Sở còn ba nhà cũng quyết diệt Tần

Các sử gia đã tính toán sức mạnh của nước Tần và 6 quốc gia còn lại thông qua việc ước lượng GDP các nước này.

Tự cổ chí kim, triều đại lịch sử Trung Quốc gây ấn tượng mạnh nhất đối với người nước ngoài chắc chắn phải kể đến nhà Tần và cái tên Tần Thủy Hoàng.

Sức mạnh nước Tần phát triển từ rất yếu đến vô cùng hùng mạnh, cuối cùng mới đi đến thống nhất 7 nước. Có thể nói kẻ thù mà Tần phải đối mặt đều là các quốc gia thịnh vượng. Vậy rốt cuộc ở thời Chiến Quốc, 7 quốc gia tranh đấu này có sức mạnh ra sao?

Bảy nước chư hầu đang được nhắc tới chính là Hán, Triệu, Ngụy, Tần, Sở, Yên, Tề. Các sử gia đã tính toán sức mạnh của nước Tần và 6 quốc gia còn lại thông qua việc ước lượng GDP các nước này.

Bản đồ 7 quốc gia trong thời kỳ thất quốc tranh đấu. Ảnh: Bilibili

Xét GDP dựa theo nền nông nghiệp

Trung Quốc từ xa xưa đã là quốc gia coi trọng nông nghiệp nên việc so sánh GDP thông qua nông nghiệp là tương đối hợp lý. Ngoài yếu tố môi trường tự nhiên, nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đất đai và dân số. Nước chư hầu nào sở hữu 2 yếu tố này càng mạnh thì nền nông nghiệp đương nhiên sẽ càng phát triển.

1. Dân số

Đầu tiên là nhà Tần với dân số khoảng 6 triệu người, một con số khá lớn. Tiếp đó là nước Triệu với dân số khoảng 3 triệu người, và nhà Sở có dân số lớn nhất, đạt khoảng 8 triệu người. 

Nhà Hán, Tề và Nguỵ có tổng dân số lần lượt là 2 triệu người, 4 triệu người, 3 triệu người, nước Yên nghe có vẻ yếu thế hơn nhưng vẫn có tới 3 triệu dân số. 

Trong danh sách này, có vẻ như nước Sở có lợi thế nhất về dân số, nhà Tần chỉ có thể xếp thứ hai. Còn đối với Triệu quốc, nghe danh hùng mạnh nhưng chỉ có tổng 2 triệu dân.

Dân số nước Tần chỉ xếp thứ 2 trong 7 nước. Ảnh: Sohu

2. Diện tích đất đai

Diện tích đất đai có thể coi là thước đo sức mạnh nông nghiệp quan trọng nhất lúc bấy giờ. Vì dân số quá đông nên nếu đất đai khan hiếm, dân số trong nước sẽ trở nên nghèo đói và không thể phát triển.

Đầu tiên, nước Tần có diện tích khoảng 1 triệu km2, khá rộng lớn, chiếm khoảng 1/7 diện tích Trung Quốc hiện tại. Tiếp đó, nước Triệu với diện tích khoảng 600.000 km2. Sở quốc vẫn chiếm diện tích khủng nhất với con số khoảng 1,5 triệu km2. Nước Yên có diện tích nhỏ nhất chỉ khoảng 150.000 km2 nên luôn lo sợ rằng nước Tần sẽ sớm thôn tính họ.

Đánh giá từ hai dữ liệu này, nước Tần vẫn xếp sau nước Sở. Sở là quốc gia hưng thịnh, có thế mạnh cả về dân số và lãnh thổ trong 7 nước tranh đấu thời bấy giờ.

GDP thông qua hoạt động kinh doanh thương mại

Lúc bấy giờ, hoạt động kinh doanh của nước Tề phát triển mạnh nhất trong toàn bộ 7 quốc gia. Do nước này chiếm giữ vùng biển và có các địa điểm khai thác muối tự nhiên nên nền kinh tế - thương mại luôn xếp top đầu.

Chính thế, dù dân số bản địa của nước Tề không đông nhưng số lượng dân cư nước ngoài lại rất lớn. Thành Lâm Truy nước Tề chính là thành phố phồn hoa, thịnh vượng nhất trên khắp cả nước, giao lưu văn hoá cũng vô cùng phát triển, nơi đây chính là cái nôi khởi nguyên ra văn hoá phương Đông. Ở điểm này, sáu nước còn lại không thể bì kịp.

Tuy vậy, các nước còn lại cũng có tư tưởng tiến bộ, bên cạnh nông nghiệp vẫn phát triển kinh doanh - thương mại nhưng nhìn chung, nước Tần vẫn là nước có nền kinh tế yếu nhất.

Sức mạnh của nước Tần đến từ chiến thuật "biết người biết ta". Ảnh: Internet

Xét trên mọi phương diện, dù tính GDP theo yếu tố nào thì nhà Tần đều không thể đứng đầu trong 7 nước nhưng cuối cùng vì sao quốc gia này vẫn thống trị cả thiên hạ? Mấu chốt của việc giành chiến thắng chính là do Tần Quốc đã biết nhìn ra điểm mạnh của mình và điểm yếu của 6 nước còn lại.

Trong 3 nước ngang tầm, nước Sở tuy lớn mạnh nhất nhưng dân cư phân bố không đồng đều, dễ bị chia cắt. 

Nước Tề có nền kinh tế - văn hoá cường thịnh nhưng chỉ chú trọng làm giàu mà bỏ qua phòng thủ quân sự. Duy nhất nước Triệu có chung khát vọng chiếm cả thiên hạ, luôn theo sát từng bước của nhà Tần nhưng đáng buồn thay thực lực lại không đủ.

Kết quả là với tham vọng ngút ngàn và sự khôn khéo trong điều binh khiển tướng, Tần Thuỷ Hoàng đã đưa 7 phần Trung Hoa thống nhất làm một, xây dựng nước Tần trù phú và hùng cường.

Dạo này đầu óc hay bị nhạy cảm về các chủ đề mang tính triết lý. Gần đây mới luyện xong bộ phim Hán Sở Kiêu Hùng [The Conqueror’s Story 2005], do đài TVB phát hành, nên đành mang ra làm đề tài phân tích. Phim cực kỳ hài hước, thích hợp dùng để giải khuây với những tràng cười sảng khoái. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại ẩn chứa rất nhiều điều mà có thể mang ra để suy ngẫm như tài dùng người của Lưu Bang, thất bại của Hạng Vũ, và cái chết của Hàn Tín.

Bộ phim Hán Sở Kiêu Hùng [The Conqueror’s Story 2005] của đài TVB

Con người của Lưu Bang

Trong suốt bộ phim, mình không ngừng thắc mắc là Lưu Bang có tài cán gì mà có thể đả bại Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, lập nên triều đại nhà Hán, Trương Lương là thiên tài mưu lược, xếp trên cả Gia Cát Lượng cũng chịu quy phục ông? Hàn Tín, một thiên tài về quân sự cũng bị ông thu phục. Cùng rất nhiều quần thần rất mực trung thành với ông, cùng ông thống nhất giang sơn.

Năm xưa Hàn Tín sau khi đại phá quân Tề, cậy thế công cao, dám yêu cầu Hán Vương phong cho ông ta làm Giả Tề Vương. Tề Vương cũng có phân biệt thật giả sao? Thật ra chữ Giả của Giả Tề Vương có nghĩa là tạm thay thế Tề Vương. Lưu Bang nghe được thần tử của mình uy hiếp mình, còn đòi chia đất phong vương đương nhiên là giận dữ vô cùng, nhưng ông ta cũng cân nhắc được lúc đó Hàn Tín nắm giữ binh quyền, đại quyền trong tay, so với bản thân, tình thế yếu hơn người ta cho nên đã suy nghĩ quyết định phong Hàn Tín là Chính Tề Vương, thu phục Hàn Tín, giúp ông ta đánh bại Hạng Vũ, thu phục thiên hạ. Từ đó cho ta thấy con người của Lưu Bang không chỉ biết dùng người vô cùng mà còn có EQ rất cao.

Sau khi diệt Tây Sở, thống nhất thiên hạ, Lưu Bang đã tự tổng kết nguyên nhân thắng lợi của mình và nguyên nhân thất bại của Hạng Vũ:

“Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng [tức Trương Lương]; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.”

Thất bại của Hạng Vũ

Hạng Vũ là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang đầu thời nhà Hán.

Năm xưa trong trận chiến cuối cùng, Sở Hạng Vũ anh hùng mạt lộ, bại trận chạy đến Ô Giang được đình trưởng Ô Giang khuyên ông ta vượt sông, lập mưu tái xuất. Nhưng Sở Hạng Vũ lại nói không có mặt mũi nào gặp phụ lão Giang Đông. Hạng Vũ tự nhủ: “đây là trời diệt ta chứ không do chiến tranh”. Thật ra suy nghĩ kỹ hơn, tính cách quyết định vận mệnh cả đời Hạng Vũ chưa từng bị một thất bại nặng nề nào cả, ông ta xuất thân quý tộc. Lần này sau khi trải qua thất bại thập diện mai phục không còn dũng khí làm lại từ đầu.

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã nói về Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ như sau:
“Hạng Vũ trong tay không có quyền binh gì, thừa thế nổi lên nơi thảo dã, trong ba năm liền đem năm nước chư hầu để tiêu diệt Tần, phân chia thiên hạ, phong các vương hầu, ban ra chính lệnh và tự xưng là bá vương, địa vị tuy không trọn vẹn nhưng từ tận cổ đến nay[19], chưa hề có người nào được như thế. Đến khi Vũ bỏ Quan Trung, nhớ đất Sở, đuổi Nghĩa Đế để tự lập, thế mà lại trách các vương hầu phản mình thì thực cũng khó vậy. Tự khoe khoang công trạng, chỉ dùng cái trí của mình mà không chịu bắt chước người xưa, nói rằng có thể lấy võ lực dẹp yên thiên hạ, dựng nghiệp bá vương. Nhưng chỉ được năm năm thì mất nước, thân chết ở Đông Thành, thế mà còn chẳng tỉnh ngộ, không tự trách mình, thật là có lỗi. Lại còn có câu: “Trời hại ta chứ không phải ta đánh không giỏi”, há chẳng lầm sao!”

Hàn Tín

Nói về Hàn Tín là nói về tài quân sự của ông. Nếu không có thiên tài quân sự như Hàn Tín thì Lưu Bang đã không thể xoay chuyển tình thế, đả bại quân Sở, thống nhất thiên hạ. Tuy nhiên, ông ta lại là một người biết người nhưng không biết mình. “Công cao hơn chủ, đó là đại kỵ”. Hàn Tín chết vì lý do này. Dịch Trung Thiên lại cho rằng, con người Hàn Tín ngoại trừ có khí độ và bao dung còn là kẻ tự tư tự lợi, không đáng tin cậy, có tâm lý đầu cơ. Lúc thung dung nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng, xem tài năng họ như thế nào, Lưu Bang hỏi ông:

Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?

Hàn Tín nói:

Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.

Lưu Bang lại hỏi:

Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?

Hán Tín trả lời:

Thần thì càng nhiều càng tốt.

Lưu Bang cười nói:

Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?

Hán Tín đáp:

Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.


Sau lần đó, Lưu Bang càng sợ tài của Tín và quyết trừ khử cho được.

Video liên quan

Chủ Đề