Tại sao tấm tôn lợp nhà có dạng lượn sóng

Chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với các tấm tôn trên mai nhà có hình lượn sóng phải không. Vậy, tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng như vậy? Hãy cùng theo bài viết dưới đây để giải đáp ngay thắc mắc này nhé!

1. Lý do tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng?

Tôn là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng công nghiệp… Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, tôn lợp mái còn có tác dụng bảo vệ công trình tránh khỏi các tác động của yếu tố môi trường. 

Thiết kế lượn sóng cũng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của mái lợp tôn.

Sở dĩ mái tôn được thiết kế với dạng lượn sóng là vì:

  • Về cơ học: Theo các kỹ sư, thiết kế lượn sóng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của sản phẩm. Đây cũng là lý do mà các mái tôn lượng sóng có khả năng chịu lực tốt hơn so với tôn thẳng. Không chỉ vậy, thiết kế này còn giúp giảm ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong đặc biệt khi có mưa lớn. 
  • Về nhiệt học: Tôn được sử dụng để bảo vệ công trình khỏi tác động của yếu tố bên ngoài, vì vậy, tấm tôn là nơi chịu tác động trực tiếp từ nắng, gió, mưa… Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, bức xạ nhiệt cao, tấm tôn sẽ giãn nở. Với tôn dạng thẳng, khi bị giãn nở nếu không đủ diện tích, sẽ làm tấm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít cố định bị bung ra. Trong khi đó, tôn lượn sóng có cấu tạo dạng lượn sóng, tạo không gian giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của mái và không làm ốc vít bị bung ra.

Để hiểu rõ hơn vì sao tôn lợp có dạng lượn sóng, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo cơ bản của sản phẩm này. Mái tôn có cấu tạo gồm 3 phần là phần khung, phần kèo cùng tôn lợp và hệ thống ốc vít. Cụ thể:

  • Hệ thống khung: Là phần chịu trọng tải lớn nhất của công trình, đảm bảo độ chắc chắn để có thể chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa đá, bão lũ.
  • Hệ thống kèo và tôn lợp: Tùy vào diện tích tôn, mục đích sử dụng, nhu cầu của người dù mà hệ thống kèo và tôn lợp sẽ có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, thay vì lựa chọn các vật liệu truyền thống, để chống nắng, cách nhiệt cho công trình, các nhà thầu thường lựa chọn tôn sinh thái hơn là các sản phẩm khác.
  • Hệ thống ốc vít: Thường ưu tiên chọn loại ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crome. Do chúng có độ cứng cao, khả năng chống chịu thời tiết, giúp hạn chế nước mưa thấm vào bên trong.

2. Các loại tôn lợp dạng sóng được dùng phổ biến hiện nay

Để đáp ứng các yêu cầu thiết kế, tính tiện ích khi sử dụng, tôn lợp được sản xuất với nhiều chủng loại sóng khác nhau sau đây:

Tôn sóng vuông

Hiện nay, tôn cán sóng vuông được các gia chủ lựa chọn và sử dụng vô cùng phổ biến. Phân theo dạng sóng, dưới đây là những kiểu được ưa chuộng nhất:

  • Tôn 6 sóng vuông: được ứng dụng nhiều nhất cho các công trình nhà xưởng có diện tích lợp mái rộng, tối ưu chi phí lợp mái đồng thời với khổ sóng lớn giúp dễ dàng thoát nước khi có mưa lớn.
  • Tôn 11 sóng vuông: được ứng dụng nhiều nhất trong làm nhà dân dụng, lợp mái hiên, mái sân thượng hoặc các công trình công cộng như nhà để xe, chợ, vách ngăn công trình... 

Tôn sóng ngói

Đây là loại tấm lợp mái được quan tâm và sử dụng nhiều nhất hiện nay không chỉ bởi vẻ đẹp truyền thống mà nó mang lại mà còn có tính thẩm mỹ cao cho công trình, tiết kiệm chi phí lắp đặt hơn so với vật liệu ngói. Dòng tôn giả ngói PU Olympic thích hợp cho các công trình biệt thự liền kề, khu nghỉ dưỡng sang trọng, khu du lịch hoặc các mái nhà có độ dốc lớn.

3. Giải pháp thay thế hiệu quả cho tôn truyền thống

Mặc dù được thiết kế lượn sóng, hạn chế được các tác động của yếu tố môi trường nhưng các sản phẩm truyền thống vẫn có những nhược điểm như khả năng giảm tiếng ồn, giảm truyền nhiệt vẫn còn cực kỳ thấp. Đây chính là lý do khiến nhiều người không thích các mái lợp bằng tôn vì khá nóng, dễ thất thoát nhiệt.

Tuy nhiên, hiện nay, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề này. Nếu có nhu cầu lấy sáng, cách âm, cách nhiệt cho công trình, bạn có thể sử dụng tôn lấy sáng. Nếu không có nhu cầu lấy sáng, muốn công trình đẹp mắt, tính thẩm mỹ độ bền cao, tuổi thọ dài và đảm bảo khả năng cách nhiệt cách âm thì bạn có thể lựa chọn tấm lợp sinh thái.

Tấm lợp sinh thái hay ngói sinh thái là sản phẩm được làm từ nhựa Bitum và sợi tổng hợp thiết kế theo dạng những tấm tôn có khả năng chống thấm, chống ồn, trọng lượng nhẹ, không bị rỉ sét theo thời gian. Đặc biệt, sản phẩm này còn có đặc tính cực kỳ bền, do được làm từ nhựa tổng hợp nên rất thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt. Không chỉ vậy, dòng sản phẩm này được khuyến cáo là thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người dùng, có thể ứng dụng ở hầu hết mọi công trình kể cả những vùng có khí hậu khắc nghiệt. 

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng mà không phải là hình dáng khác. Hi vọng bài viết đã hữu ích cho bạn!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tại sao các tấm tôn lợp nhà không phẳng mà có dạng lượn sóng?

Các câu hỏi tương tự

Câu hỏi: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Lời giải :

Tôn là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng công nghiệp… Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ,tôn lợp máicòn có tác dụng bảo vệ công trình tránh khỏi các tác động của yếu tố môi trường.

Thiết kế lượn sóng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của mái lợp tôn

Mái tôn được thiết kế với dạng lượn sóng là do những lý do sau đây:

Về mặt cơ học

  • Theo các kỹ sư, thiết kế lượn sóng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của sản phẩm, lượng sóng có khả năng chịu lực tốt hơn so với tôn thẳng.
  • Thiết kế sóng giúp giảm ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong đặc biệt khi có mưa lớn.

Về mặt nhiệt học

  • Khi thời tiết nắng nóng, bức xạ nhiệt cao, tấm tôn sẽ giãn nở. Nếu dùng tôn dạng thẳng, khi bị giãn nở nếu không đủ diện tích, sẽ làm tấm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít cố định bị bung ra.
  • Trong khi đó,tôn dạng sóngcó cấu tạo dạng lượn sóng, tạo không gian giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của mái và không làm ốc vít bị bung ra.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tôn lợp nhé:

1. Cấu tạo cơ bản của mái tôn

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của mái tôn để có thể trả lời cho câu hỏi tại sao tôn lại có dạng lượn sóng. Tôn thường có cấu tạo với 3 phần là phần khung, phần kèo & tôn lợp và cuối cùng là hệ thống ốc vít.

- Phần khung: Được xem là phần phải chịu tải trọng cho công trình nhiều nhất để bảo đảm về độ chắc chắn giúp công trình có thể chống chịu tốt. Đặc biệt là ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt hơn như lũ, bão, mưa đá…

- Phần kèo & tôn lợp: Tùy vào các nhu cầu khác nhau, diện tích tấm tôn mà phần này sẽ có những thay đổi phù hợp với công trình.

- Hệ thống ốc vít: Các đơn vị thi công sẽ ưu tiên chọn ốc vít được làm bằng inox mạ crome vì có khả năng chống chịu với thời tiết, không gỉ sét và độ cứng cao.

2. Tác dụng của tôn lượn sóng so với tôn phẳng

Và nếu so sánh về mặt nhiệt học của tôn sóng so với tôn phẳng thì sẽ có những kết quả như sau:

- Tôn phẳng khi bị giãn nở do nhiệt độ sẽ trở nên rất mỏng, giòn và dễ bị nứt vỡ. Đồng thời phần lỗ cố định ốc vít cũng bị kéo giãn quá mức và gây tình trạng bung ốc cố định. Điều này rất nguy hiểm đối với công trình và những người xung quanh vì có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.

- Còn tôn dạng lượn sóng thì lại có phần bền bỉ hơn, hoàn hảo hơn khá nhiều. Nhờ vào các phần lượn sóng nên diện tích của mái tôn cũng được tăng lên đáng kể. Khi bị giãn nở do nhiệt độ thì vẫn đủ diện tính để quá trình này diễn ra. Đồng thời hạn chế tối đa sự giãn nở, đặc biệt là ở các phần lỗ cố định ốc vít. Do đó sẽ mang tính chất an toàn hơn rất nhiều.

Và một trường hợp tương tự nhưng trái ngược diễn ra khi thời tiết trở lạnh. Tuy nhiên tình trạng này thường diễn ra ở các vùng, đất nước có khí hậu lạnh là chính:

- Các tấm tôn phẳng thường có diện tích khá nhỏ để quá trình co giãn của kim loại diễn ra an toàn. Khi thời tiết trở lạnh, quá lạnh thì các tấm kim loại này sẽ co lại. Nhiệt độ càng thấp thì sẽ có càng nhiều. Nếu không đủ diện tích, các phân tử kim loại sẽ dồn lại tại một điểm nào đó quá mức. Từ đó kim loại sẽ rất giòn, thậm chí khi đạt đến mức cực hạn thì sẽ tự vỡ ra.

- Còn đối với tôn dạng sóng thì ngược lại. Nhờ cấu trụ lượng sóng nên phần diện tích của các tấm tôn tôn được tăng lên đáng kể. Khi co lại thì cũng đủ diện tích cho các kim phân tử kim loại hoạt đồng bình thường nên sẽ bền bỉ hơn rất nhiều.

3. Các loại tôn lợp được sử dụng phổ biến hiện nay

Để đáp ứng các yêu cầu thiết kế, tính tiện ích khi sử dụng, tôn lợp được sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau như tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn lấy sáng… Cụ thể:

- Tôn lợp giả ngói: Được thiết kế dạng sóng ngói theo kiểu dáng ngói tây, phù hợp với các mái nhà có độ dốc lớn hoặc thiết kế theo kiểu biệt thự. Giúp giảm thiểu đáng kể tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với kh lợp bằng mái gạch thông thường.

- Tôn lạnh: Có khả năng phản xạ với ánh nắng mặt trời với 2 thành phần chính là nhôm và kẽm. Có khả năng chống chịu với tác động của môi trường, có thể tạo ra những hợp chất tại những mép cắt hoặc chỗ trầy xước. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với các sản phẩm thông thường.

- Tôn lấy sáng:Tôn nhựa lấy sánglà sản phẩm ngày càng phổ biến trong các công trình hiện nay do có giá thành rẻ, độ bền cao, phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam. Là giải pháp phù hợp với các công trình yêu cầu nhiều ánh sáng như nhà xưởng, nhà máy sản xuất. Có khả năng lấy sáng từ 85 – 90% có lớp phủ chống tia UV bảo vệ sức khỏe. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng cách nhiệt, cách âm, không bị oxy hóa, mài mòn, không xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với môi trường acid, kiềm…

Video liên quan

Chủ Đề