Quyền và trách nhiệm của thầy thuốc

Để nhận được sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh, các bệnh viện cần có nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan. Nhưng thực tế hiện nay, sự hài lòng của người bệnh nhiều khi không được đáp ứng kịp thời, từ tinh thần, thái độ của nhân viên y tế đến việc thiếu thốn cơ sở vật chất, tình trạng quá tải phải nằm ghép... Nhìn rõ và khắc phục những hạn chế đó, ngành y tế xây dựng và triển khai Kế hoạch "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh" như một bước đột phá của ngành.

Bốn bệnh viện đầu tiên đã ký cam kết triển khai kế hoạch đó. Sẽ không còn là khẩu hiệu chung chung, các giải pháp cụ thể được áp dụng để mỗi nhân viên y tế phải thấy việc thay đổi thái độ phục vụ người bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, để thực hiện được kế hoạch lớn đó trên diện rộng, nhất là với hơn 400 nghìn nhân viên y tế thì phải làm dần dần, thay đổi nhận thức của họ, từ đó mới thay đổi hành vi của mỗi người. Hy vọng với quyết tâm và cách làm bài bản, bước đột phá mới đó của ngành y tế sẽ đem lại kết quả, như những giải pháp quyết liệt nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; giảm tải bệnh viện; đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng bệnh viện... Công việc của ngành y tế không giống như các ngành nghề khác. Áp lực của nhân viên y tế là tính mạng người bệnh. Vì thế, về phía người bệnh cũng cần hiểu được công việc đặc thù đó của cán bộ y tế, từ đó có sự chia sẻ và hợp tác cùng nhân viên y tế.

Làm hài lòng người bệnh có nhiều vấn đề, có thể người bệnh hài lòng về cơ sở vật chất của bệnh viện này nhưng không hài lòng về thái độ của nhân viên y tế hoặc ngược lại. Vì vậy, mọi thứ cần đồng bộ. Nhưng mỗi người không may khi mắc bệnh phải đến bệnh viện bao giờ cũng mong muốn người thầy thuốc thật sự quan tâm, chia sẻ với họ, từ khi tiếp xúc đến cả quá trình điều trị lâu dài, nhất là đối với những trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo. Người bệnh đến với bác sĩ không chỉ một lần mà có thể nhiều lần trong đời, vì thế, phải làm thế nào để người bệnh tin tưởng khi quay lại. Nhưng rõ ràng, chẳng có người nào thích đến bệnh viện, chỉ vì ốm đau, bệnh tật mà buộc lòng họ phải đến... Vì vậy, ngoài việc cung cấp cho người bệnh những dịch vụ chuyên môn, người thầy thuốc còn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải đem đến cho họ thêm cả một số thứ khác, từ cách thức tổ chức khoa phòng đến tạo những điều kiện cơ sở vật chất, thái độ đối xử, sự gần gũi như với người thân của chính mình...

TRUNG HIẾU

Tiền, ai không xótKhi nào người bệnh là khách hàng?

Các trường hợp đã nêu cho thấy sự khác biệt căn bản là tinh thần trách nhiệm. Ở một xã hội văn minh, bác sĩ chịu sự ràng buộc trách nhiệm rất cao.

Trách nhiệm trước hết của bác sĩ là phải tiếp đãi bệnh nhân như khách hàng [vì bệnh nhân là người chi trả toàn bộ cho dịch vụ y tế]. Bác sĩ cũng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyên môn như chẩn đoán, đưa ra quyết định điều trị và kết quả điều trị chứ không phải nhà quản lý. Cuối cùng, nếu có tai biến, biến chứng do sai sót thì bác sĩ phải giải trình, giải thích cho bệnh nhân hay phải hầu tòa hoặc đền bù nếu thiệt hại quá lớn.

Tại sao các nước làm được điều đó? Vì họ có hệ thống thực thi pháp luật nghiêm minh vừa đủ sức tạo lòng tin vừa đủ sức răn đe. Vì họ có hiệp hội ngành nghề [ví dụ y sĩ đoàn] đủ sáng suốt và quyền hạn để đưa ra các phán quyết cuối cùng về chuyên môn có giá trị pháp lý làm căn cứ cho tòa án trong các khiếu kiện đôi bên.

Các bác sĩ ở Singapore phải tận tụy hết sức và làm hết khả năng trách nhiệm của họ nếu không muốn bị đào thải. Điều đó tưởng chừng là sự sòng phẳng nhưng thật ra chính là quá trình rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc, thay vì những lời kêu gọi y đức suông khó có thể đem lại “từ tâm” thật sự.

Ở nước ta, tình trạng thiếu trách nhiệm có thể gặp ở cả bệnh viện công và tư, nhiều bác sĩ thành đạt nhờ bằng cấp hoặc địa vị chứ không phải tay nghề hay sự tín nhiệm. Một nghịch lý nữa là hiện nay nhiều nơi kỹ thuật cao đang phát triển nhưng trách nhiệm lại đang xuống dốc.

Nhiều trường hợp bệnh nhân phải “mua” trách nhiệm của bác sĩ bằng phong bì, quà cáp hay các hình thức “dịch vụ”, “theo yêu cầu”... khác. Nhưng tiền bạc đó cũng không đảm bảo được trách nhiệm, khi có sự cố xảy ra thì nhân viên y tế dễ chối bỏ sai sót và bệnh nhân khó thưa kiện hay đòi bồi thường.

Hiện chúng ta chưa có một hội đồng y khoa độc lập nào để đánh giá chính xác về chuyên môn trong những trường hợp phức tạp giúp đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân hoặc để xác định trách nhiệm hay bảo vệ uy tín của người thầy thuốc.

Chúng ta không thiếu bác sĩ giỏi, thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân... tâm huyết với nghề, tận tụy với bệnh nhân, nhưng với tình trạng không rõ ràng như hiện nay thì người có trách nhiệm rất dễ bị thua thiệt. Còn người tắc trách lại được hưởng lợi, thậm chí đến mức “tiểu nhân đắc chí, quân tử khốn cùng”... và thiệt hại cuối cùng người bệnh lãnh đủ.

Lương tâm phải được xây dựng trên nền tảng trách nhiệm, để “đắc nhân tâm” đầu tiên phải thực hành chữ tín. Tôi tin rằng ai đã chọn nghiệp thầy thuốc đều muốn làm điều thiện, chỉ mong sao có sự hỗ trợ tích cực từ xã hội và các nhà quản lý y tế để họ thực hiện được và tồn tại được với chữ “tâm” của mình.

“Bác sĩ không cáu gắt là mình hài lòng rồi”

Bệnh nhân Đặng Trung [đang điều trị ở Bệnh viện 115, TP.HCM]: “Mình mắc bệnh thì phải coi bác sĩ như ân nhân, đâu dám yêu cầu gì bác sĩ. Cũng đâu dám coi mình là một “thượng đế”, vì vậy bác sĩ, y tá không cáu gắt là mình hài lòng rồi”.

Bệnh nhân Mai Thị Kim Phượng [44 tuổi, quê Hậu Giang, đang điều trị tại Viện Tim TP.HCM]: “Khi khám bệnh, bác sĩ nói bệnh của tôi phải “mổ banh lồng ngực” làm tôi rất hoang mang, muốn được tư vấn thêm cho đỡ lo lắng nhưng hỏi gì bác sĩ cũng không nói thêm.

Sau khi mổ xong, tôi thấy mạch mình tụt, rất yếu, muốn gặp bác sĩ để hỏi xem kết quả mổ ra sao nhưng mỗi ngày bác sĩ chỉ tới khám bệnh vào lúc 8g, có hỏi thì họ trả lời chỉ khám bệnh và kê đơn thuốc, không chịu trách nhiệm về ca mổ. Các cô điều dưỡng cũng bảo trong bệnh viện mỗi người một việc khác nhau. Đến nay mổ đã gần một tuần mà tôi vẫn chưa biết kết quả ca mổ ra sao, chẳng biết hỏi ở đâu.

Tôi cũng là dân trong nghề y, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Châu Thành A [Hậu Giang], ở đó bác sĩ khám và tư vấn rất tận tình. Có thể đây là bệnh viện lớn, các bác sĩ chịu nhiều áp lực, nhưng đã là bệnh nhân thì ai cũng rất lo lắng, hoang mang. Ai cũng muốn biết bệnh tình của mình chuyển biến tới đâu, giá như được bác sĩ quan tâm, hỏi han và động viên thêm một chút, chỉ bằng lời nói thôi thì chúng tôi đã thấy ấm áp lắm rồi”.

Ông Đỗ Văn Minh [69 tuổi, quê Bình Đại, Bến Tre, đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM]: “Các y bác sĩ ở đây khá tốt, tôi đã khỏe và đang chờ kết quả xét nghiệm để về quê, nhưng bác sĩ bảo đợi đến ngày thứ ba rồi vẫn chưa thấy kết quả xét nghiệm đâu cả. Bệnh viện này quá đông đúc, dù đau bệnh nhưng tôi vẫn phải trải chiếu nằm ngoài hành lang, đã bệnh rồi vào đây lại thấy bệnh thêm thôi”.

Bác sĩ TRƯƠNG CÔNG DŨNG[Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM]

Trong đời sống xã hội, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được ghi nhận là một trong những nghề cao quý và có tính nhân văn sâu sắc nhất. Để thực hiện tốt Sứ mệnh của mình, người hành nghề khám chữa bệnh cần được luật pháp  bảo vệ quyền lợi chính đáng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển của xã hội.

QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

  1.  Được hành nghề, được quyết định và chụi trách nhiệm về chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn

  1.  Luôn trong tư thế sẵn sàng để kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh, đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

  2.  Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc đó trái với quy định của pháp luật, trái với  đạo đức nghề nghiệp.

  2.  Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh của mình. Không được kê đơn, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

  3.  Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức pháp luật về y tế.

  3.  Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp về việc khám bệnh, chữa bệnh. Bảo vệ danh dự và uy tín của đồng nghiệp.

  4.  Tai biến là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với người bệnh. Tuy nhiên khi đã thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến thì người hành nghề phải được pháp luật bảo vệ.

  4.  Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. Giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

  5.  Trong trường hợp bị đe dọa tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc và báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc nhờ sự hỗ trợ của chính quyền nơi gần nhất.

  5.  Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

Video liên quan

Chủ Đề