Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Phương pháp bình quân gia quyền, hay AVCO, thông thường được sử dụng trong ngành kế toán để tính giá vốn trung bình cho các khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về phương pháp này, trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để biết được bình quân gia quyền là gì nhé!

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho
Tìm hiểu về phương pháp bình quân gia quyền

Bình quân gia quyền, hay đôi khi bạn còn có thể bắt gắp cái tên “Trung bình cộng gia quyền”, hiểu một cách đơn giản là một loại chỉ số trung bình có kèm với trọng số. Bình quân gia quyền chính là giá trị được tính ra sau cùng sau khi cộng tất cả các giá trị của từng phần tử và chia đều cho số lượng các phần tử. Với phương pháp này, mỗi phần tử đều có giá trị quan như nhau và được gắn kèm một trọng số. Mỗi phần trong tập hợp này cũng có giá trị quan sát như nhau.

Trọng số ở đây vừa phản ánh độ tin cậy của của mỗi phần tử, vừa chỉ tần suất lặp lại của chúng trong một tập hợp. Trọng số cũng biểu thị xếp hạng mức độ quan trọng của các dữ kiện sẽ xuất hiện trong phép tính giá trị bình quân gia quyền.

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho
Hiểu đúng về giá trị bình quân gia quyền

Cụ thể, công thức gốc để tính toán giá trị bình quân gia quyền như sau:

Giá trị bình quân gia quyền = Σ(xi.wi) / Σwi

Trong đó:             

xi: là giá trị của lượng biến quan sát được, hay chính là giá trị của các thành phần.

wi: là trọng số gắn với từng lượng biến quan sát được đó.

1.2. Giá trị bình quân gia quyền được ứng dụng như thế nào?

Như đã đề cập đến ở trên, giá trị bình quân gia quyền phụ thuộc vào giá trị của các biến có giá trị quan sát như nhau và mỗi biến lại đi kèm với một trọng số. Vì vậy, phương pháp bình quân gia quyền có thể được ứng dụng trong tất cả những trường hợp tính toán có liên quan đến bình quân của một tập hợp. Đơn cử như việc áp dụng vào trong toán học thống kê để tính giá trị trung bình. 

Trong kinh doanh, giá trị bình quân gia quyền được áp dụng vào trong hai trong hợp. Đầu tiền đó là trong ngành kế toán khi tính toán giá trị của hàng hóa trong kho, giá trị hàng xuất kho, nhập kho, giá trị hàng tồn kho… Tiếp theo, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính toán mức hưởng hoa hồng ăn theo sản phẩm, tính toán tiền lương, tính toán tiền thưởng theo hệ số lương… cho nhân viên.

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho
Ứng dụng giá trị bình quân gia quyền

Ngoài ra, chỉ số này còn được ứng dụng rất nhiều trong quy trình phân tích thị trường, cụ thể là xác định tương quan giữa mức chi tiêu của người tiêu dùng vào các danh mục hàng hóa. Thông qua các phương pháp tính toán, những nhà phân tích thị trường sẽ xác định được biên độ tăng trưởng bình quân của giá cả các mặt hàng trên thị trường.

Phương pháp bình quân gia quyền có thể dùng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và mọi quy mô doanh nghiệp, bất kể là danh mục hàng hóa của doanh nghiệp đó có ít hay nhiều sản phẩm.

Trong ngành Kế toán, phương pháp bình quân gia quyền là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất khi tính toán giá xuất kho của các mặt hàng.

2.1. Nội dung phương pháp bình quân gia quyền

Tùy theo mô hình kế toán áp dụng trong doanh nghiệp mà Kế toán viên sẽ áp dụng phương pháp bình quân gia quyền theo hai hướng khác nhau. Hai hướng áp dụng này đó là bình quân cuối kỳ dự trữ và bình quân liên hoàn (hay bình quân từng lần nhập xuất)

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho
Phương pháp bình quân gia quyền trong tính giá xuất kho

Phương pháp bình quân gia quyền, cùng với phương pháp FIFO và phương pháp giá thực tế đích danh, là ba phương pháp phổ biến nhất khi xác định giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng xuất kho.

Theo phương pháp này, giá trị thực tế từng loại hàng hóa xuất kho sẽ được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho của từng loại hàng hóa đó nhân với giá đơn vị bình quân.

Giá đơn vị bình quân có thể được tính theo hai phương pháp sau đây.

2.1.1. Phương pháp bình quân gia truyền cả kỳ dự trữ

Theo phương pháp này, giá trị bình quân sẽ được tính một lần vào cuối mỗi kyc dự trữ, bằng cách lấy giá trị thực tế từng mặt hàng tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ chia cho số lượng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ của từng mặt hàng.

Ưu điểm dễ thấy nhất của cách làm này đó là rất đơn giản, và chỉ cần tính toán một lần duy nhất vào cuối mỗi kỳ.

Tuy nhiên cách làm này cũng bộc lộ rõ nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất đó là độ chính xác không cao. Bên cạnh đó đến cuối mỗi kỳ kế toán mới tính giá trị bình quân đơn giá từng mặt hàng và giá trị hàng hoá xuất kho nên khối công việc sẽ dồn dập lại và tạo nên sự căng thẳng khi chạy deadline. Ngoài ra, giá trị xuất kho chỉ được tổng kết và cuối tháng mới xuất nên các nghiệp vụ xuất kho giữa kỳ sẽ không có đủ cơ sở thông tin.

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho
Phương pháp bình quân gia truyền cả kỳ dự trữ

Phương pháp này hoàn toàn trái ngược lại với phương pháp trên. Sau mỗi nghiệp vụ nhập kho, kế toán sẽ phải xác định lại lần nữa đơn giá bình quân của mỗi loại mặt hàng. Sau đó kế toán tiếp tục căn cứ trên sự chênh lệch giữa giá trị bình quân của hai lần nhập kho liên tiếp nhau để xác định giá trị thực tế của hàng hóa xuất kho.

Công thức tính đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập sẽ bằng giá trị thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập chia cho số lượng thực tế của từng loại đó.

Cách làm này mang đến khối lượng công việc nhiều hơn vì kế toán phải tính toán lại đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập kho. Bởi vì giá xuất kho được tính dựa trên cơ sở đơn giá bình quân và số lượng xuất kho giữa hai lần liên tiếp, vì vậy phương pháp này tốn rất nhiều công sức và thời gian để thực hiện.

Tuy thế, phương pháp này lại có độ chính xác rất cao khi giá trị được tính bám sát theo mỗi lần hàng hóa xuất kho.

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho
Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập kho

Xét về mặt ưu điểm, có thể thấy rằng phương pháp này có tác dụng chủ yếu trong việc phân bổ đều trị giá vốn bán hàng cho mỗi nghiệp vụ xuất kho. Do được tiến hành thường xuyên (theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập) nên chi phí xuyên suốt qua các kỳ kế toán là hầu như không có nhiều biến động. Điều quan trọng nhất đó là phương pháp này đảm bảo được độ chính xác cho cơ sở dữ liệu quản lý hàng hóa xuất kho.

Tuy vậy, nếu doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn, nhiều mặt hàng thì kế toán sẽ phải liên tục làm việc với một lượng dữ liệu rất lớn. Chính điều này là nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm có thể phát sinh. Hiện nay thì vấn đề này đã được khắc phục phần nào với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý kho vận.

Như vậy là qua bài viết, bạn đọc đã có một góc tiếp cận gần hơn với phương pháp bình quân gia quyền và ứng dụng của phương pháp này trong thao tác tính toán đơn giá của từng mặt hàng xuất kho. Phương pháp này có những ưu điểm tuyệt vời nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong trường hợp trình độ kế toán chung của doanh nghiệp cao thì mức độ đáng tin của phương pháp này sẽ không còn là vấn đề cần lo lắng nữa đâu.

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Cách chặn quảng cáo trên Facebook

Tại sao cần chặn quảng cáo trên Facebook? Tham khảo ngày những cách chặn quảng cáo trên Facebook hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!

Cách chặn quảng cáo trên Facebook

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Phương pháp bình quân gia quyền là một trong những phương pháp tính giá xuất kho được kế toán viên trong công ty, doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Để xác định giá trị thực (giá gốc) ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa xuất kho trong một kỳ kế toán có thể sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ hoặc phương pháp bình quân liên hoàn và phải nhất quán trong cả niên độ kế toán doanh nghiệp.

Vậy phương pháp này là gì? Cách tính theo phương pháp bình quân gia quyền như thế nào? Có những ưu, nhược điểm gì khi dùng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn? Bài tập hướng dẫn tính giá xuất kho theo phương pháp này ra sao?…

Tất cả câu hỏi này sẽ được Gia Đình Kế Toán sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết cho các bạn trong bài viết ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm: TOP 10 Khóa Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay

1. Bình Quân Gia Quyền Là Gì?

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Bình quân gia quyền (Weighted average) còn được gọi là trung bình cộng gia quyền, là một dạng số bình quân mà trong đó các phần tử được sử dụng trong quá trình tính toán được gia quyền để phản ánh thực tế là không phải tất cả các phần tử đó đều có tầm quan trọng như nhau.

Trọng số bình quân gia quyền là đại lượng phản ánh độ tin cậy, đại lượng chỉ tần suất lặp lại hoặc đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho tính toán, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán.

Chúng ta có công thức cơ sở để tính toán giá trị bình quân gia quyền như sau:

Giá trị bình quân gia quyền = Σ(xi.wi) / Σwi

Ví dụ: Giả sử mức sống của người tiêu dùng được đại diện bởi 4 hàng hóa điển hình là thực phẩm, xăng dầu, điện nước và trang phục. Trong thời kỳ quý 2 năm 2022, giá của 4 hàng hóa tăng lần lượt bằng 17%, 30%, 10% và 25%. Nếu người tiêu dùng chi toàn bộ thu nhập của mình để mua 4 hàng hóa theo tỷ lệ lần lượt là 50%, 25%, 15% và 10%.

Nhưng chúng ta bỏ qua thực tế này và tính số bình quân bằng trung bình cộng giá tăng của 4 loại hàng hóa lại (tức không gia quyền):

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Kết quả cho thấy mức tăng giá bình quân trong quý là 20,5%. Nhưng kết quả khác đi nếu chúng ta tính theo bình quân gia quyền trên chỉ số tiêu dùng trên 4 loại hàng hóa như sau :

17 x 50% + 30 x 25% + 10 x 15% + 25 x 10% = 20%

2. Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền Là Gì?

Phương pháp giá bình quân gia quyền (AVCO) trong lĩnh vực kế toán là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất khi tính giá xuất kho và giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa.

Phương pháp bình quân gia quyền được chia ra hai hướng khác nhau tùy theo mô hình mà kế toán áp dụng trong doanh nghiệp đó là:

  • Bình quân cả kỳ dự trữ và
  • Bình quân liên hoàn (bình quân từng lần nhập xuất).

2.1 Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Đối với phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ dự trữ thì kế toán viên chỉ cần tính vào cuối mỗi kỳ dự trữ bằng cách tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho.

Đặc điểm của phương pháp này là phải tính đơn giá bình quân của hàng tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho

2.2 Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Phương pháp này hoàn toàn trái ngược lại với phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ trên. Sau mỗi nghiệp vụ nhập kho xảy ra, kế toán sẽ phải xác định lại lần nữa đơn giá bình quân của mỗi mặt hàng.

Sau đó sẽ tiếp tục căn cứ trên sự chênh lệch giữa giá trị bình quân của hai lần nhập kho liên tiếp ấy để xác định giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa xuất kho.

3. Ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Ưu điểm Nhược điểm
Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ – Đơn giản, ngắn gọn

– Chỉ cần tính toán một lần duy nhất vào cuối mỗi kỳ kế toán

– Độ chính xác không cao

– Cuối mỗi kỳ kế toán mới tính giá trị bình quân đơn giá từng mặt hàng và giá trị hàng hóa xuất kho nên có sự chênh lệch so với giá cả thực tế

– Lượng công việc sẽ dồn dập lại và tạo nên sự căng thẳng khi chạy deadline mỗi khi cuối kỳ

– Các nghiệp vụ xuất kho giữa kỳ sẽ không đủ thông tin báo cáo

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn – Độ chính xác rất cao. giá cả thực tế vì được tính báo sát theo mỗi lần xuất kho

– Thông tin giá cả luôn được cập nhật liên tục

– Khối lượng công việc nhiều hơn vì kế toán phải tính toán lại đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập kho

– Tốn thời gian và công sức để thực hiện

Tuy nhiên, khi xét về ưu nhược điểm chung của phương pháp bình quân gia quyền trong doanh nghiệp thì ta có thể nhìn nhận được như sau:

* Ưu điểm: Có tác dụng chủ yếu trong việc phân bổ đều trị giá vốn hàng bán cho mỗi nghiệp vụ xuất kho. Do được tiến hành thường xuyên (với phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn) nên chi phí xuyên suốt qua các kỳ kế toán là hầu như không có nhiều biến động so với giá thực tế. Điều quan trọng nhất đó là phương pháp này đảm bảo cho doanh nghiệp được độ chính xác cao cho cơ sở dữ liệu quản lý hàng hóa xuất kho.

* Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn và nhiều mặt hàng thì kế toán sẽ phải liên tục làm việc với một lượng dữ liệu rất lớn, dễ dàng phát sinh ra nhiều sai lầm trong tính toán và quản lý.

4. Cách Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền

4.1. Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp trong tháng 5 năm 202X có tình hình nhập xuất vật tư như sau:

Vật tư tồn kho đầu tháng: 5.000 kg, đơn giá 30.000 đồng/kg

Tình hình nhập xuất trong tháng:

  • Ngày 03: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 31.000 đồng/kg
  • Ngày 08: xuất kho sử dụng 3.000 kg
  • Ngày 15: nhập kho 6.000 kg, đơn giá nhập 30.800 đồng/kg
  • Ngày 20: nhập kho 2.000 kg, đơn giá nhập 33.000 đồng/kg
  • Ngày 21: xuất kho sử dụng 4.500 kg.
  • Ngày 28: xuất kho sử dụng 6.000 kg.

Bài này chúng ta sẽ giải như sau:

Tính đơn giá bình quân theo công thức của phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:

Đơn giá bình quân = [(5.000 x 30.000) + (4.000 x 31.000) + (6.000 x 30.800) + (2.000 x 33.000)]/ (5.000 + 4.000 + 6.000 + 2.000) = 30.588 đồng/kg

Trị giá vật liệu xuất:

  • Ngày 08: 3.000 kg x 30.588 đồng = 91.764.000 đồng
  • Ngày 21: 4.500 kg x 30.588 đồng = 137.646.000 đồng
  • Ngày 28: 6.000 kg x 30.588 đồng = 183.528.000 đồng

⇒ Tổng cộng: 412.938.000 đồng

Trị giá vật liệu tồn kho:

  • Hàng tồn kho cuối tháng sẽ là: 5.000 + 4.000 – 3.000 + 6.000 + 2.000 – 4.500 – 6.000 = 3.500 kg
  • Trị giá vật liệu tồn kho đầu tháng: 5.000 x 30.000 = 150.000.000 đồng
  • Trị giá nhập vật liệu trong tháng: (4.000 x 31.000) + (6.000 x 30.800) + (2.000 x 33.000) = 374.800.000 đồng
  • Trị giá vật liệu tồn kho tháng 5/202X (3.500 kg): 150.000.000 + 374.800.000 – 412.938.000 = 111.862.000 đồng

4.2. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Công thức tính tương tự với phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nhưng các bạn phải lưu ý về mặt thời gian và giá trị nhập kho vật tư của nghiệp vụ trước. Cụ thể, Gia Đình Kế Toán sẽ giải ví dụ trên:

* Ngày 08/05:

– Đơn giá bình quân:

= (5.000 x 30.000) + (4.000 x 31.000)5.000 + 4.000 = 30.444,4 đồng/kg

– Trị giá xuất: 3.000 x 30.444,4 = 91.333.200 đồng

* Ngày 21/05:

– Đơn giá bình quân:

= (6.000 x 30.444,4) + (6.000 x 30.800) + (2.000 x 33.000)6.000 + 6.000 + 2.000 = 30.619 đồng/kg

– Trị giá xuất: 4.500 x 30.619 = 137.785.500 đồng

* Ngày 28/05:

– Trị giá xuất: 6.000 x 30.619 = 183.714.000 đồng

Tổng giá trị vật tư xuất = 91.333.200 đồng + 137.785.500 đồng + 183.714.000 đồng = 412.832.700 đồng

* Trị giá nhập vật liệu trong tháng: (4.000 x 31.000) + (6.000 x 30.800) + (2.000 x 33.000) = 374.800.000 đồng

* Trị giá vật tư tồn kho cuối kỳ (3.500 kg):

150.000.000 đ + 374.800.000 đ – 412.832.700 đ = 111.967.300 đồng.

Sau khi nhìn đáp án tính theo theo 2 phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn thì chúng ta có thể thấy đáp án khác nhau là do có sự chênh lệch về giá trên thực tế mỗi khi tính.

»»» Nên Học Kế Toán Online Hay Offline? Học Ở Đâu Tốt?

5. Bài Tập Tính Giá Xuất Kho Theo Phương Pháp Bình Quân Gia Quyền Có Lời Giải

Phương pháp bình quân gia quyền hàng tồn kho

Tham khảo: Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

Bài 1: Công ty Sương Mai tại ngày 01/01/202X có tồn kho 1000kg hàng hóa cà phê với giá 40.000đ/kg. Trong tháng 3/202X có phát sinh các nghiệp vụ sau:

  • Ngày 5/3: Mua nhập kho 1500kg cà phê, đơn giá 40.500đ/kg
  • Ngày 12/3: Xuất kho 900kg cà phê bán cho khách
  • Ngày 16/3: Xuất kho 500kg cà phê bán cho khách
  • Ngày 21/3: Mua nhập kho 1200kg cà phê, đơn giá 39.800đ/kg
  • Ngày 25/3: Xuất kho 2000kg cà phê bán cho khách

Yêu cầu: Xác định giá trị xuất kho trong tháng 3 của Công ty Sương Mai trong 2 trường hợp sau:

a) Công ty áp dụng tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

b) Công ty áp dụng tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Bài 2: Công ty Yến Giang là công ty chuyên kinh doanh mặt hàng xe mô tô phân khối lớn, tình hình nhập xuất trong tháng 4/202X của Công ty Yến Giang như sau:

Đầu tháng tồn kho 4 chiếc xe mô tô, đơn giá 70.000 triệu đồng/chiếc

  • Ngày 03/04: Nhập kho 15 chiếc xe mô tô, đơn giá 71.000 đồng/chiếc
  • Ngày 09/04: Xuất kho 9 chiếc xe mô tô
  • Ngày 13/04: Nhập kho 10 chiếc xe mô tô, đơn giá 70.500 đồng/chiếc
  • Ngày 16/04: Xuất kho 7 chiếc xe mô tô
  • Ngày 21/04: Nhập kho 8 chiếc xe mô tô, đơn giá 70.800 đồng/chiếc
  • Ngày 28/04: Xuất kho 11 chiếc xe mô tô.

Yêu cầu: Xác định giá trị xuất kho trong tháng 4 của Công ty Yến Giang trong 2 trường hợp sau:

a) Công ty áp dụng tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ dự trữ

b) Công ty áp dụng tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn.

Như vậy, trong bài viết hôm nay Gia Đình Kế Toán đã chia sẻ và hướng dẫn chi tiết bài tập tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và liên hoàn cũng như giới thiệu thêm bài tập để luyện tập. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho học tập, làm việc của các bạn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: