Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm Vạn Lịch thứ 46, gia tộc Ái Tân Giác La đưa quân tiến đến chinh phục trung nguyên và xây dựng chế độphong kiến nhà Thanh hơn 200 năm.

Khi người phương Tây mang máy ảnh đến Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh thì cuộc sống của con người dưới chế độ này mới được ghi lại một cách chân thật nhất. Hàng nghìn tấm ảnh đến hiện tại vẫn được xem là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ sau.

Cuộc sống nhung lụa của tầng lớp quý tộc là thứ mà hầu hết con người ở thời điểm đó luôn muốn có được. Bởi họ ít khi phải động tay động chân việc nặng nhọc trong nhà và sống sung sướng, có kẻ hầu người hạ.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Một phụ nữ người Mãn xuất thân cao quý đang cưỡi lừa. Hai người đàn ông trong ảnh là gia nhân của người phụ nữ kia.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Người phụ nữ đứng phía trước là tiểu thiếp của một quan viên. Người đứng sau là gia nhân của bà.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Một buổi gặp gỡ, uống trà và nói chuyện phiếm của các phụ nữ quyền quý ngày xưa. Hai người đang đứng là gia nhân của họ.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Ảnh cưới của tân nương Tằng Kỷ Phần và tân lang Nhiếp Trọng Phương. Tằng Kỷ Phần là con gái của một vị quan nổi tiếng cuối thời nhà Thanh, còn Nhiếp Trọng Phương là một tướng soái có thực lực.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

3 vị thiên kim giàu có đang cùng nhau thưởng thức rượu ngoại.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Một phụ nữ người Khách Gia (hay còn gọi là người Hẹ). Tay trái của cô đang cầm một quyển sách, đây là tư thế quen thuộc khi chụp ảnh trong phòng chụp ảnh cuối thời nhà Thanh.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Hình ảnh của một cô gái xuất thân quyền quý. Mặc dù được chụp trong phòng chụp ảnh nhưng bối cảnh lại sắp xếp phức tạp, tạo cảm giác như một khu vườn thật. Những họa tiết thêu trên trang phục của cô rất tinh tế, thể hiện khả năng tài chính gia đình rất tốt.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Một người phụ nữ quý tộc người Mãn đang được gia nô chỉnh sửa mái tóc.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Người đang ngồi là mẹ ruột của Hoàng đế Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh và cũng là Hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa. Cô gái bên trái là gia nhân của bà, đang hầu hạ bà uống trà.

Nguồn: Toutiao, Sohu

Sau thời Hán Vũ Đế, Nho giáo dần trở thành tư tưởng chính thống tại Trung Quốc cổ đại. Các tiêu chuẩn đạo đức do Nho giáo đề xuất đã dần trở thành chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử trong xã hội.

Xã hội phong kiến Trung Quốc rất xem trọng đức hạnh, người phụ nữ nhất định phải chú ý đến Tam tòng tứ đức (Tam tòng: Chưa lấy chồng thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con; Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh). Nhất là ở thời điểm Tống Minh, Lý học (một trường phái của Nho giáo được xây dựng bởi Hàn Dũ và Lý Ngao thời nhà Đường) ảnh hưởng nhiều nhất, Tam tòng tứ đức đã trở thành xiềng xích đối với đa số phụ nữ.

Do chiến tranh thường xuyên xảy ra ở thời cổ đại và người đàn ông rời xa gia đình để thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Rất nhiều chàng trai trẻ phải bỏ mạng trên chiến trường, không thể gặp lại người thân một lần nào nữa. Như thế thì khi người chồng không may qua đời, cuộc sống của những người phụ nữ này sẽ như thế nào?

Trên thực tế, họ có nhiều lựa chọn và không phải ai cũng chọn con đường giống nhau.

Phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Ảnh minh họa.

Tái hôn

Bình Dương Công chúa (chị gái của Hán Vũ Đế Lưu Triệt) là người có 3 đời chồng. Người chồng đầu tiên của Bình Dương Công chúa là Bình Dương hầu Tào Thọ. Sau khi Tào Thọ qua đời, bà tái hôn với Nhữ Âm hầu Hạ Hầu Phả.

Tuy nhiên, Hạ Hầu Phả lại không thể sống lâu, vì bị kết tội thông dâm với tỳ nữ của phụ thân nên đã tự sát. Bình Dương Công chúa một lần nữa rơi vào hoàn cảnh góa chồng và chịu đả kích tâm lý suốt một thời gian dài.

Không lâu sau, nhờ sự mai mối của Hoàng hậu Vệ Tử Phu, Bình Dương Công chúa tiếp tục tái hôn với Vệ Thanh, đệ đệ của vị Hoàng hậu này. Sau này, Vệ Thanh đã trở thành một mãnh tướng của Vương triều Đại Hán.

Tuy nhiên, đến thời nhà Tống, phụ nữ tái hôn sẽ bị xã hội khinh miệt, bị xem là không còn tiết hạnh. Mặt khác, người đàn ông kết hôn cùng góa phụ cũng chịu áp lực lớn từ dư luận. Chính vì thế, tái hôn là vấn đề không thể thực hiện được từ thời nhà Tống trở đi.

Yêu đương vụng trộm

Khi những góa phụ không thể tái hôn và không thể tiếp tục chịu đựng sự cô đơn về thể xác lẫn tâm hồn, họ thường tự tìm cách an ủi bản thân mình, trong đó có một thứ gọi là yêu đương vụng trộm.

Tuy nhiên hành động này khiến người phụ nữ đối mặt với rủi ro nguy hiểm đến tính mạng. Một khi bị lộ tẩy sẽ bị xử phạt rất nặng. Đối với luật pháp nhà Tống trở về sau, một mối tình vụng trộm nếu bắt được sẽ bị áp dụng hình phạt "Tẩm trư lung": Người phụ nữ bị bắt vào rọ nhốt heo, sau đó thả trôi sông.

Thậm chí, ở một số khu vực lạc hậu hay nơi vẫn duy trì chế độ trưởng lão trong gia tộc, nếu vụng trộm bị bắt quả tang sẽ bị đốt lửa thiêu sống. 

Lựa chọn ở góa và không đi bước nữa

Nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số phương tiện "phục vụ" cho nhu cầu của người phụ nữ quý tộc. Những công cụ này được phát hiện nhiều nhất trong khu lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, tổ tiên của Lưu Bị. Chúng được xem là sự bất lực của những góa phụ thời cổ đại.

Một số người phụ nữ sau khi chồng mất, họ sẽ chuyển hướng quan tâm đến những mục tiêu khác, chẳng hạn như đặt hết thảy mọi hy vọng vào con cái hay tập trung vào công việc, họ không suy nghĩ đến những ham muốn nam nữ. Hậu quả có thể khiến tinh thần trở nên cứng rắn và khắc nghiệt với những người khác, đặc biệt là với con cái. Có thể dẫn đến cảnh mẹ chồng hà khắc khi con trai cưới vợ.

Hy Li (Theo Nhịp Sống Việt)