hóa dân tộc Việt – Hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.9 KB, 20 trang )

3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

ÁO DÀI VÀ HANBOK
TINH HOA TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT –HÀN
SVTH: Bùi Phương Anh, Nguyễn Thị Hồng Duyên,
Nguyễn Linh Huệ, Phạm Thị Bích Ngọc 3H13
GVHD: Lê Thị Hương

I. LỜI MỞ ĐẦU
Từ ngàn xƣa, ông cha ta đã nói”Ngƣời đẹp vì lụa”- tức là mỗi bộ trang phục đều có
chức năng tô điểm và làm đẹp thêm cho con ngƣời. Và đó cũng chính là nhu cầu thiết yếu
của mỗi chúng ta. Bởi vậy, trang phục luôn là một trong những yếu tố hàng đầu, phát triển
cùng với mỗi bƣớc đi của lịch sử. Nhƣng dù có ở giai đoạn nào thì trang phục vẫn luôn gắn
liền với con ngƣời và gắn với quan niệm về cái đẹp đƣơng thời. Hay nói cách khác, trang
phục là hiện thân rõ nét của cá tính, của nét đặc trƣng, của tinh hoa mỗi dân tộc từ xƣa đến
nay. Và loại trang phục làm tốt nhiệm vụ ấy nhất chính là TRANG PHỤC TRUYỀN
THỐNG.
Kimono của Nhật Bản, bộ Xƣờng xám duyên dáng của Trung Quốc, bộ Hanbok ấn
tƣợng xứ Kim Chi… Bạn có thể đã rất ngƣỡng mộ khi nhìn thấy những bộ trang phục ấy
nhƣng chúng tôi tin chắc bạn cũng sẽ không bao giờ bạn thôi tự hào về tà áo dài Việt Nam.
Đó đều là những nét đặc sắc, không chỉ thuộc về riêng một đất nƣớc, một quốc gia nào mà
là tinh hoa của toàn nhân loại.
1. Lý do chọn đề tài
“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó đƣợc, và có quý trọng dĩ vãng thì
mới tìm đƣợc hƣớng đi cho tƣơng lai”– đó chính là lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê gửi
tới những ai yêu thích và say mê với nền văn hóa dân tộc.
Việt Nam là một trong những nƣớc có nền văn hóa cổ xƣa trên thế giới. Là những
sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc, chúng em muốn đi từ gốc rễ để tìm hiểu về văn hóa của đất
nƣớc mình, và đồng thời cũng muốn tìm hiểu thêm đất nƣớc Hàn Quốc nhiều màu sắc, để


từ đó có những đánh giá chính xác hơn về Việt Nam và Hàn Quốc.
Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện và phản ảnh văn hóa của mỗi quốc gia
một cách rõ nét nhất nên chúng em quyết định chọn”Áo dài và Hanbok – Tinh hoa trong
nền văn hóa dân tộc Việt - Hàn”làm chủ đề nghiên cứu.
Từ việc tìm hiểu về trang phục, chúng ta có cơ hội cùng nhìn lại lịch sử để khám phá
ra những nét văn hóa tiềm ẩn củ dân tộc mình, sống dậy tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, từ
đó thêm yêu thƣơng, trân trọng, kế thừa, tiếp thu và sáng tạo có hiệu quả nét văn hóa
truyền thống. Đồng thời, việc tìm hiểu về văn hóa nƣớc bạn sẽ mang lại cho chúng ta cái
nhìn mới mẻ hơn, đa chiều hơn về văn hóa nhân loại.

127


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

2. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này góp phần giúp cho mọi ngƣời có một cái nhìn toàn diện về
áo dài và Hanbok cũng nhƣ là vai trò quan trọng của nó trong nền văn hóa hai đất nƣớc
Việt Nam và Hàn Quốc.
Thêm vào đó, việc nghiên cứu này đƣợc thực hiện với mục đích hƣớng mọi ngƣời về
với cội nguồn, với lịch sử dân tôc, từ đó thêm yêu, thêm tự hào về đất nƣớc mà cố gắng gìn
giữ, phát huy.
Đồng thời, việc đặt tƣơng quan với trang phục truyền thống Hàn Quốc sẽ mang lại cái
nhìn đa chiều hơn về trang phục truyền thống và đặc biệt là mỗi quan hệ giữa trang phục
truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu
 Thu thập thông tin về đề tài nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu và các công

trình nghiên cứu liên quan.
 Thông qua các tạp chí, trang web
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu và chứng minh
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
1.1.1. Khái niệm
Trang phục hay y phục là những đồ để mặc nhƣ quần, áo, váy…; để đội nhƣ mũ, nón,
khăn… và để đi nhƣ giầy, dép, ủng. Ngoài ra, trang phục còn có thêm thắt lƣng, gang tay,
đồ trang sức. Chức năng thiết yếu nhất của trang phục chính là bảo vệ con ngƣời. Nói một
cách khác, trang phục chính là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống mỗi con
ngƣời. Với tính chất thực dụng nó là là một sản phẩm, nhƣng xét dƣới góc độ thẩm mỹ nó
lại là một tác phẩm.
Trong”Ngàn năm áo mũ”của Trần Quang Đức có đƣa ra một khái niệm về trang phục,
đó là: “trang phục không chỉ là một nhân tố của sinh hoạt đời thƣờng mà trang phục đƣợc
hiểu là một phần của văn hiến nƣớc nhà”.
Truyền thống: chính là những đức tính, phong tục tập quán, tƣ tƣởng, lối sống... đƣợc
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của mỗi quốc gia, dân tộc.
Văn hoá: là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên qua
n đến mọi mặt về cả tinh thần, vật chất của con ngƣời. Có thể hiểu,”Văn hoá là toàn bộ các
giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo để làm cho cuộc sống mỗi ngày một đẹp

128


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

hơn”. Bản chất của văn hoá là mang đặc trƣng của một cộng đồng ngƣời chính vì vậy văn

hoá không có tính cá nhân riêng biệt. Bên cạnh đó văn hoá là kết tinh của thiên tính và cá
tính nên nó có rất nhiều cung bậc. Cung bậc ở đây ta có thể hiểu một cách khái quát là:
thanh âm, màu sắc, và cũng có thể là giai điệu. Tất cả đều đƣợc xƣớng lên từ cội nguồn sâu
xa của vă hoá truyền thống.
Theo nhƣ Trần Ngọc Thêm,”văn hóa”đƣợc cho là một hệ thống hữu cơ các giá trị vất
chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên, xã hội.
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan
Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân ngƣời từ cổ đến chân
hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thƣờng đƣợc mặc vào các dịp lễ
hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể
không nói đến áo dài.
Hanbok – là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, đại diện cho một trong những nét
điển hình nhất trong văn hóa xứ Hàn. Cũng giống nhƣ trang phục truyền thống của Việt
Nam.
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, không thể thiếu trong những lễ hội
và đƣợc sử dụng trong những dịp quan trọng. Trang phục han-bok (한복)có đặc điểm là
đƣờng may đơn giản, không có túi. Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một
áo vét kiểu bô-le-rô, thƣờng đƣợc gọi là ch''ima(치마)chogori (조고리).”Ch''ima”trong
tiếng Hàn có nghĩa là”váy”còn”chogori”có nghĩa là”áo vét”. Bộ han-bok của nam giới thì
gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và đƣợc gọi là”paji”(바지). Thông thƣờng, hanbok nam rộng rãi và có viền ở gấu. Cả hai bộ y phục này đều có thể đƣợc mặc với một
chiếc áo choàng dài có đƣờng nét tƣơng tự (gọi là turumagi) trùm ra bên ngoài.
1.2. Vai trò, vị trí của trang phục truyền thống trong nền văn hóa dân tộc
Theo nhƣ Các Mác, trang phục là đối tƣợng của thị giác, một trong hai giác quan dễ
cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế phải là một biểu hiện bên ngoài và một của nội dung bên
trong mang đầy đủ những chuẩn mực lành mạnh, hài hòa, thanh lịch và thực tiễn.
Nếu nhƣ”trang phục”chỉ đơn giản là đồ để mặc lên ngƣời có tác dụng bảo vệ và làm
đẹp thì”trang phục truyền thống”lại là một khái niệm có ý nghĩa hơn bởi nó gắn trong mình
hai chữ”truyền thống”tức là vừa phải đảm nhận chức năng của”trang phục”vừa phải gắn
liền với yếu tố lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia. Và”trang phục truyền thống”có một

vai trò không nhỏ trong nền văn hóa của mỗi quốc gia.
Tại sao lại có thể nói nhƣ vậy? Bởi trang phục chính là sự phản ảnh của văn hóa, của
lối sống, của phong tục tập quán mỗi dân tộc. Tù nghìn xƣa, khi đã có sự xuất hiện của
trang phục thì ông cha ta đã chú trọng để tao ra những trang phục có độ linh hoạt trong
việc sử dụng cao, để phù hợp với tính chất công việc con ngƣời. Bởi thế, lối sông ấy cũng

129


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

đƣợc thể hiện qua trang phục. Trang phục còn thể hiện thị hiếu của con ngƣời, qua đó biểu
lộ những đánh giá, quan niệm của con ngƣời. Và đặc biệt với trang phục truyền thống thì
nó lại mang một giá trị lâu bền hơn bao giờ hết vì từ lúc nó xuất hiện, trải qua biết bao
những thăng trầm của lịch sử nó vẫn giữ đƣợc nét đẹp của mình, và quan trọng là nét đẹp
ấy vẫn đƣợc cho là chuẩn mực ở mọi thời kì lịch sử.
Trang phục truyền thống là biểu tƣợng của mỗi đất nƣớc, là hiện thân của nhân dân.
Bởi những ý nghĩa của nó, ở bất kì quốc gia nào, trang phục truyền thống luôn xuất hiện
trong những sự kiện mang quan trọng của gia bản thân, của gia đình và của cả đất nƣớc
nữa.
Có thể thấy, không có một đất nƣớc nào là không có trang phục truyền thống. Mỗi
quốc gia hình thành đều có quá trình phát triển, và gắn liền với nhu cầu ăn mặc của con
ngƣời, mỗi vùng, mỗi đất nƣớc còn có những trang phục đặc trƣng khác nhau.
Chính bởi sự phản ánh của văn hóa lên trang phục, trang phục, đặc biệt là trang phục
truyền thống là một phần không thể thiếu của văn hóa. Đó không chỉ là cá tính, là khí
phách mà còn là niềm tự hào của mỗi dân tộc.
2. Áo dài - tinh hoa trong nền văn hóa Việt
2.1. Quá trình hình thành và phát triển

“Cây có cội,nƣớc có nguồn”, để tìm hiểu về áo dài, hãy ngƣợc dòng thời gian để tìm
về quá khứ, từ thời mà chiếc áo dài còn ở hình dáng sơ khai nhất.
Cho đến nay vẫn chƣa ai có thể tìm rõ và xác định đƣợc nguồn gốc của áo dài nhƣng
có ghi chép cho thấy thủy tổ của áo dài chính vốn làm bằng da thú và lông chim, xuất hiện
vào thời Hai Bà Trƣng (năm 38-42 trƣớc Tây Lịch). Đó đƣợc coi là y phục xa xƣa nhất
của ngƣời Việt, đƣợc xuất hiện trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lữ cách nay khoảng vài
nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.
Có tƣơng truyền, vào trận đánh cuối cùng với quân nhà Hán, hai Bà trƣng đã mặc áo
hai tà giáp vàng, che lọng vàng với trang sức lộng lẫy. Và để tƣởng nhớ đến Hai Bà Trƣng,
ngƣời phụ nữ Việt Nam đã tránh mặc chiếc áo có hai tà bằng cách thay bằng bốn tà, tƣợng
trƣng cho bốn bậc sinh thành nên hai vợ chồng.
Có nghiên cứu khác lại cho rằng, ở thời đó, với điều kiện thô sơ và hạn chế, chỉ có thể
dệt đƣợc thành những mảnh vải khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh mới có thể tạo thành một
chiếc áo hoàn chỉnh, quen gọi là áo tứ thân.
Nói một cách khác, có thể cho rằng, chiếc áo tứ thân mộc mạc đƣợc ƣa chuộng trong
các dịp lễ hội thời xƣa đƣợc coi là tiền thân của tà áo dài truyền thống.
Vũ Vƣơng Nguyễn Phúc Khoát đƣợc xem là ngƣời có công khai sáng và định hình
chiếc áo dài Việt Nam. Chịu ảnh hƣởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ
XVI, lối ăn mặc của ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng hay theo ngƣời phƣơng Bắc. Trƣớc làn

130


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vƣơng Nguyễn Phúc Khoát
đã ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó mà thi
hành. Trong sắc dụ đó, ngƣời ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt

Nam, nhƣ sau: “Thƣờng phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay
rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không đƣợc xẻ
mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì đƣợc
phép). Về lễ phục, thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm, vải đen, hoặc vải trắng. Còn
các bức viền cổ và kết lót thì vẫn dùng nhƣ trƣớc....”(sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên).
Vậy, bộ quần áo có nút thay thế cho váy, áo xẻ ngực thắt dây đã ra đời. và Căn cứ
theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời
và chính thức đƣợc công nhận là quốc phục dƣới triều chúa Nguyễn Vũ Vƣơng (17391765). Sau một thời gian, thấy quần hai ống không hợp với thuần phong mỹ tục, Nguyễn
Phúc Khoát giao cho triều thần, pha phối từ mẫu áo dài của ngƣời Chăm để che kín bớt
quần hai ống. Và lúc này áo dài giống nhƣ áo của ngƣời Chăm, nhƣng có xẻ nách.
Đến đời Gia Long – Minh Mạng, chiếc áo dài tứ thân đƣợc biến cải thành áo ngũ thân
đi đôi với quần hai ống; rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Áo ngũ thân
cũng đƣợc may nhƣ áo tứ thân, nhƣng vạt áo bên phải phía trƣớc chỉ đƣợc may bằng một
thân vải, còn vạt áo bên trái đƣợc may bằng hai thân vải nhƣ vạt áo đằng sau. Ngoài ra, áo
ngũ thân có khuy áo nhƣ áo đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy nhƣ áo dài ngày nay hoặc
thắt vạt nhƣ áo tứ thân.
Về ý nghĩa, bốn thân áo chính tƣợng trƣng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt
con) tƣợng trƣng cho ngƣời mặc áo; năm chiếc khuy tƣợng trƣng cho đạo làm ngƣời theo
quan niệm Nho gia: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Bƣớc sang năm 1884, khi vƣơng triều Nguyễn không đủ khả năng kháng cự trƣớc sức
mạnh xâm lƣợc của thực dân Pháp. Buộc phải ký hòa ƣớc Patenôtre chấp nhận sự cai trị
của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Dƣới chính sách cai trị của Pháp, làn sóng văn hóa Âu Tây có điều kiện tràn vào Việt
Nam, ảnh hƣởng lớn đến thị hiếu của dân Việt. Những ngƣời tƣ sản, tiểu tƣ sản, tầng lớp
thanh niên thành thị với các phong trào”đã cụ, nghênh tân”: Sống mới, Vui khỏe, Trẻ
trung… Chiếc áo dài xƣa cũng theo xu thế chung đó, bắt đầu đƣợc thay đổi.Ngƣời mở đầu
cho phong trào cách tân trong giai đoạn này là họa sĩ Nguyễn Cát Tƣờng với kiểu áo dài
Lemur, năm 1934.
Từ áo ngũ thân, Nguyễn Cát Tƣờng, ý tƣởng:
Phần áo: “Từ bụng trở, ta nên thu hẹp lại cho mất vẻ lòe xòe. Nhƣng có một điều tôi

muốn các bạn để ý theo hơn hết là nên bỏ hẳn chiếc vạt con và cho chùng thêm các vạt
chính. Ngoài hai việc lau tay và hỉ mũi, ta để vạt con không những không có ích gì thêm
nữa, mà nó lại còn bất tiện, vì về mùa rét ta mặc hai, ba áo kép một lúc thì những vạt con
ấy chồng chất lên nhau sẽ làm cho ta khó chịu và ngƣời trông sẽ thành một bên phồng cộm,
còn một bên lép kẹp. Còn các vạt chính, tôi khuyDên nên cho dài chút nữa…”

131


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Phần quần: “Nhƣng một ý tƣởng vụt qua làm tôi bàng hoàng sực nghĩ tới một thứ,
một thứ mà đáng nhẽ ra phải nói ngay từ đầu, vì nó là phần đầu, phần chính, phần cốt yếu
trong y phục. Nó là… là… nói ra sợ chẳng ai tin, nó là cái quần. Phải chính cái quần…Phụ
nữ ta mới ít đƣợc biết bỏ cái màu đen di truyền, nó âm thầm buồn tẻ mà may bằng những
thứ màu trắng… Vậy quần của bạn gái tôi thiết tƣởng nên thay đổi theo cách sau: Từ cạp
đến đầu gối nên thu hẹp bớt để vừa khít với thân hình, nhƣ thế những vẻ đẹp thiên nhiên
của từng ngƣời mới lộ ra đƣợc. còn từ đầu gối trở xuống đến chân, hai ống quần lại phải
may rộng dần ra để khi đi đứng cái dáng điệu của các bạn đƣợc tăng thêm vẻ nhẹ nhàng.
Còn trên cạp thì có hai lối: lối thứ nhất (trong hai hình tròn) may mổ tựa nhƣ quần tây,
nhƣng hai miếng hai bên phải rộng và dài hơn để có thể buộc khép vào với nhau đƣợc. Dải
rút ta sẽ thay vào hai cái rải cùng thứ vải may quần dính vào hai đầu cạp rồi thắt chéo sang
cạnh sƣờn. Nếu muốn cẩn thận hơn chút nữa, ta có thể thêm mấy cái khuy bấm ở bên cạnh
mép (chỗ quần mổ) cài vào với nhau. Lối thứ hai thì cũng nhƣ cạp quần thƣờng, nhƣng có
một điều nên (để) ý là đừng may rộng quá.”Cụ thể, áo dài Lemur, có cổ đứng cao từ 1cm
đến 2 cm, tay thẳng, may liền vải, cổ tay hẹp, viền nhỏ. Có kiểu ở cửa tay, gấu, nẹp cài cúc
đều viền vải khác màu thành đƣờng nẹp rộng khoảng 0,5cm gọi là áo lé nẹp, có loại gấu áo
vê tròn lẳn.Điểm đáng chú ý nhất của áo dài Lemur là khuy áo đƣợc cài trên vai, áo thắt eo,

nối vai, tay phồng đi với quần ống loa. Chất liệu vải dùng để may áo là vải Tây, sử dụng
các màu sắc tƣơi sáng thay cho các tối: nâu, đen.
Nhƣng trong lúc này, chiếc áo dài Lemur, chỉ đƣợc một số ít có”tƣ tƣởng Tây”mặc,
phần còn lại không mấy hoan ngênh. Vì theo văn hóa Nho gia truyền thống, đề cao cộng
đồng xã hội và gia đình. Phụ nữ không đƣợc xem là những cá thể, bổn phận của phụ nữ là
việc”xó bếp”, nên không cần phải làm dáng, không cần phải quần quần, áo áo… làm đẹp
(theo nghĩa hiện đại); do vậy, áo Lemur”thắt lƣng, bó eo”–”khêu gợi”là điều tối kỵ, trái với
quan niệm Nho phong, Lễ giáo. Chính vì những lẽ đó, áo dài Lemur đƣợc cách tân…
Trên cơ sở áo dài Lemur, một họa sĩ tên Lê Phổ: bỏ các điểm nhấn ở cổ áo, tay áo,
phồng tay; đƣa thêm các yếu tố của áo tứ thân, ngũ thân vào. Tạo ra một kiểu áo vạt dài, cổ
kín, cài nút bên phải, ôm sát thân ngƣời, trong khi hai vạt dƣới đƣợc tự do bay lƣợn, vẫn
kết hợp với quần ống loa. Áo dài Lê Phổ đƣợc may bằng vải màu mặc với quần trắng…
kiểu áo này đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận.
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), áo dài chỉ đƣợc phổ biến ở các thành
phố do Pháp tạm chiếm. Còn các vùng khác, dƣờng nhƣ không đƣợc chú ý…
Ngay từ năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam vừa tuyên bố độc lập; các phong
trào”diệt giặc đói, giặc dốt”đang đƣợc phát động. Đồng thời, nhằm tiết kiệm hơn nữa, ngày
20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, trong”Đời sống mới”đã vận động ngƣời dân vùng tự
do bỏ thói quen mặc áo dài vì mặc áo dài không mấy tiện cho việc đi đứng. Lại thêm, áo
dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may đƣợc ba cái áo ngắn. Nên nếu chỉ mặc áo ngắn có
thể dƣ đƣợc một khoảng tiền lớn trong năm. Cuộc vận động này dần dần đã đƣợc ngƣời

132


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

dân hƣởng ứng. Cho nên có một thời gian, áo dài không còn là trang phục thông dụng của

phụ nữ Việt Nam ở bắc vĩ tuyến 17.
Từ sau năm 1954, với hiệp định Giơ-ne-vơ đất nƣớc bị chia cắt thành 2 miền, chiến
tranh chống Mỹ nổ ra sau đó. Ở miền bắc áo dài vẫn không thích hợp với những cuộc sống
khó khăn của dân Việt; áo dài chỉ đƣợc tiếp tục phát triển ở miền nam.
Đầu thập niên 1960, nhà may Dung ở phƣờng Đakao, Sài Gòn đƣa ra một kiểu áo dài
mới, áo dài Raglan (giác lăng). Điểm mới của áo dài nhà may Dung: tay dài raglan tay áo
và thân áo đƣợc nối xéo góc khoảng 45 độ, hai bên nách và vai không có những đƣờng
nhăn (so với kiểu áo trƣớc đó) ôm sát ngƣời hơn. Áo đƣợc mặc với quần xéo. Quần may
bằng vải mềm, đƣợc xếp xéo góc khi cắt, có hông ôm sát ngƣời và hai ống dài qua mắt cá
chân.
Thời gian khi hàng ni-lông tràn ngập miền nam, áo dài lại có một biến tƣớng khác,
các kiểu áo dài mỏng xuất hiện, cổ khoét sâu xuống, cổ tròn, cổ vuông, cổ nhọn… có loại
không tay, may liền, thân áo có hoa văn.
Sang những năm 1968, áo dài lại biến dạng, mở đầu cho loại áo của giai đoạn này là
Trần Lệ Xuân với phong trào Phụ nữ liên đới, lấy kiểu áo tầm vông của ngƣời phụ nữ
Khmer chƣa chồng, may cổ hở cho chiếc áo dài Việt. Đây là loại áo dài Mini Raglan, vốn
là áo Raglan nhƣng đƣợc cắt may ngắn hơn: tà áo rất hẹp, vạt ngắn đến đầu gối, cổ cao, tay
áo ngắn, có tay rộng, tà đƣợc xẻ cao. Kiểu Mini Raglan này đƣợc các nữ sinh Sài Gòn ƣa
chuộng mãi cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Trong giai đoạn gần đây, do có sự đa dạng về vải, chiếc áo dài nữ vẫn tiếp tục có
những thay đổi. Nhƣng sự thay đổi không lớn, về bản chất kết cấu trƣớc đó vẫn đƣợc đảm
bảo. Cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc
vén cao, lúc hạ thấp; eo áo thí lúc nhỏ lúc to. Những thay đổi này đi đôi với những thay đổi
nhỏ của chiếc quần: chân què qua đáy giữa, lƣng quần thắt giải rút rồi tới giây thung, gài
nút, và sau cùng là dùng phẹc-mo-tuya (fermeture), ống quần thì lúc rộng lúc hẹp theo thị
hiếu thẩm mỹ của từng giai đoạn…
Trong giai đoạn hiện nay, áo dài lại có nhiều biến tấu khác, từ tay áo, cổ áo, vạt áo
đến cách kết hợp với kiểu quần… Rất đa dạng, tùy theo sở thích, ý tƣởng của từng ngƣời.
Trong xã hội hội nhập hiện nay, áo dài góp phần tạo nên nét riêng độc đáo trong các buổi
trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế và trong các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nƣớc, các

festival trang trọng và bề thế. Nhiều nhà thiết kế Áo Dài Việt Nam đã đƣợc biết đến trên
thị trƣờng quốc tế nhƣ Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, La Hằng… Tất cả đều góp
phần làm rạng danh tên tuổi trang phục Áo dài – Biểu tƣợng văn hóa của Việt Nam.
Để có sự phát triển nhƣ ngày hôm nay, nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy chiếc áo dài
quả thật có một lịch sử rất lâu đời…

133


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

2.2. Các kiểu áo dài cơ bản
2.2.1. Áo dài nữ giới
Thuở xƣa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay chiếc váy
đó chỉ còn rải rác ở một số vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài
đã trở thành biểu tƣợng của phụ nữ Việt Nam.
Nhƣ lịch sử còn ghi lại cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm. Ở
miền Bắc vua Lê chúa Trịnh trị vì, ở Miền Nam các chúa Nguyễn miệng nói thuần phục
nhà Lê song thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của đằng trong để củng cố địa vị
cho sự nghiệp: “Vạn đại dung thân”. Năm 1744 trong dân gian miền Nam bỗng lƣu truyền
một câu sấm”Bát đại thời hoàn trung đô”(tức là ở lại kinh đô Thăng Long ngay). Câu sấm
này làm cho chúa Nguyễn Phúc Khoát giật mình. Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát đã
họp bàn để tìm ra hƣớng giải quyết”hoàn”Trung Đô. Một thời gian sau các đại quan đã
trình bày với chúa Nguyễn rằng”Muốn thực sự có một vƣơng quốc mới để đổi mạng trời
thì phải thay đổi lễ nhac, thay đổi văn hoá”. Văn hoá đó là trang phục.
Và kể từ đó phân biệt với phụ nữ hai miền thì phụ nữ miền Bắc mặc váy phụ nữ
miền Nam mặc quần có đáy (hai ống) nhƣ đàn ông. Với con mắt phong kiến, võ vƣơng
thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông khêu gơi quá nên ông bèn cho triều thần nghiên cứu

tham khảo áo dài của ngƣời Chăm (Giống áo ài Việt Nam ngày nay nhƣng không xẻ nách)
và chiếc áo dài thƣợng Hải (xẻ đến đầu gối) để từ đó chế ra áo dài Việt Nam. Vì thế có thể
coi chiếc áo dài của ngƣời phụ nữ đầu tiên giống nhƣ chiếc áo dài của ngừời Chàm nhƣng
có xẻ nách. Chiếc áo dài ngày nay hội tụ cả hai yếu tố của phƣơng Bắc và phƣơng Nam tạo
nên sự cân đối hài hoà.
Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm
thân hay năm tà. Mỗi thân áo trƣớc và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo.
Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trƣớc. Tay áo may nối phía dƣới khuỷu
tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay nhƣ thế là vì các loại vải tốt nhƣ lụa, sa, gấm, đoạn...
ngày xƣa chỉ dệt đƣợc rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thƣờng ôm sát ngƣời, rồi
tà áo may rộng ra từ sƣờn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung
bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm.
Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhƣng
phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tƣơi, sáng hơn, đƣợc nhập khẩu từ châu Âu.
Thời kỳ này, gấu áo dài thƣờng đƣợc may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp
tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen
dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện,
nhƣng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phƣơng Tây dệt có khổ rộng hơn
vải ta. Tay áo vẫn may nối.
Đến khoảng những năm 1950, sƣờn áo dài bắt đầu đƣợc may chiết eo. Các nhà may
lúc đó đã cắt áo lƣợn theo thân ngƣời. Thân áo sau rộng hơn thân trƣớc, đặc biệt là phần

134


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên

trong khi gấu đƣợc hạ thấp xuống. Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lƣợng đông đảo các
nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo
đƣa ra những mẫu mốt mới...Chất liệu mới cho áo Dài đƣợc kết hợp từ những tấm vải mẫu,
thƣờng đƣợc trang trí bằng những đƣờng nét thủ công hoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng
lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo”công
thức”cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tƣợng Ngọc Nữ thế kỷ XVII.
2.2.2. Áo dài nam giới
Có lẽ sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập tới trang phục áo dài dành cho nam giới.
Theo nhà nghiên cứu Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn
đội đầu cũng là một trang phục truyền thống của phái nam. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành
từ thời chúa Nguyễn Vũ Vƣơng thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thông
thoáng hơn.”Thƣờng phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc
rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ.
Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng đƣợc”(trích
sắc dụ này). Từ thập niên 1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo
dài nam phục hai vạt cũng phải xuất hiện khoảng thời gian đó.
Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về
quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn
mặc của ngƣời khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái
thay vì bên phải giống nhƣ ngƣời Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào
Duy Anh ). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thƣờng bằng the mỏng, và mặc ra
ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam).
Có thể ngay từ đầu,”quốc phục sơ khai”của nam giới đã chỉ có hai vạt và đƣợc biến cách
trên chiếc áo Tàu”nhà Thanh": dài gần tới gối và có đƣờng xẻ hai bên từ hông trở xuống.
Đến thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì đƣợc thay đổi chút ít cho gần gũi
chiếc áo dài nữ phục.
Ngày nay, ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh thanh niên mặc áo dài, chỉ những ngƣời có
tuổi trong trang phục áo dài truyền thống. Ta có thể đƣa ra lí do giải thích cho điều này:
Phải chăng áo dài nữ phục có quá trình hình thành và phát triển lâu hơn. Hơn nữa áo dài nữ
đƣợc quy định bởi văn bản pháp quy (sắc dụ của chúa Nguyễn Vũ Vƣơng) và chuẩn mực

ăn mặc rõ ràng hơn (Chiếu quy định của Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh của áo dài
nữ phục). Do đó khi nói tới áo dài ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời ngoài nƣớc thƣờng nghĩ đến
chiếc áo dài nữ giới.
2.3.3. Áo dài trẻ em
Trẻ em Việt Nam thƣờng mặc áo dài trong dịp lễ tết, đám cƣới.Trang phục áo dài của
các em thƣờng có màu sáng nhƣ màu đỏ,màu hồng,và thƣờng đội khăn xếp tƣợng trƣng
cho sự trong sáng,hồn nhiên.Qua đó muốn gửi gắm thông điệp về một cuộc sống hạnh
phục tƣơi đẹp.

135


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

2.3.4. Áo dài váo ngày lễ
a. Áo dài trong ngày cƣới
Nhân dân ta mỗi khi nói đến ngày cƣới vẫn thƣờng cho rằng: “Trăm năm mới có một
lần”có lẽ do đó mà từ trƣớc đến ngày nay những bộ trang phục trong ngày cƣới bao giờ
cũng hết sức đặc biệt.
Thời xƣa bộ trang phục mà các co dâu mặc trong ngày cƣới cũng chính là trang phục
các cô mặc trong ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc: Áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài. Cho
đến khi áo dài chính thức trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam thì trong ngày
cƣới cô dâu thƣờng mặc áo dài đỏ và trắng. Màu trắng biểu hiện sự tinh khiết cả về thể xác
lẫn tâm hồn, còn màu đỏ thể hiện ƣớc mơ hai vợ chồng sẽ trăm năm hạnh phúc, son sắc,
thuỷ chung. Nhƣng cho đến ngày nay áo dài chỉ đƣợc thấy trong các đám hỏi, nạp tài, dạm
ngõ. Còn trong các ngày cƣới chính thức các cô dâu thƣờng chọn cho mình chiếc váy âu
cách tân sang trọng.
b. Áo dài trong tang lễ

Đối với ngƣời Việt Nam chọn trang phục để mặc trong tang lễ là điều rất quan trọng.
Vì không gian tang lễ khác hoàn toàn so với các không gian khác. Đến tang lễ không chỉ là
chia buồn với gia đình ngƣời đã mất mà còn phải thể hiện sự tôn kính trân trọng đối với
ngƣời đã khuất. Từ xƣa đến nay trang phục trong tang lễ là bộ đồ xô gai. Tuy vậy áo dài
vẫn đƣợc lựa chọn để mặc. Và một điểm đáng chú ý ở đây nữa là áo dài phải là những
ngƣời thân, hàng xóm đến chia buồn cùng gia quyến.
2.3. Vai trò của Áo dài đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam
Áo dài là một biểu tƣợng của Việt Nam, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Trang
phục này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, Nó đã
trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng nhƣ những ngày
lễ quốc gia, lễ cƣới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng, dùng làm
trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang
trọng ở nhà.
Phát triển với những bƣớc đi của lịch sử, có thể nói, áo dài chính là một minh chứng
rõ nét của những thăng trầm trong đất nƣớc ta. Có một cái nhìn khái quát thông qua sự tiến
triển thăng trầm của lịch sử giúp chúng ta khẳng định đƣợc bản lĩnh vững vàng của phong
cách ngƣời Việt. Không ít nhà nghiên cứu đã lƣu ý đến tinh thần đấu tranh chống đồng hóa
của ngƣời Việt thông qua trang phục. Điều này đúng nhƣng chƣa đủ. Đối với kẻ thì xâm
lƣợc từ phƣơng Bắc đem theo chủ trƣơng đồng hóa triệt để bằng cách bắt nhân dân ta thay
đổi trang phục, đầu tóc thì nhân dân ta kiên quyết chống lại, nhiều khi rất quyết liệt. Hay
khi sang xâm lƣợc, thực dân Pháp đã lái sang những xu hƣớng thẩm mỹ về trang phục
không lành mạnh; khi đế quốc Mỹ nhảy vào miền nam Việt Nam, chúng lại khuyến khích
nhân dân ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tranh với với bọn thực dân mới, chống lại cái lỗ

136


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC


lăng, cầu kì, xa lạ và phô trƣơng, nhân dân các đô thị miền Nam lại tìm cách trở về với
truyền thống. Và để rồi chúng ta vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng trong trang phục để tạo thành
nét truyền thống. Đó không chỉ là trang phục mà còn là tinh thần bất khuất, là ý chí kiên
cƣờng, là tấm lòng, là tính cảm, là giá trị thẩm mĩ, là niềm tự hào to lớn của dân tộc ta.
Bởi có giá trị to lớn nhƣ vậy, dễ hiểu tại sao, tà áo dài còn là hình ảnh quen thuộc và
đẹp đẽ trong nền thi ca và hội họa Việt Nam. Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài
truyền thống đã đƣợc nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ
nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là”Áo lụa Hà Đông”của Nguyên Sa, bài này đƣợc phổ
nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với
những câu:
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...”
Trong những vần thơ của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
“Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xƣa em đến mắt nhƣ lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hƣơng bƣớc tỏa hồng”
(Áo trắng)
Chiếc áo dài cũng đƣợc xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Theo hồi ký,
chính những bƣớc chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn viết nên bài”Diễm xƣa”nổi tiếng. Hay trong bài”Hạ trắng", hình ảnh áo
dài cũng chập chờn:
“Gọi nắng trên vai em gầy đƣờng xa áo bay...”
Bài”Một thoáng quê hƣơng”của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:
“Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng...
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đƣờng
phố, sẽ thấy tâm hồn quê hƣơng ở đó... em ơi...”
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Cƣờng với bài hát”Em trong mắt tôi”:
“Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng...

Giống nhƣ hoa kia bên thềm… ngát hƣơng không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang
rực rỡ không sánh bằng...
Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt…
Ánh lên bao rạng ngời ngƣời Phƣơng Đông…”

137


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Hiện nay, tuy không còn nhiều nhƣng vẫn còn những trƣờng học lấy áo dài trắng làm
đồng phục để toát lên vẻ trong sáng của lứa tuổi học trò. Hình ảnh cô học trò trong tà áo
trắng với chiếc nón lá đã trở thành một hình ảnh không thể quên của mỗi du khách khi
nhắc đến Việt Nam. Trong ngày tốt nghiệp, trong buổi lễ trƣởng thành, trong những bộ ảnh
kỷ yếu, các sinh viên cũng chọn cho mình tà áo dài, gắn liền với truyền thống để đánh dấu
sự kiện quan trọng của cuộc đời. Cô gái về nhà chồng, trong một vài thời điểm, họ có thể
diện cho mình một bộ váy cƣới theo phong cách hiện đại sang trọng thì cũng không bao
giờ bỏ qua chiếc áo dài đỏ thắm khi mới bƣớc về nhà chồng. Áo dài đã đi sâu, đã gắn liền
và không thể nào tách khỏi đƣợc phong tục tập quán, khỏi nền văn hóa Việt.
3. Hanbok- Nét đẹp của đất nƣớc Hàn Quốc
3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Hanbok là trang phục truyền thống đại diện cho đất nƣớc Hàn Quốc. Trong lịch sử, ở
Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng một loại trang phục khác may
theo kiểu cách nƣớc ngoài (theo kiểu Trung quốc). Trong khi đó, ngƣời dân thƣờng mặc bộ
trang phục bản địa ngày nay đƣợc biết đến với tên gọi là Hanbok.
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển cho thấy, trang phục truyền thống Hàn
Quốc (Hanbok) đƣợc khởi nguồn sớm nhất từ giai đoạn Tam Quốc (ba đất nƣớc, gồm Silla,
Goguryeo và Baekje - Năm 57 trƣớc Công nguyên - năm 668 sau Công nguyên). Điều này

đƣợc chứng thực qua các bức họa trên tƣờng những ngôi mộ xây dựng vào thời đó. Ngƣời
ta thấy trong những bức tranh cổ trong mộ Cao Câu Ly đƣợc trang trí với hình nam nữ đều
mặc trung phục gồm có: quần bó, ngắn và áo ngang eo. Kiểu trang phục cổ xƣa này đến
nay hầu nhƣ vẫn không hề thay đổi. Đó chính là cơ sở ban đầu để hình thành nên Hanbok.
Sau khi đƣợc khởi nguồn và định hình, đến cuối thời Tam Quốc Triều Tiên, những
ngƣời phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (đƣợc thắt lại ở eo) và
váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo
chẽn có thắt lƣng ở eo.
Khi vua nhà Cao Ly (918–1392) ký một hiệp ƣớc hòa bình với đế quốc Mông Cổ, nhà
vua cƣới một vƣơng hậu ngƣời Mông Cổ, các quan lại trong triều cũng ăn mặc theo trang
phục ngƣời Mông Cổ. Từ đó, váy đƣợc mặc ngắn hơn, áo jeogori chỉ mặc tới eo và trên
ngực có thắt một chiếc nơ (thay cho thắt lƣng) còn ống tay áo đƣợc cắt lƣợn một đƣờng
cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
Trong triều đại Triều Tiên, áo jeogori của phụ nữ đƣợc thiết kế chật hơn và ngắn hơn.
Vào thế kỷ 16, áo jeogori rất rộng và tận dƣới eo, nhƣng đến cuối triều vua Triều Tiên (thế
kỷ 19), chiếc áo này còn đƣợc thiết kế ngắn lại tới mức nó không che đƣợc hết ngực. Từ đó
ngƣời ta mặc thêm chiếc áo heoritti ở trong. Đến cuối thế kỷ 19, Hung tuyên Đại viện
quân giới thiệu Magoja (mã quái, một loại áo theo kiểu Mãn Châu) đến với đất nƣớc Triều
Tiên và ngày nay nó vẫn thƣờng đƣợc mặc với Hanbok.

138


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Thời cuối triều Triều Tiên ngƣời dân Hàn Quốc mặc váy dài và áo jeogori ngắn, vừa
vặn. Dƣới lớp váy ngƣời ta phải mặc rất nhiều lớp váy lót khác nhƣ darisokgot, soksokgot,
dansokgot, and gojengi để váy phồng lên và đẹp hơn, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời

gian mang thai.
Phụ nữ thời Yangban thƣờng mặc chiếc váy quấn rộng 12 p'' ok (khổ rộng của vải)
gấp vạt áo sang bên trái. Ngƣời dân thƣờng thì chỉ đƣợc mặc ch'' ima với khổ rộng hơn 10
hoặc 11 p'' ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong han-bok, phụ nữ thƣờng mặc
một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống
nhƣ áo vét nhỏ hơn chogori một chút. Hầu hết mọi ngƣời ngày nay cũng vẫn mặc nhƣ vậy.
Độ rộng của ch'' ima cho phép ngƣời ta mặc đƣợc nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho
mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay ngƣời ta thƣờng mặc những cái váy có
độ rộng bằng hai lần rƣỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thƣờng có độ rộng gấp đôi khổ
vải thời xa. Hầu hết các ch'' ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc.
Để có một dáng đẹp thì ch'' ima phải đƣợc kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo
thành một mặt phẳng và đƣờng khâu phải nằm ngay dƣới xƣơng bả vai. Phía bên trái của
ch'' ima cần đƣợc giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên
trong. Phụ nữ đứng tuổi thƣờng kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi
vận động. Hầu hết các chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên
trong để giữ áo đƣợc chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét đƣợc buộc chặt để tạo
thành otkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phƣơng Tây. Cái
otkorum rất quan trọng bởi vì nó là một trong ba thứ để ngời ta đánh giá vẻ đẹp và chất
lƣợng của bộ han-bok.
Hai cái còn lại là đƣờng cong của tay áo và sự khéo léo trong việc hoàn thịên bộ áo đó
bằng một băng vải đƣợc khâu nối liền với cổ và vạt phía trƣớc của chogori. Các góc của bộ
áo này thƣờng là vuông vức. Ngƣời ta thƣờng lợc một chiếc cổ trắng có thể tháo rời (gọi là
tongjong 동종) vào bộ áo. Vì han-bok không có túi, nên cả nam lẫn nữ thƣờng mang theo
ví, hay còn gọi là chumoni. Chumoni đợc chia thành hai loại: loại tròn và loại gấp nếp, hơi
giống hình tam giác, cả hai đều có dây rút. Chúng th ƣờng đƣợc trang điểm bằng những
chiếc nút và những qủa tua cầu kỳ tuỳ theo địa vị và giới tính của ngời mặc bộ đồ.
Trang phục Hanbok của tầng lớp thƣợng lƣu đƣợc dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ,
cao cấp, làm bằng vải lụa trơn màu sáng hoặc in hoa. Giới thƣợng lƣu đƣợc mặc quần áo
nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng đƣợc dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu
hơn thì dành cho những ngƣời trung niên. Ngƣời dân thƣờng thì chỉ đƣợc phép mặc áo làm

bằng chất liệu cotton đơn thuần, dùng các loại vải bông hoặc sợi gai tẩy trắng để may
hanbok. Luật còn quy định chỉ đƣợc phép mặc quần áo màu trắng, nhƣng trong những dịp
đặc biệt ngƣời dân đƣợc cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt,
xám và màu than. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm một chiếc
áo durumagi dài tới đầu gối.

139


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Có ý kiến cho rằng, Hanbok cũng đã chịu ảnh hƣởng từ trang phục của Trung Hoa.
Những ngƣời Paekche và Shilla cũng có những trang phục tƣơng tự: áo choàng dài bằng
lụa của quan lại đƣợc du nhập vào Triều Tiên từ thời Đƣờng bên Trung Hoa. Sau đó đến
năm 648, dƣới thời Shila, nó đợc cải biên để các quan chức và những ngƣời thuộc hoàng
tộc mặc trùm ra ngoài trang phục dân tộc. Phụ nữ giàu sang thời đó mặc váy dài tới gót
chân, quần dài và áo vét dài đến hông có tay rộng và đai ở eo. Đàn ông sang trọng thì mặc
quần rộng, gấu hẹp và có viền, áo vét trùm ngoài, thắt eo lƣng, cổ tay lơ-vê.
Trải qua nhiều triều đại, bộ đồ ch'' ima và chogori đã đợc biến cải khác nhiều. Dƣới
thời Koryo(고려), năm 935, ch'' ima đợc may ngắn đi, eo đƣợc kéo cao lên sát ngực và đợc
buộc bằng một ruy băng rộng bản, dài. Kiểu áo này cho tới nay vẫn còn đƣợc coi là mốt.
Bộ chogori cũng đƣợc may ngắn di, cánh tay hơi lƣợn. Đồng thời phụ nữ cũng chải đầu
khác đi. Họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu; đàn ông thì bắt đầu cạo đầu nhƣng chỏm mào
giữa đầu thì vẫn đƣợc giữ lại.Đến năm 1392, khi triều đại Choson lên thay Koryo và đƣợc
trị vì bởi một vị tƣớng của triều đại Koryo có tên là Yi Song-gye, thì bộ quần áo dân tộc lại
có một chút thay đổi.
Các vị vua triều đại này rất chú trọng đến lễ nghi nên đã qui định chặt chẽ cách thức
ăn mặc của hoàng gia, quý tộc và dân thờng trong các nghi lễ khác nhau, kể cả cƣới xin và

ma chay. ở thời này, đức tính chính trực, liêm chính của đàn ông và sự trong trắng của đàn
bà là những giá trị xã hội đợc coi trọng hàng đầu và đƣợc thể hiện trong cách ăn mặc. Do
đó, bộ han-bok của đàn ông có thay đổi chút ít, nhƣng bộ han-bok của phụ nữ thì thay đổi
rất nhiều qua các thế kỷ.Cho đến thế kỷ 15, phụ nữ mới bắt đầu mặc chogori dài và mặc
chiếc váy dài gấp nếp để che dấu toàn bộ đƣờng nét của cơ thể. Tuy nhiên, cùng với thời
gian, chogori dần dần bị thu ngắn lại và bây giờ thì nó chỉ còn che đƣợc ngực, do đó độ
rộng của ch'' ima cũng cần phải thay đổi. Vì thế ngƣời ta may nó sát vào nách và giữ
nguyên kiểu dáng đó cho đến ngày nay.
Hiện tại, các nhà tạo mốt đang tìm cảm hứng từ bộ han-bok và các trang phục truyền
thống khác để tạo ra những mốt Hàn Quốc độc đáo và để đáp ứng phong cách sống hiện
đại. Họ tìm cách kết hợp các đƣờng nét, kiểu dáng của bộ han-bok trong thiết kế của mình
và cố gắng sử dụng những chất liệu vải truyền thống nhƣ vải gai, vải thô, v.v…Hiện nay có
rất nhiều cửa hàng bán quần áo nhỏ chuyên bán quần áo dân tộc Hàn Quốc, đồng thời cũng
có những cửa hàng chuyên bán han-bok thế hệ mới làm trang phục hàng ngày. Chắc chắn,
bộ han-bok với lịch sử nhiều thế kỷ của mình sẽ còn làm duyên dáng các đƣờng phố của
Hàn Quốc.
3.2. Các loại Hanbok
3.2.1. Hanbok nữ giới
Với chiếc áo dài Việt Nam, dáng vẻ mềm mại thƣớt tha, đƣờng lƣợn ôm sát ngƣời là
tiêu chí đẻ đánh giá 1 chiếc áo đẹp, thì với han-bok, cánh tay áo cong, cổ trắng hẹp và
chiếc nơ thắt 1 bên trên áo han-bok nữ là 3 điểm để đánh giá vẻ đẹp.

140


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thƣờng

đƣợc gọi là ch''ima, chogori.”Ch''ima”trong tiếng Hàn có nghĩa là”váy”còn”chogori”có
nghĩa là”áo vét. Phía trong han-bok, phụ nữ thƣờng mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót
một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống nhƣ áo vét nhỏ hơn chogori một
chút. Hầu hết mọi ngƣời ngày nay cũng vẫn mặc nhƣ vậy. Độ rộng của ch'' ima cho phép
ngƣời ta mặc đƣợc nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian
mang thai. Ngày nay ngƣời ta thƣờng mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rƣỡi khổ
vải; tuy nhiên, vải ngày nay thƣờng có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các ch''
ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc. Để có một dáng đẹp thì ch'' ima
phải đƣợc kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đƣờng khâu
phải nằm ngay dƣới xƣơng bả vai. Phía bên trái của ch'' ima cần đƣợc giữ chặt để khi đi lại
không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thƣờng kéo phía
mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các chogori đều có một
cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo đƣợc chặt. Những chiếc ruy
băng dài của áo vét đƣợc buộc chặt để tạo thành otkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống
hình con bớm của phƣơng Tây.
3.2.2. Hanbok nam giới
Hanbok nam gồm có quần dài, áo ngắn, áo vét hoặc áo khoác tay ngắn. Đặc điểm của
từng loại nhƣ sau: áo ngắn tới hông, tay dài, có hai sợi dây buộc hai tà áo lại phía bên trái.
Quần của hanbok thƣờng có ống rộng để suông, do đó ngƣời ta dùng một sợi dây để bó
ống cho gọn gàng. Bên ngoài hanbok có thể mặc một chiếc áo vét kiểu phƣơng Tây hoặc là
một chiếc áo khoác (hay còn gọi là áo choàng) có tay ngắn. Chiếc áo này về kiểu dáng khá
giống với áo ngắn mặc bên trong nhƣng có màu sắc khác đi mà thôi.
Yangban, một tầng lớp thƣợng lƣu theo kiểu cha trƣyền con nối, dựa trên học vị và
quyền hành hơn là của cải thì mặc áo Hanbok màu sáng may bằng vải lụa in hoa hoặc lụa
trơn trong thời tiết lạnh và loại vải xếp nếp hoặc những loại vải cao cấp là những chất liệu
nhẹ trong thời tiết ấm áp.
Trang phục phụ của đàn ông phần lớn gồm mũ bằng lông ngựa cứng (katsat thịnh
hành từ thời Shilla cho tới đầu thế kỉ này) và một dây lụa dài buộc quanh ngực. Vào những
ngày lễ lớn chỉ những ngƣời trong hoàng tộc hay những ngƣời có địa vị xã hội mới đƣợc
mặc Hanbok đậm màu và kèm nhiều phụ kiện

3.2.3. Hanbok trẻ em
Quần áo hàng ngày dành cho trẻ em đƣợc thiết kế sao cho đủ độ ấm cho đứa trẻ. Các
gia đình thời xƣa thƣờng mặc cho con cái những bộ quần áo sáng màu, với đôi tất may
chần trong ngày lễ sinh nhật đầu tiên của chúng, điều vẫn kéo dài cho đến ngày nay.
Một bộ trang phục dành cho trẻ em đƣợc 1 năm tuổi gồm có cheonbok (một chiếc áo
vest dài màu xanh nƣớc biển), mặc trùm qua chiếcdurumangi và bokkeon (chiếc mũ màu
đen gắn đuôi dài). Những từ ngữ và biểu tƣợng liên quan đến trẻ em đƣợc thêu lên vải. Ban

141


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

đầu, các loại trang phục nhƣ vậy chỉ để dành cho con trai của những nhà thuộc tầng lớp
thƣợng lƣu. Sau đó, phong tục và trang phục này đã đƣợc phổ biến rộng rãi ra cả các tầng
lớp khác nữa, kể cả con gái cũng đƣợc mặc, nhƣng là một kiểu trang phục khác.
Còn trong thời đại ngày nay sự phân biệt hoàng tộc và thƣờng dân không còn tồn tại
nữa, cũng nhƣ không còn sự khinh miệt giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Do đó việc mặc
trang phục nhƣ thế nào không còn là quy định khắt khe nữa. Hanbok lúc này cũng có sự
thay đổi. Phụ nữ bắt đầu mặc váy dài, xếp li và Chogory ngắn chỉ vừa đủ che hết ngực.
Những phụ kiện đi kèm cũng đơn giản hơn và không còn phải tự làm nữa mà có thể mua ở
chợ. Hanbok của nam giới cũng có sự thay đổi. Áo cũng ngắn hơn chỉ vừa đủ dài hơn một
chiếc áo sơ mi. Họ cũng không còn đội những chiếc mũ cứng vành lông đuôi ngựa nữa.
Ngƣời Hàn ngày nay ƣa mặc trang phục phƣơng Tây. Trang phục châu Âu thâm nhập vào
Hàn Quốc từ thời kì chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kì công nghiệp hoá
những năm 1960, 1970 ngƣời ta coi Hanbok không còn phù hợp nhƣ trƣớc nữa. Tuy nhiên,
Hanbok đã đƣợc cải tiến cho đơn giản, phù hợp để trở thành trang phục trong cuộc sống
hàng ngày của ngƣời Hàn Quốc.

3.2.4. Hanbok vào ngày lễ
Vào những ngày lễ lớn ngƣời Hàn Quốc vẫn ƣa mặc những bộ Hanbok truyền thống
chƣa bị cách tân quá nhiều.
Hôn lễ phục và tang phục đƣợc coi là lễ phục. Trang phục mặc trong ngày cƣới là
những bộ Hanbok thiết kế trang trọng và rực rỡ. Khi đính hôn mặc màu hồng, kết hôn mặc
váy cƣới, sau tuần trăng mật mặc váy đỏ và áo xanh để chào bố mẹ chồng. Tang phục có
hình thức đơn giản, chỉ là bộ đồ xô gai để tỏ lòng thƣơng tiếc ngƣời đã khuất.
Vào ngày tết nguyên đán, tết trung thu hay vào các ngày lễ lớn, ngƣời Hàn Quốc mặc
những bộ Hanbok đẹp nhất của mình, màu sắc rực rỡ tƣơi vui. Căn cứ vào màu sắc, biểu
tƣợng của váy áo ngƣời ta còn đoán biết đƣợc lứa tuổi, ƣớc mong của ngƣời mặc. Chẳng
hạn, ngƣời phụ nữ trung tuổi mặc sơ mi xanh chuối và chân váy vàng hoặc màu xanh lá
cây sáng. Phụ nữ lớn tuổi hơn mặc áo màu xanh chuối nhạt hoặc màu xám sáng với chân
váy màu xanh lá sẫm… để thể hiện ƣớc muốn sống lâu. Còn phụ nữ kết hôn, nếu mặc váy
hồng là ƣớc muốn sinh con gái, màu tím là ƣớc muốn sinh con trai, ống tay áo có sọc 5
màu biểu tƣợng cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là mong ƣớc có cuộc sống vợ
chồng hoà hợp. Các cô gài trẻ thì mặc váy màu đỏ và áo khoác màu vàng với ống tay áo kẻ
sọc nhiều màu.Vào những dịp khác, họ có thể mặc Hanbok với đủ màu sắc và chất liệu,
bao gồm lụa thêu, vẽ hoặc mạ vàng. Hanbok đƣợc may bằng gấm lụa hay satanh cho mùa
đông, bằng lụa mỏng khi thời tiết ấm áp và bằng vải sợi bông dệt bằng tay, hồ nhẹ cho mùa
hè.
Có thể nói rằng sự đa dạng của Hanbok là một nét độc đáo. Sự khác nhau giữa
Hanbok của vua quan và ngƣời dân thƣờng, giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, Hanbok mặc
vào dịp tế, đám cƣới, đám tang hay ngày thƣờng đều có những ý nghĩa riêng. Việc phân

142


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC


loại Hanbok chỉlà một cách giới thiệu sự đa dạng của Hanbok, còn vẻ đẹp thực sự của nó
ẩn chứa bên trong chính linh hồn dân tộc của nó.
3.3. Vai trò của Hanbok trong nền văn hóa Hàn Quốc
Cũng nhƣ chiếc Áo dài của Việt Nam, Xƣờng xám của Trung Quốc, Kimono của
Nhật Bản hay Sari của Ấn Độ (Pakistane)... Hanbok tƣợng trƣng cho nét đẹp truyền thống
của phụ nữ Hàn Quốc và nó cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nét đẹp
văn hóa truyền thống của đất nƣớc này. Ngƣời Hàn từ truyền thống đã coi trọng vai trò của
trang phục. Tục ngữ Hàn có câu: “Trang phục là đôi cánh”(옷이 날개다);”Không ai ăn
mặc xấu lại đẹp, không ai ăn mặc đẹp lại xấu”(못 입어 잘난 놈 없고 잘 입어 못난 놈
없다). Đến thời hiện đại, qua Hàn lƣu (Korean Wave), có thể thấy rõ Hàn Quốc ý thức sâu
sắc về đóng góp của văn hóa trang phục trong việc tạo dựng hình ảnh đất nƣớc (country‟s
image), thƣơng hiệu quốc gia (national brand).
Trang phục truyền thống hanbok thƣờng đƣợc mặc vào những ngày lễ đặc biệt nhƣ
Tết âm lịch_seollal (설날) và Chuseok (추석) – Hội mùa rằm trung thu, và các ngày lễ của
gia đình nhƣ Hwoegap chanjji (회갑 잔치) – lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60, đám
tang_changryae (장례), tiệc thôi nôi_dol chanjji (돌잔치). Đó là những bộ Hanbok đẹp
nhất, màu sắc rực rỡ tƣơi vui. Ngày nay, phụ nữ thƣờng mặc bộ hanbok màu hồng tại các
lễ cầu hôn, mặc váy cới kiểu phƣơng Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh để
chào bố mẹ chồng sau khi nghỉ tuần trăng mật về.Trang phục mặc trong ngày cƣới vẫn là
những bộ Hanbok thiết kế trang trọng và rực rỡ với cùng ý nghĩa nhƣ trong xã hội cũ. Tang
phục có hình thức đơn giản, chỉ là bộ đồ xô gai để tỏ lòng thƣơng tiếc ngƣời đã khuất. Mặc
dù hanbok ngày nay chỉ đƣợc mặc nhƣ trang phcuj nghi lễ vào những nhày lễ truyền thống;
tuy nhiên tình yêu của ngƣời Hàn Quốc dành cho Hanbok là rất lớn. Sự phổ biến của trang
phục này trong những bộ phim cổ trang Hàn Quốc đang thu hút rất nhiều ngƣời nƣớc ngoài
quan tâm hơn đến trang phục truyền thống Hàn Quốc.
Xét về yếu tố văn hóa dân tộc, Hanbok cũng giống nhƣ áo dài, đóng một vai trò
không hề nhỏ trong việc tô đậm dấu ấn dân tộc. Nhƣng xét trong xã hội hiện đại ngày nay,
Hanbok đã vƣơn tầm ảnh hƣởng của mình ra tầm quốc tế. Hanbok không chỉ là nét tinh
hoa trong văn hóa hàn mà còn là biểu tƣợng rõ nét của văn hóa Hàn, là công cụ để đƣa văn

hóa Hàn Quốc nói riêng và đất nƣớc Hàn Quốc nói chung ngày càng tiến xa hơn nữa trên
thị trƣờng quốc tế.
Tìm hiểu về Hanbok mới có thể thấy đƣợc vai trò quan trọng của Hanbok trong văn
hóa Hàn Quốc, đặc biệt là trong các lễ hội và trong đời sống tinh thần. Bởi vậy, việc bảo vệ
những nét đẹp của Hanbok cũng chính là giữ gìn những nét văn hóa dân tộc Hàn.
Hanbok– trang phục truyền thống của Hàn Quốc có một không gian văn hóa riêng,
chứa đựng 1600 năm lịch sử của Hanbok. Hanbok- trang phục truyền thống luôn ở trong
trái tim của mọi ngƣời dân Hàn Quốc gắn liền với những thời điểm quan trọng nhất trong
cuộc đời mỗi ngƣời và là một phần của lịch sử. Chính vì vây, Hanbok đang đƣợc công

143


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

nhận là di sản văn hóa quý báu cần phải đƣợc giữ gìn.
4. Hanbok và Áo dài – sự giao thoa trong nền văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam
Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là cả áo dài và hanbok đều là trang phục truyền
thống của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Áo dài va hanbok là quốc phục, biểu trƣng
cho quốc hồn, quốc tuý của hai quốc gia này với một quá trình hình thành và phát triển lâu
dài. Vậy chúng hãy cùng xem áo dài và hanbok có điểm tƣơng đồng gì đáng chú ý?
Nhắc đến áo dài và hanbok ngƣời ta nhớ đến ngay hai loại trang phục nổi tiếng gắn
liền với hình ảnh của ngƣời phụ nữ. Vẫn có áo dài và hanbok dành cho nam giới nhƣng
thật sự áo dài và hanbok chủ yếu tôn vinh vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Và trong tiềm thức của
đại đa số mọi ngƣời đây là trang phục của phái đẹp.
Nếu xét về khía cạnh cụ thể, chúng ta sẽ thấy áo dài và hanbok có nhiều điểm giống
nhau, ví dụ nhƣ: phong phú về kiểu dáng, thể loại; đa dạng về màu sắc. Tuy vậy màu sắc
trong cả áo dài và hanbok đều đƣợc lựa chọn rất kĩ càng vì nó không chỉ phù hợp với tổng

thể chiếc áo mà còn phù hợp với độ tuổi, tính cách của ngƣời mặc.
Một điểm tƣơng đồng nữa đó là trên thực tế hiện nay cả áo dài và hanbok đều không
giữ đƣợc vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó. Hay nói cách khác, chúng đang đƣợc thƣơng
mại hoá, đƣợc cách tân một cách hơi”quá tay”và”lạm dụng quá đáng”. Thiết kế thời trang
đành rằng vẫn cần sáng tạo, cách tân, đột phá thậm chí là lập dị nhƣng chỉ có thể đem lên
trên sàn catwalk đƣợc chứ không thể áp dụng với những loại trang phục đã đƣợc khẳng
định giá trị truyền thống của nó qua năm tháng. Đúng là đã đến lúc chúng ta cần phải trả
lại bản sắc, trả lại vẻ đẹp vốn có của những trang phục truyền thống.
Xét trên phƣơng diện lịch sử, cả áo dài và Hanbok đều có một quá trình hình thành và
phát triển lâu đời. Từ lúc xuất hiện cho đến lúc trở thành quốc phục cho một đất nƣớc nhƣ
hiện nay, cả Áo dài và Hanbok đều đã phải trải qua một quá trình đấu tranh quyết liệt để có
thể chống lại sự du nhập hay Tây hóa của nhiều loại trang phục. Hanbok và Áo dài đều
gắn liền với lịch sử mỗi quốc gia. Dựa vào những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể biết
đƣợc Việt Nam và Hàn Quốc – hai quốc gia riêng biệt lại có điểm tƣơng đồng trong trang
phục đến thế. Những nét đẹp mà tạo hoá ban tặng cho áo dài và hanbok tuy đến nay đã
đƣợc lội xác gọt vỏ nhiều lần nhƣng những gì là quốc hồn quốc tuý, là tinh hoa dân tộc
luôn đƣợc trân trọng và nâng niu.
Tuy nhiên, xét trên nhiều phƣơng diện, chúng ta cũng không khó để tìm ra những
điểm khác biệt giữa áo dài và Hanbok, từ quá trình hình thành và phát triển đến những đặc
điểm trang phục.
Nếu xét về thời gian ra đời, áo dài xuất hiện trƣớc Hanbok một quãng thời gian không
nhỏ. Xét về cấu tạo thì Hanbok tƣơng đối phức tạp so với áo dài, lƣợng phụ kiện đi kèm
cũng nhiều hơn; cách mặc Hanbok cũng cần phải chú ý hơn khi mặc áo dài. Bởi thế, giá
thành và yêu cầu bảo quản Hanbok cũng cao hơn so với áo dài. Nhƣng ngƣợc lại, dù cả

144


3/2014


HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Hanbok và áo dài cùng đƣợc ƣa chuộng và là ƣu tiên hàng đầu trong các lễ hội truyền
thống của hai đất nƣớc, nhƣng xét trên quy mô của một dân tộc thì áo dài lại phổ biến hơn.
Trên đƣờng phố, bạn có thể dễ dàng gặp những cô nữ sinh trong bộ áo dài trắng thƣớt tha,
các cô giáo thanh lịch trên giảng đƣờng, hay cả những ngƣời lớn tuổi trong những ngày lễ
hội quan trọng nhƣng ở Hàn Quốc, bạn sẽ không thể nào tìm đƣợc một lớp học mà tất cả
học sinh đang mặc Hanbok. Áo dài đƣợc ngƣời Việt Nam chọn từ việc học, việc chơi rồi
đến cả những khoảnh khắc quan trọng nhƣ lễ tốt nghiệp, lễ đính hôn, lễ cƣới... Trong
những sự kiện quan trọng nhƣ vậy, việc thiếu đi tà áo dài dƣờng nhƣ đã làm giảm bớt phần
ý nghĩa quan trọng của ngày đặc biệt đó.
Ở Hàn Quốc, mặc dù trong những dịp lễ tết hay những sự kiện quan trọng nhƣ lễ cƣới,
lễ thôi nôi,... Hanbok là một trang phục không thể thiếu nhƣng vì những đặc điểm cấu tạo
riêng biệt mà nó không đƣợc sử dụng nhiều trong những hoạt động thƣờng ngày nhƣ Áo
dài ở Việt Nam.
Hàn Quốc và Việt Nam, hai quốc gia, hai dân tộc khác nhau, với những quan điểm và
suy nghĩ khác nhau trên nhiều phƣơng diện, đặc biệt là về trang phục; rất khó để có thể
đem ra so sánh, đối chiếu. Tuy nhiên, xét trên một mức độ nào đó, có thể thấy, ngoài
những nét đặc trƣng riêng biệt, tiêu biểu cho quốc hồn, quốc túy của mỗi đất nƣớc thì giữa
Hanbok và Áo dài đã có những điểm tƣơng đồng đáng chú ý. Để giải thích cho sự tƣơng
đồng ấy, có thể tìm về với lịch sử xa xƣa, khi mà cả Hàn Quốc và Việt Nam, đều là những
những nƣớc phƣơng Đông, với nền văn hóa đã từng bị ảnh hƣởng từ văn hóa Trung Hoa;
bởi thế những quan niệm tƣơng đồng cũng là điều tất yếu. Nhƣng chính bởi đặc trƣng về
đất nƣớc và con ngƣời mỗi quốc gia một khác, qua quá trình, mới có thể tạo nên áo dài và
Hanbok nhƣ ngày hôm nay - niềm tự hào lớn của Việt Nam và Hàn Quốc
III. KẾT LUẬN
Trang phục truyền thống của dân tộc Hàn với tên gọi Hanbok, đã đƣợc lƣu truyền từ
hàng ngàn năm nay với kiểu dáng hầu nhƣ không đổi, ngoại trừ chiều dài của Jeogori và
Chima. Mặc dù đã trải qua rất nhiều năm thay đổi và cách tân nhƣng trang phục Hanbok
vẫn giữ nguyên đƣợc nét đẹp thuần khiết dịu dàng mà cũng rất đỗi đằm thắm và sang trọng.

Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều truyền thống văn hóa lâu đời, trang phục Hanbok từ
lâu đã đƣợc xem nhƣ trang phục rất trang trọng làm nên nét đẹp duyên dáng và kín đáo của
ngƣời phụ nữ Hàn. Ngày nay, Hanbok đƣợc bạn bè thế giới yêu thích và đón nhận. Có thể
nói rằng trang phục truyền thống nói chung và Hanbok nói riêng chắc chắn sẽ đƣợc bảo tồn
và phát huy, đƣợc gìn giữ nhƣ chính linh hồn của dân tộc Hàn.
Đối với áo dài – một niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao biến
động cùng với những thăng trầm của lịch sử, vẫn giữ đƣợc những nét đẹp của mình, là biểu
trƣơng, đại diện cho tấm lòng, cho phẩm chất ý chí của con ngƣời Việt Nam nói riêng và
dân tộc Việt Nam nói chung.
Tìm hiểu về văn hóa nƣớc mình đã là một điều thú vị, thế nhƣng lại càng hấp dẫn hơn

145


3/2014

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

khi đem nó ra so sánh và đối chiếu với đất nƣớc khác. Áo dài và Hanbok đều có lịch sử
phát triển lâu đời và bề dày lịch sử, văn hóa. Và đã là truyền thống thì đều mang nét đẹp
chung nhất biểu tƣợng cho cả dân tộc, gắn liền nhiều thời kì phát triển của cả dân tộc, quốc
gia ấy. Không chỉ vậy, cả Áo Dài và Hanbok đều làm toát lên vẻ đẹp riêng có của những
ngƣời phụ nữ, nét duyên dáng, gợi cảm, vẻ tinh tế, tao nhã. Qua hình ảnh hai loại trang
phục này cũng nhận thấy đƣợc, ở mỗi quốc gia, dân tộc lại có những quan điểm và suy
nghĩ khác nhau trên mọi phƣơng diện của cuộc sống, đặc biệt là trong cách ăn mặc. tất cả
đều không dễ để đem ra so sánh một cách chính xác nhƣng qua đó ta vẫn có thể hiểu đƣợc
rõ cách sống, cách sinh hoạt cũng nhƣ tƣ duy thẩm mỹ của mỗi dân tộc để từ đó khám phá
ra những nét riêng biệt hấp dẫn, từ đó thôi thúc mỗi con ngƣời không ngừng tìm tòi, học
hỏi và khám phá nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Việt Nam văn hóa sử cương”, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2002.
2. “Đại Nam thực lục tiền biên”, Nhiều tác giả, NXB Giáo Dục, Tái bản 2002
3. “Ngàn năm áo mũ”, Trần Quang Đức, NXB Thế Giới, năm 2013
4. “Hàn Quốc – Đất nƣớc và con ngƣời”, Biên dịch: Anh Vân, Nguyễn Kiên Dũng, NXB Thời Đại,
năm 2005
5. “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo Dục, tái bản lần 2, 1999
6. Các trang web
- http:///www.vi.wikipedia.org
- http://www.dantri.com.vn

146



Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại

Áo Dài và Hanbok đối với từng dân tộc của mình từ lâu đã gắn bó chặt chẽ về mặt tinh thần và hiện nay đã trở thành biểu tượng của đất nước, là niềm tự hào của người dân đối với bạn bè quốc tế. Qua tìm hiểu Áo Dài và Hanbok, ta đã thấy được những nét tương đồng nơi hai bộ trang phục truyền thống của hai quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi. Cả Áo Dài và Hanbok đều rất đa dạng về chất liệu, màu sắc cũng như họa tiết và hoa văn. Cùng là trang phục truyền thống của hai đất nước nên Áo Dài và Hanbok đều phản ánh rất rõ ràng tư tưởng của người dân cũng như những đặc trưng khí hậu của hai nước. | Áo dài và Hanbok - Trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 ÁO DÀI VÀ HANBOK - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI SVTH Nguyễn Bảo Trâm 2H-10 GVHD Vương Thị Năm I. Các khái niệm lí thuyết. 1. Văn hóa. Theo Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội . Phải nói thêm rằng văn hóa ở đây là sản phẩm do con người làm ra nhưng đó phải là sản phẩm mang nhân tính phục vụ đời sống của con người chứ không phải hủy hoại nó. Vì bản thân từ văn trong tiếng Trung Quốc đã có nghĩa là đẹp bởi vậy những thứ như bom nguyên tử các vũ khí giết người cũng là sản phẩm do con người làm ra nhưng đều không được xã hội coi là văn hóa. 2. Trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia là bộ quần áo đặc trưng cho văn hóa của đất nước đó có nguồn gốc lâu đời trải qua những thăng trầm thời gian cùng với đất nước phản ánh những nét đẹp về văn hóa lịch sử địa lí cũng như con người của đất nước ấy. Một quốc gia có thể có nhiều trang phục truyền thống như Việt Nam có áo tứ thân áo mớ ba mớ bảy Áo Dài Có quốc gia còn chọn một bộ trang phục truyền thống trở thành quốc phục trang phục biểu tượng của quốc gia . 3. Hanbok. Hanbok trong tiếng Hàn Quốc là 한복 nghĩa là Hàn phục chỉ bộ trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Theo định nghĩa trong 국어사전 Từ điển Quốc ngữ của Hàn Quốc thì Hanbok là trang phục truyền thống của quốc gia chúng ta Hàn Quốc . Ra đời trong thời đại Joseon hiện nay Hanbok chủ yếu được mặc nhiều hơn thường phục trong các dịp lễ tết hội hè ngày cúng giỗ tang lễ. Đàn ông mặc jeogori áo ngắn dài đến hông bên dưới là quần rộng được buộc chặt ở gấu bằng daenim dây lưng phụ nữ thì mặc jeogori ngắn và nhiều loại váy khác nhau. Cả nam và nữ đều mang .

Ngọc Ðiệp 1432 15 pdf
Báo lỗi
  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác
Upload Tải xuống
So sánh áo dài và hanbok bằng tiếng hàn
đang nạp các trang xem trước
Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học: Góp phần tìm hiểu thế giới quan của sinh viên (Lý luận, thực trạng, một số giải pháp hình thành thế giới quan khoa học trong sinh viên trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh)

48 146 0

Ebook Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa học xã hội và nhân văn: Phần 2

101 176 8

Mục đích và lợi ích của sinh viên nghiên cứu khoa học

7 157 0

Một số biện pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh

5 267 16

Vai trò của giảng viên trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

8 56 1

Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Hồng Đức và một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong nhà trường

10 527 23

Phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

5 194 2

Luận án Thạc sĩ Khoa học sư phạm tâm lý: Thực trạng lối sống của học sinh, sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và phương hướng giáo dục lối sống đó

124 194 6

Đề cương nghiên cứu khoa học sinh viên: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên đại học mở trong thời kì hội nhập quốc tế

31 1768 315

Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

4 69 1
TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 28907 1359

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18382 190

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16699 3451

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15101 1372

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13108 2405

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13076 2126

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12117 2718

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9409 180

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9287 1716

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9089 334
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
  • Lịch sử - Văn hoá
  • Khoa học sinh viên
  • Khoa tiếng Hàn
  • Kỷ yếu Khoa học sinh viên
  • Trang phục truyền thống
  • Áo dài Việt Nam
  • Hanbok Hàn Quốc
  • Thế giới quan của sinh viên
  • Thực trạng thế giới quan của sinh viên
  • Lệch lạc thế giới quan của sinh viên
  • Định hướng thế giới quan của sinh viên
  • Thế giới quan khoa học cho sinh viên
  • Tư tưởng của sinh viên
  • Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên
  • Sinh viên khoa học xã hội và nhân văn
  • Nhận thức của sinh viên về nghiên cứu khoa học
  • Quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên
  • Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên
  • Nghiên cứu khoa học
  • Sinh viên nghiên cứu khoa học
  • Lợi ích sinh viên nghiên cứu khoa học
  • Mục đích sinh viên nghiên cứu khoa học
  • Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học
  • Khoa Thư viện Thông tin
  • Nghiên cứu khoa học của sinh viên
  • Hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên
  • Năng lực tư duy độc lập của sinh viên
  • Nghiên cứu khoa học đối với sinh viên sư phạm
  • Năng lực tự học của sinh viên
  • Vai trò của giảng viên
  • Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
  • Sinh viên Khoa ngoại ngữ
  • Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
  • Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên
  • Kỹ năng nghiên cứu khoa học
  • Phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên
  • Vai trò của nghiên cứu khoa học
  • Kinh phí nghiên cứu khoa học
  • Luận án Thạc sĩ Khoa học sư phạm tâm lý
  • Luận án Thạc sĩ
  • Lịch sử và lý luận sư phạm học
  • Giáo dục lối sống học sinh sinh viên
  • Lối sống học sinh sinh viên
  • Học sinh sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
  • Đề cương nghiên cứu khoa học sinh viên
  • Nghiên cứu khoa học sinh viên
  • Học tiếng anh
  • Sinh viên đại học mở
  • Thời kì hội nhập quốc tế
  • Khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Sinh viên HUTECH
  • Tiểu luận khoa học
  • Tình trạng thất nghiệp sinh viên
  • Sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường
  • Sinh viên thất nghiệp
  • Vấn đề sinh viên thất nghiệp
  • Giải quyết sinh viên thất nghiệp
  • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
  • Năng lực sư phạm của sinh viên
  • Kĩ năng sư phạm của sinh viên
  • Sinh viên khoa giáo dục thể chất
  • Năng lực nghề nghiệp của sinh viên
  • Động cơ học tập của sinh viên
  • Sinh viên khoa Kỹ thuật và Công nghệ
  • Công tác hỗ trợ sinh viên
  • Chất lượng giảng viên
  • Kĩ năng sống của sinh viên
  • Ngân hàng chính sách xã hội
  • Tín dụng của HSSV có hoàn cảnh khó khăn
  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Chất lượng tín dụng của chương trình cho vay
  • Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
  • Chương trình hỗ trợ học sinh sinh viên
  • Nhận thức của sinh viên sư phạm
  • Giáo dục nhận thức cho sinh viên
  • Sinh viên khoa Sư phạm
  • Quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học
  • Vi phạm bản quyền trong nghiên cứu khoa học
  • Hoạt động tự học của sinh viên
  • Kỹ năng tự học của sinh viên
  • Phương pháp tự học ngoại ngữ
  • Sinh viên nội trú Khoa Ngoại ngữ
  • Nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên
  • Sinh viên khoa tiếng Pháp
  • Đại học sư phạm
  • Hứng thú của sinh viên
  • Động cơ của nghiên cứu
  • Rủi ro trong nghiên cứu khoa học
  • Bài thuyết trình nghiên cứu khoa học
  • Vai trò nghiên cứu khoa học
  • Kiểm soát rủi ro nghiên cứu khoa học
  • Sinh viên với nghiên cứu khoa học
  • Giảng viên với nghiên cứu khoa học
  • Việc làm của sinh viên
  • Sinh viên Khoa Xã hội học
  • Khoa Xã hội học
  • Khoa Xã hội học trường Đại học Công đoàn
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp
  • Báo cáo khoa học
  • Đề tài khoa học và công nghệ
  • Đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở
  • Thẻ ATM tích hợp thẻ sinh viên
  • Sự hài lòng của sinh viên đại học
  • Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thƣơng mại
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Developing android application using android studio for food ordering app

9 21 1 28-01-2022

Bài giảng Giới thiệu cơ sở khoan dầu khí - TS. Vũ Văn Ái

37 20 1 28-01-2022

Nanostructured poly (3-octyl thiophene) films prepared by electrophoretic deposition

5 10 1 28-01-2022

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại và Vận tải Lạc Việt

98 17 1 28-01-2022

An evolutionary framework for detecting protein conformation defects

11 10 1 28-01-2022

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường

117 34 2 28-01-2022

Nghiên cứu mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống đậu tương ĐT35 tại Hà Nội và Thái Bình

9 20 1 28-01-2022

Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử trong công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỉ lệ 1:1000 phường Bách Quang - thành phố Sông công - tỉnh Thái Nguyên

83 10 1 28-01-2022

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán Kiểm toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương mại TB 888

139 21 1 28-01-2022

Bài giảng Phương pháp phần tử hữu hạn - ĐH Kiến trúc

75 37 1 28-01-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết bị di động

24 16 1 28-01-2022

Giáo trình mô đun Cơ sở kỹ thuật điện (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

108 19 1 28-01-2022

Iodine-125 seed represses the growth and facilitates the apoptosis of colorectal cancer cells by suppressing the methylation of miR-615 promoter

13 2 1 28-01-2022

Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I

70 17 1 28-01-2022

Magnetically recoverable nanoparticles for the simultaneous removal of Sb and As from water

9 3 1 28-01-2022

Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng (Eucalyptus camadulensis Dehnh) tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

81 10 1 28-01-2022

Giáo án môn Tiếng Anh lớp 5: Tuần 19 (Theo Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT)

9 21 2 28-01-2022

Voltammetric determination of phenmedipham herbicide using a multiwalled carbon nanotube paste electrode

11 22 1 28-01-2022

Giáo án môn Tiếng Anh lớp 3: Tuần 19 (Theo Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT)

8 31 2 28-01-2022

The occurrence of xanthochroism in the thinlip grey mullet, Chelon ramada (Teleostei: Mugilidae), from the Aegean Sea

4 12 1 28-01-2022
TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18382 190

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 28907 1359

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1246 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3340 333

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1714 66

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 3956 1

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3560 592

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1512 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2037 129

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2915 157
TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
So sánh áo dài và hanbok bằng tiếng hàn
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.
So sánh áo dài và hanbok bằng tiếng hàn
Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock