Sáng kiến kinh nghiệm cấp xã, phường

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu: Đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, trong hoạt động công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói riêng và của hệ thống chính trị nói chung xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức. Trong hệ thống chính trị nước ta, xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) là nền tảng của hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia; là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi giải quyết trực tiếp các vấn đề của người dân. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa là bộ phận cấu thành, vừa là chủ thể quản lý của bộ máy chính quyền ở cấp xã, là nhân tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, cũng như trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương. Trước yêu cầu mới, phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ là việc cấp bách, đồng thời có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của đất nước. Do vậy, quản lý và nhận biết được thực trạng năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã hay còn gọi là cấp cơ sở). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Trong các chính sách về cán bộ, công chức, những năm gần đây chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được Đảng, Nhà nước quan tâm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và mang lại những kết quả tích cực. Song nhìn chung, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn nhiều bất cập; chưa tạo được động lực thúc đẩy cán bộ, công chức tự giác, hăng say nỗ lực làm việc, tận tâm, tận lực với việc công; chất lượng cán bộ, công chức cấp xã còn thấp, chưa thu hút được người trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực tốt vào làm việc và gắn bó lâu dài ở cấp xã; nhiều vướng mắc, bức xúc của người dân chưa được giải quyết, nhiều sai phạm ở cơ sở bắt nguồn từ phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức cấp xã. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương. Từ thực tế đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, điều chỉnh các chính sách đối với CB,CC cấp xã; các địa phương cần chủ động đề ra các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn cấp xã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

ỦY BAN NHÂN DÂNXÃ THẠNH LỢICỘNG HÒA HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcBÁO CÁO TÓM TẮTSÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬNDANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆNKính gửi: Hội đồng thi đua, khen thưởng huyện Tháp Mười.I.Sơ lược bản than:- Họ và tên: Trần Văn Cưng- Ngày tháng năm sinh: 17/ 7 / 1973.- Trình độ chuyện môn nghiệp vụ: Trung cấp chính trị, trung cấp hành chính(đang học Đại học Luât năm thứ 4).- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xãThạnh Lợi.II.Nội dung:1. Thực trạng tình hình trước khi lập thành tích có sáng kiến, giải pháp, đềtài nghiên cứu:* Thực trạng:- Như chúng đã biết, căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân ngày 26 tháng 11 năm 2003. Công tác tiếp xúc cử tri là công tác hết sứcquan trọng; vì công tác này giúp cho các đại biểu từ Trung ương đến cơ sở gặpgỡ trực tiếp với cử tri nơi bầu ra mình; đây là điều kiện gần gũi với cử tri, lăngnghe ý kiến, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cử tri mà họ đã đặt niền tin chomình về các lĩnh vực phát triển KT-XH; QP-AN…trong đời sống hiện nay.- Công tác tiếp xúc cử tri cả nước nói chung, xã Thạnh Lợi nói riêng, trong thờigian qua gặp không ít khó khăn về công tác này cụ thể: xã có 05 Tổ có 25 đạibiểu; 01 đơn vị số 9 ĐB.HĐND huyện, có 1.140 hộ gồm 4073 nhân khẩu, có 05ấp, diện tích 4.114ha. Qua công tác tiếp xúc cử tri nhìn chung cử tri tham gia ít,phát biểu ý kiến không nhiều (01 điểm TXCT có 5- 9 ý kiến), có khi mời đi họpkhông đủ thành phần, cử tri dự họp không đông đủ, không mạnh dạng phátbiểu…Chính từ đó và xuất phát tình hình khó khăn cho đại phương hiện nay,cho nên tôi chọn đề tài sáng kiên này để chia sẽ và có những giải pháp, tìm ranguyên nhân cho công tác tiếp xúc cử tri trong thời gian tới đạt hiệu quả cao.2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng: “Giải pháp nâng cao công tác phốihợp tổ chức tiếp xúc cử tri”.3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:- Trước khi tiếp xúc cử tri 03 Thường trực Hội đồng nhân dân – UBNDUB.MTTQVN xã họp lại và xây dựng Kế hoạch TXCT, thời gian, địa điểm, thànhphần, ra thông báo và gởi trực tiếp cho từng đại biểu biết để TXCT nơi mình ứng-1-cử. Như chúng ta đã biết tiếp xúc cử tri (TXCT) là hoạt động đặc trưng được cácĐại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND), các Đoàn đại biểu Quốchội, các Tổ đại biểu HĐND tiến hành thường xuyên, và là một hoạt động mang tínhbắt buộc được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nước ta.- Qua những quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy, xét về trình tự, cáchthức tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND được hiểu là việcđại biểu HĐND theo thời gian luật định thông qua các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền tổ chức gặp gỡ cử tri nơi bầu ra mình để thu thập ý kiến, lắng nghe tâm tư,nguyện vọng của cử tri chuyển tải đến HĐND, đồng thời báo cáo với cử tri việcthực hiện nhiệm vụ người đại biểu HĐND.* Về bản chất, việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND đặt ra hai vấn đề:- Vấn đề thứ nhất: cử tri chủ động trực tiếp chuẩn bị những kiến nghị đề xuấtcủa mình phản ánh tới đại biểu HĐND, đại biểu HĐND lắng nghe những ý kiến,kiến nghị phản ánh của cử tri và tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.- Vấn đề thứ hai: Đại biểu HĐND chủ động chuẩn bị những nội dung cần tiếpxúc để tiếp xúc với cử tri, cử tri nghe người đại biểu của mình báo cáo.- Hai vấn đề trên liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện mối quan hệ giữa đại biểuHĐND với cử tri. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ quan hệ giám sát giữa người đạibiểu HĐND với cử tri . Đại biểu HĐND là chiếc cầu nối giữa cử tri với cơ quanquyền lực Nhà nước ở địa phương.* Đánh giá về chất lượng tiếp xúc cử tri hiện nay trên địa bàn xã.- Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của đạibiểu HĐND. Thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri được thực hiện nghiêm túc,mọi vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị đều được tổng hợp, phân loại và chuyển tớicấp có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết. Tuy nhiên, dù đã cố gắng đổi mới, hoạtđộng TXCT của đại biểu HĐND các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Số điểm tiếp xúccòn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của cử tri, đại biểu HĐND không thể nắm bắt, thuthập hết ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Các cuộc TXCT thường chỉ được tổchức trước và sau kỳ họp, TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực còn hạn chế. Công táctổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Côngtác giám sát, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được quantâm đúng mức. Việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cử tri của một số đại biểu và cơquan chức năng ở địa phương còn lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó,một số tổ đại biểu chưa quan tâm tổng hợp thông tin về kết quả giải quyết ý kiến,kiến nghị để thông báo tới cử tri, nên có ý kiến lặp lại nhiều lần…4. Khả năng và phạm vi áp dụng:Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT trong thời gian tới, cầnthực hiện tốt các nội dung sau:Thứ nhất, là xây dựng kế hoạch TXCT phù hợp: kế hoạch TXCT phải đượcxây dựng sớm để có thời gian chuẩn bị chu đáo. Căn cứ vào nội dung từng kỳ họp-2-để lựa chọn hình thức, địa điểm và thành phần cử tri tham dự hội nghị tiếp xúc cửtri cho phù hợp và có hiệu quả. Có thể tổ chức tiếp xúc với tất cả cử tri hoặc chỉtiếp xúc cử tri theo lĩnh vực, ngành nghề mà HĐND dự kiến sẽ thảo luận, quyếtđịnh những vấn đề liên quan.Thứ hai, tăng số điểm TXCT: mỗi điểm tiếp xúc nên có từ 4-5 đại biểu vàcó sự tham gia của lãnh đạo chủ chốt địa phương cấp xã, huyện và có Ban, ngành,Đoàn thể để nghi nhận và trực tiếp trả lời kiến nghị của cử tri trong pham vi củamình, ngoài phạm vi của mình thì xin ý kiến cấp trên giải trình. Có thể kết hợp đểđại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã cùng TXCT rồi tổng hợp, phân loại ý kiến đểxử lý.Thứ ba, các cuộc TXCT đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu,không chỉ tham gia đủ các cuộc tiếp xúc với cử tri, đại biểu còn phải định hướng,gợi mở, tạo điều kiện cho cử tri phát biểu; ý kiến, kiến nghị của cử tri phải đượcgiải thích rõ ràng. Không chỉ “ghi nhận” và chuyển kiến nghị tới các cơ quan hữuquan, đại biểu phải đeo bám, giám sát để đôn đốc cho đến khi vấn đề được giảiquyết thỏa đáng để trả lời cử tri trong những cuộc tiếp xúc sau: vấn đề nào đòi hỏithời gian hoặc chưa có điều kiện giải quyết, cần giải thích rõ, không từ chối, nétránh. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT.Thứ tư, Phân loại và chuyển kiến nghị đúng địa chỉ: khi xây dựng báo cáotổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phải quan tâm đến những vấn đề bức xúc,những vấn đề đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, đồng thời phảituân thủ các yêu cầu: đầy đủ, chính xác để chuyển ý kiến, kiến nghị tới đúng cơquan có thẩm quyền giải quyết. Việc phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị tới đúngcơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ giúp cho việc giải quyết ý kiến, kiến nghịnhanh hơn, chính xác hơn, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với chínhquyền.5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:- Với những phương pháp trên kết quả của công tác tiếp xúc cử tri ngày càngcó hiệu quả số lượng cử tri tham dự đạt yêu cầu, các ý kiến kiến nghị của cử triđiều có liên quan đến đời sống xã hội của người dân.- Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng cử tri cũng còn một số chưa thực sựđóng góp ý kiến với tinh thần xây dựng. Điều này thể hiện ở việc, khi cử tri phátbiểu đóng góp ý kiến không thấy mặt tốt, mặt tích cực.- Bởi thế, vấn đề quan trọng là tạo dựng niềm tin, trong đó cử tri cũng cần tintưởng, khích lệ đại biểu của mình, cho họ cơ hội và thời gian để chứng tỏ năng lựcthực hiện chức trách nhiệm vụ dân giao.* Hiệu quả mang lại trong sáng kiến:-3-- Trước kỳ họp thức 7: Tiếp xúc cử tri được 5 điểm có 256 cử tri có 39 ýkiến.+ Đã thực hiện 25 ý kiến, còn lại 14 ý kiến đề nghị về trên.- Trước kỳ họp thức 8: Tiếp xúc cử tri được 5 điểm có 278 cử tri có 42 ýkiến.+ Đã thực hiện 40 ý kiến, còn lại 2 ý kiến đề nghị về trên xem xét.* Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp:Theo quy định hiện hành trước và sau kỳ họp HĐND các đại biếu HĐNDphải tiếp xúc cử tri và thông báo kết quả tại kỳ họp cho cử tri nắm.Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là nhằm thông báo chươngtrình nội dung trọng tâm kỳ họp sắp tới, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về những chủtrương giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đang dược chính quyền địa phương xêmxét, năm tâm tự nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cử tri để góp phần pháttriển KT-XH; QP-AN cho kỳ họp lần sau.Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là nhằm phổ biến thực hiện cácnghị quyết đã được HĐND địa phương đã thông qua.Tóm lại: Công tac1TXCT báo cáo kết qủa kỳ họp Hội đồng nhân dân, triểnkhai các Nghị quyết Hội đồng nhân dân đồng thời các vị đại biểu nắm bắt nhiềuthông tin; các ý kiến, kiến nghị của cử tri và ghi nhận đầy đủ các ý kiến, kiến nghịcử tri, kịp thời phản ánh những ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩmquyền xem xét giải quyết.Các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồngnhân dân, phát biểu ý kiến đóng góp, thảo luận tại các kỳ họp với tinh thần dân chủvà có trách nhiệm cao.Trên đây là sáng kiến “Giải pháp nâng cao công tác phối họp tổ chức tiếpxúc cử tri” của bản than năm 2014.Kính đề nghị đến Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tìasáng kiến cấp huyện./.Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 11 năm 2014Thủ trưởng đơn vịNgười báo cáoTrần Văn Cưng-4-