Sáng kiến kinh nghiệm 123

Sáng kiến kinh nghiệm được xem là kết quả của những hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của bản thân đã tích lũy được nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về cách viết một bài sáng kiến kinh nghiệm nhé!

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Trước khi bước vào phân tích khái niệm sáng kiến kinh nghiệm thì hãy cùng xem qua các giải thích về sáng kiến là gì? Kinh nghiệm là gì?

Sáng kiến là những sáng tạo về một ý kiến nào đó. Kinh nghiệm là những kiến thức, bài học mà đã tích lũy được thông qua các hoạt động học tập, trải nghiệm mà có. 

Từ khái niệm sáng kiến và khái niệm kinh nghiệm, ta có thể rút ra kết luận: Sáng kiến kinh nghiệm là những kiến thức hay kỹ năng mà người viết đã trải nghiệm và tích lũy được thông qua các hoạt động dạy và học, từ đó, đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm giúp khắc phục được những vấn đề khó khăn không thể giải quyết với phương pháp thông thường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và quản lý.

Sáng kiến kinh nghiệm 123

Cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay

Yêu cầu của một bài sáng kiến kinh nghiệm

Về cơ bản, nội dung của một bài sáng kiến kinh nghiệm cần phải làm rõ những vấn đề: mục đích, tính thực tế, tính sáng tạo và khả năng vận dụng vào thực tiễn.

  • Về mục đích: Đề tài phải giải thích được những khó khăn ở chương trình giáo dục mang tính thời sự trong xã hội hiện nay. Mục đích viết đề tài này là gì? tham gia cuộc thi nghiên cứu hay trao đổi kinh nghiệm với bạn bè.
  • Về thực tiễn: Người viết phải nêu rõ được những sự việc, thực trạng đã xảy ra ở trường học, nơi mình công tác. Những kết luận hay nội dung phải có tính thực tế, tránh viết lan man, lý thuyết.
  • Tính sáng tạo: Để giải quyết được vấn đề đặt ra, người viết nên trình bày phần cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. Trình bày các bước tiến hành bài sáng kiến kinh nghiệm mạch lạc và cụ thể. Cách thức tiến hành độc đáo, dẫn chứng hay số liệu cụ thể và chính xác. Hình thức và nội dung của bài sáng kiến kinh nghiệm mang tính khoa học.
  • Khả năng vận dụng vào thực tế: Trình bày rõ ràng những hiệu quả khi  áp dụng vào thực tế. Trình bày những bài học cụ thể, tiền đề để có thể áp dụng SKKN một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

List Sáng Kiến Kinh Nghiệm Mầm Non Đạt Giải Cao Mới Nhất

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tiểu Học Đạt Thành Tích Cao 2020

Hai mức độ của bài sáng kiến kinh nghiệm

Tường thuật lại các kinh nghiệm:

  • Người viết trình bày lại những sáng kiến, cách làm của mình đã đem lại những hiệu quả gì 
  • Cần phải làm rõ được những biện pháp có tính sáng tạo đã đem lại những lợi ích cho người viết và đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy như thế nào
  • Trình bày những kết quả thu được sau khi áp dụng phương pháp đó
  • Nêu những bài học kinh nghiệm

Phân tích rõ những kinh nghiệm đạt được:

  • Đối với mức độ này thì người trình bày cần phải đáp ứng những yêu cầu của tưởng thuật kinh nghiệm
  • Bên cạnh đó, người trình bày nên nêu rõ phương pháp mình sử dụng đồng thời giải thích lý do chọn, nêu ý nghĩa và hiệu quả của nó.
  •  Đưa ra những hướng phát triển cho sáng kiến kinh nghiệm 

Cấu trúc của chuẩn của một bài sáng kiến kinh nghiệm

Phần bìa

Mục lục( trang mới)

Các kí hiệu hay từ viết tắt( trang mới)

Phần 1: Đặt vấn đề

Người viết tập trung vào viết lý do chọn đề tài, cụ thể:

  • Trình bày được vấn đề cụ thể trong thực tiễn tại nơi công tác giảng dạy 
  • Nêu rõ ý nghĩa cũng như tác dụng mà vấn đề đem lại 
  • Đưa ra kết luận tại sao chọn đề tài 

Phần 2: Nội dung đề tài

  • Cơ sở lý luận: Trình bày những khái niệm, lý thuyết đề vấn đề
  • Thực tiễn vấn đề: Người viết nên bày tỏ những thuận lợi hay khó khăn đối với đề tài đã chọn, tập trung vào những khó khăn đang gặp phải, đang tìm hướng giải quyết.
  • Cách giải quyết: Nêu rõ các biện pháp đã được thực hiện để giải quyết cho vấn đề, đồng thời chỉ ra hiệu quả đem lại của từng biện pháp
  • Hiệu quả thu được: Trình bày các biện pháp này đã được áp dụng cho đối tượng nào và hiệu quả thu được ra sao, đối chiếu lại với thực trạng trước khi chưa áp dụng sáng kiến.

Phần 3: Nêu kết luận

  • Nêu rõ ý nghĩa khi áp dụng các sáng kiến này trong giảng dạy.
  • Trình bày nhận xét chung về khả năng áp dụng sáng kiến.
  • Các bài học rút ra trong quá trình nghiên cứu và làm việc
  • Đưa ra những đề xuất để có thể giúp sáng kiến được vận dụng tốt hơn
  • Bổ sung tài liệu tham khảo

Chi tiết cách viết sáng kiến kinh nghiệm 

Bước 1: Chọn đề tài

Có rất nhiều đề tài có thể lựa chọn như kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiệu quả hoặc các bài viết về tổ chức  hoạt động giáo dục, giảng dạy ngoại khóa cho học sinh

VD: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài trời nâng cao hiểu biết cho học sinh lớp 6

Việc xác định được đề tài rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và làm việc, nó giúp cho người làm định hướng được vấn đề, tránh lan man, lạc đề. Tên đề tài phải là một vấn đề trong thực tế mà người làm đề tài còn đang đi tìm hướng giải quyết. Từ ngữ của đề tài phải đúng ngữ pháp,đủ ý, có nội dung vấn đề cụ thể.

Bước 2: Lập đề cương

Đây cũng là bước rất quan trọng trong khi viết sáng kiến kinh nghiệm, bởi vì, khi thành lập một đề cương cụ thể, người viết sẽ biết được mình cần phải làm những gì, thu thập số liệu, tài liệu nào và trình bày bài viết ra làm sao. Đề cương được lập càng chi tiết thì khi thực hiện công việc sẽ logic và dễ để thực hiện hơn. Đề cương cần phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:

  • Dàn bài cần phải được nêu rõ các mục, tiêu đề cần phải thực hiện nghiên cứu 
  • Trong mỗi tiêu mục cần phải chỉ ra những ý cần phân tích
  • Các đề mục, các ý phải có tính liên kết với nhau, không rời rạc, lạc đề
  • Số liệu thu thập phải phù hợp và có độ chính xác tương đương thực tế 
  • Phải có các bảng khảo sát cụ thể và hình ảnh để minh họa 

Bước 3: Làm đề tài

  • Đọc và phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài đang làm
  • Thu thập số liệu cần thiết và chính xác, có thể chỉnh sửa lại đề cương để sát xao hơn với thực tiễn cuộc sống

Bước 4: Viết bản thảo 

Đây được xem như là một bài báo cáo, vì vậy mà không nên sử dụng văn nói, từ ngữ phải rõ ràng, cụ thể, không lan man dài dòng

Bước 5: Hoàn thiện SKKN

Sau khi viết xong bản thảo, việc cần làm tiếp theo là viết sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh. Để SKKN hoàn hảo nhất, đừng quên kiểm tra lại. Cuối cùng là tiến hành in ấn, nộp sáng kiến.

Trên đây là một số chia sẻ về hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, hy vọng bài biết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình nghiên cứu, thực hiện viết sáng kiến. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần hỗ trợ nhé!

Trong các phong trào thi đua của giáo viên ở các nhà trường hiện nay có thể nói việc đăng ký và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm là nhàn hạ nhất, được nhận quyền lợi nhiều nhất những cũng có nhiều tiêu cực nhất.

Bởi, nếu như ôn thi học sinh giỏi thì phải có sự cộng hưởng giữa thầy và trò ròng rã ôn luyện ít nhất là 1 học kỳ (thi cấp huyện) và 2/3 thời gian năm học (thi cấp tỉnh). Thi giáo viên giỏi thì người tham gia thi phải trình bày báo cáo giải pháp và thi tiết thực hành có ban giám khảo trực tiếp phản biện, góp ý và tất nhiên phải có sự nhiệt tình xây dựng, hợp tác của học trò.

Thế nhưng, nếu đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm thì giáo viên chỉ âm thầm thực hiện một mình rồi in ra gửi cho Ban giám hiệu nhà trường và nếu đạt giải thì sẽ có vô vàn những quyền lợi đi cùng. Trong các năm học vừa qua, các phong trào khác không có được những đặc ân như việc giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải.

Sáng kiến kinh nghiệm 123

Tình trạng chào bán sáng kiến kinh nghiệm trên mạng xã hội (Ảnh: L.M.)

Sáng kiến kinh nghiệm đang được chào bán công khai như…bán rau ngoài chợ

Việc viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên hiện nay đang tồn tại thật giả lẫn lộn. Người viết bằng chính khả năng của mình có khi lại rớt nhưng người mua, sao chép có khi lại đạt giải vì những sáng kiến kinh nghiệm này được “biên tập” kỹ càng hơn.

Nếu như trước đây, lúc mà internet chưa có, mạng xã hội chưa xuất hiện thì khi giáo viên được nhà trường phân công hay tự nguyện đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm thường tự mình viết, chuyện xin xỏ của giáo viên địa phương này với địa phương khác cũng ít xảy ra.

Nhưng khoảng chục năm nay, khi mà internet phát triển mạnh mẽ thì tình trạng sao chép sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trở nên khá phổ biến. Nhiều thầy cô chỉ cần lên mạng tải vài sáng kiến cùng chủ đề rồi về “cắt, dán” ghi tên tuổi, đơn vị công tác là thành đề tài của mình rồi đem nộp.

Nhưng, thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội của giáo viên đã xuất hiện khá bổ biến việc bán, mua công khai sáng kiến kinh nghiệm.

Có nhiều thầy cô giáo đã trở thành những “nhà viết sáng kiến” chuyên nghiệp, họ chào bán công khai tên đề tài, ý tưởng. Nếu ai cần thì liên hệ và họ sẽ cho ra đời những sáng kiến kinh nghiệm.

Nhiều giáo viên ở các nhà trường bây giờ không gọi là sáng kiến kinh nghiệm nữa mà gọi chệch ra thành “sáng kiến…kinh ngạc”!

Bởi, chỉ cần bỏ ra một chút tiền là có một đề tài theo ý muốn, có thể làm cho Ban giám khảo các cấp tâm đắc, thích thú và có thể được xếp giải cao. Những sáng kiến này có khi “lừa” được cả ban giám khảo cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.

Sáng kiến kinh nghiệm 123

Và, có cả người đăng tin hỏi mua sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh: L.M)

Những năm qua, khi giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thì đương nhiên sẽ có nhiều quyền lợi sẽ đi kèm.

Họ được xét chiến sĩ thi đua cơ sở, được xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đề nghị xét bằng khen các cấp, được đề nghị xét tăng lương trước thời hạn.

Lạ ở chỗ là hàng chục năm nay, dù đã thay đổi nhiều văn bản hướng dẫn xếp loại đánh giá giáo viên, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, xét thi đua…thì sáng kiến kinh nghiệm vẫn thường được xếp ở tiêu chí ưu tiên cao nhất.

Không có sáng kiến kinh nghiệm thì giáo viên có cố gắng như thế nào chăng nữa, có học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện cũng không đủ điều kiện để xét chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nếu không được xét chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì tất nhiên giáo viên đừng mơ những danh hiệu cao, đừng mơ chuyện tăng lương trước hạn…

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã có những thay đổi kể từ năm học này

Nếu như trước đây, theo hướng dẫn của Nghị định 56 và Nghị định 88/NĐCP về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức thì những giáo viên muốn được xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm.

Sáng kiến kinh nghiệm 123

Người bán rất nhanh nhạy với những đề tài mới (Ảnh: L.)

Tuy nhiên, Nghị định 90/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/8/2020 đã không còn yêu cầu xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm nữa.

Điều này cũng đồng nghĩa là từ năm học 2020-2021 này, giáo viên có thể được xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà không cần phải có sáng kiến kinh nghiệm.

Thế nhưng, muốn được xếp loại chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên thì bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể, tại mục 3, Điều 9, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

“a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

Tỉ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

Căn cứ vào hướng dẫn này, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, ngành giáo dục địa phương cũng có những hướng dẫn phải có sáng kiến kinh nghiệm mới được xét những danh hiệu cao.

Mấu chốt ở chỗ nếu giáo viên đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên thì mới có những quyền lợi thiết thực, được khen thưởng, được xét tăng lương trước hạn và cũng làm cơ sở để xét các danh hiệu thi đua cao hơn.

Vì thế, nói gì thì nói, sáng kiến kinh nghiệm vẫn luôn đứng đầu các phong trào thi đua hiện nay. Có sáng kiến kinh nghiệm mới có quyền lợi…

Chỉ tiếc, trong số những thầy cô viết sáng kiến kinh nghiệm, có những người thực tâm viết, viết bằng trách nhiệm, viết bằng nhiệt huyết để chia sẻ với đồng nghiệp và những thành quả đó được thể hiện rõ trong hiệu quả công việc được giao.

Thế nhưng, bên cạnh đó thì cũng có những thầy cô sẵn sàng bỏ ra một chút kinh phí để mua sáng kiến kinh nghiệm trên mạng xã hội để mưu cầu danh lợi.

Việc bán mua sáng kiến kinh nghiệm công khai hiện nay có rất nhiều, nhưng có thể nhiều nhất là trang facebook của giáo viên các môn xã hội. Ở đó, có rất nhiều giáo viên “viết sáng kiến kinh nghiệm chuyên nghiệp” đang công khai chào bán trong nhiều năm qua và họ liên tục đăng tin chào bán.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

LÊ MINH