Nhóm 1a gồm những nguyên tố nào

Nhóm 1
Chu kỳ
1 1
H
2 3
Li
3 11
Na
4 19
K
5 37
Rb
6 55
Cs
7 87
Fr

Các kim loại kiềm là một dãy các nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố, ngoại trừ hiđrô. Đó là lithi, natri, kali, rubiđi, caesi và franci. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Các kim loại kiềm là các kim loại có màu trắng bạc, mềm, có khối lượng riêng thấp, có phản ứng tức thời với các nguyên tố thuộc nhóm halôgen để tạo thành các muối điện ly và với nước để tạo thành các hiđrôxít kiềm rất mạnh về phương diện hóa học tức các base. Các nguyên tố này chỉ có một êlectron ở lớp ngoài cùng, vì thế trạng thái năng lượng ưa thích của chúng là dễ mất đi một êlectron để tạo thành ion có điện tích dương 1.

Hiđrô, có một êlectron đơn độc, đôi khi được xếp vào đầu nhóm IA, nhưng nó không phải là một kim loại kiềm; nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khí hai nguyên tử (phân tử). Để loại bỏ êlectron duy nhất của nó đòi hỏi tương đối nhiều năng lượng hơn việc loại bỏ êlectron ngoài cùng của các kim loại kiềm. Giống như các halôgen, chỉ một êlectron bổ sung là đủ để điền đầy lớp ngoài cùng của nguyên tử hiđrô, vì thế hiđrô có thể trong một vài điều kiện môi trường có những tính chất của một halôgen, tạo thành ion âm hydride. Hợp chất của hiđrô với các kim loại kiềm và một số kim loại chuyển tiếp cũng đã được tạo ra.

Dưới áp suất cực lớn, chẳng hạn như ở lõi của Mộc Tinh, hiđrô có tính kim loại và có các tính chất giống như kim loại kiềm, xem thêm hiđrô kim loại.

Các kim loại kiềm đều có liên kết kim loại yếu và đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối

[1]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kim loại kiềm.

  1. ^ “Hệ tinh thể lập phương”.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kim_loại_kiềm&oldid=68171130”

Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Bài 9 trang 58 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Nguyên tố natri thuộc chu kì 3 và nhóm IA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của natri.

Nguyên tố natri thuộc chu kì 3 và nhóm IA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của natri.

Nhóm 1a gồm những nguyên tố nào

Cấu hình electron nguyên tử của Na: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}.\)

Tính chất hóa học cơ bản:

– Là kim loại điển hình.

Quảng cáo

– Hóa trị cao nhất với oxi là 1, công thức oxit \(N{a_2}O\).

– Công thức hợp chất hiđroxit NaOH.

– Oxit và hiđroxit có tính chất bazơ mạnh.

Đề bài

Nguyên tố natri thuộc chu kì 3 và nhóm IA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của natri.

Lời giải chi tiết

Cấu hình electron nguyên tử của Na: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}.\)

Tính chất hóa học cơ bản:

- Là kim loại điển hình.

- Hóa trị cao nhất với oxi là 1, công thức oxit \(N{a_2}O\).

- Công thức hợp chất hiđroxit NaOH.

- Oxit và hiđroxit có tính chất bazơ mạnh.

loigiaihay.com

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

Kết luận nào sau đây là đúng?

Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là

Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung

Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là

Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai ?

Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì

Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải

Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?

Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho NaHCO3

Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm

Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?

M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là

Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?

Hiđroxit nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?

Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?

Ở điều  kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O?

Natri bicacbonat (natri hiđrocacbonat) là một thuốc chống axit (dạ dày). Sau khi uống, natri bicacbonat trung hoà nhanh độ axit của dạ dày làm giảm nhanh triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ dễ chịu. Tuy nhiên đây là thuốc chống axit trực tiếp và khá mạnh nên tránh dùng kéo dài với liều cao. Natri bicacbonat thường không dùng đơn độc, mà dùng phối hợp với các thuốc khác như nhôm hiđroxit, magie trisilicat, magie cacbonat, magie hiđroxit, canxi cacbonat, enzim tiêu hóa,… (trong viên phối hợp). Thuốc còn được dùng để làm kiềm hóa trong nhiễm toan chuyển hóa và làm kiềm hóa nước tiểu.

Để xác định hàm lượng phần trăm natri biacabonat không rõ nguồn gốc trong một viên nén tổng hợp, người ta cho 10 gam mẫu chất này tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí CO2 (đktc). Hàm lượng phần trăm natri biacabonat có trong viên nén đó là

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1A là

Câu hỏi: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1A là

A. R2O3.

B. RO2.

C. R2O.

D. RO.

Trả lời

Kim loại kiềm có hóa trị I

=> Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: R2O

Đáp án cần chọn là: C

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Kim loại kiềm và Các nhóm trong bảng tuần hoàn nhé

Các kim loại kiềm – Tổng hợp kiến thức hóa học 

Chắc hẳn các bạn đang khá đau đầu với môn hóa học bởi kiến thức rất đa dạng, đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ, hiểu và phân biệt các hợp chất. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn nội dung tổng hợp về các kim loại kiềm trong bài viết này. Cùng học hóa với Top lời giải ngay nhé!

Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của các kim loại kiềm 

Những nguyên tố nào được xếp vào nhóm kim loại kiềm?

Kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn hóa học. Kim loại kiềm bao gồm 6 nguyên tố đó là : liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr)*.

Cấu hình electron nguyên tử của kim loại kiềm cụ thể là:

Tính chất vật lí

- Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim

+ Li, Na, K, Rb có màu trắng bạc

+ Cs có màu vàng nhạt.

- Dẫn điện tốt, dù vẫn còn kém so với bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.

- Liên kết kim loại yếu cũng dẫn đến tính mềm của các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm có thể bị cắt bằng dao

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp

Nguyên tố

Nhiệt độ nóng chảy (ºC)

Nhiệt độ sôi (ºC)

 Tỉ khối (g/cm3)

Li 180 1336 0.53
Na  97.83 880 0.97
63.7 762 0.86
Rb  38.5 696 1.52
Cs 28.5 670 1.87

- Các kim loại kiềm tự do cũng như hợp chất của chúng khi bị đốt sẽ cháy cho ngọn lửa có màu đặc trưng ⇒⇒

+ Liti cho ngọn lửa màu đỏ tía

+ Natri cho ngọn lửa màu vàng

+ Kali cho ngọn lửa màu tím.

+ Rubidi cho ngọn lửa màu tím hồng.

+ Xesi cho ngọn lửa màu xanh lam.

Tính chất hóa học

- Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ nên có hoạt tính hóa học và tính khử rất mạnh.

- Tính khử tăng dần từ Li đến Cs. Cs là kim loại mạnh nhất

- M→Mn++eM→Mn++e

+ Khi tồn tại ở dạng đơn chất: số oxi hóa  0

+ Trong hợp chất: số oxi hóa +1

Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các nguyên tử phi kim thành ion âm

Tác dụng với hidro

Khi đun nóng, các kim loại kiềm kết hợp với hidro tạo hidrua ion:– Li ở 600-700°C

– Còn các kim loại kiềm khác ở 350-400ºC

Tác dụng với oxi

Natri cháy trong khí ô xi khô tạo ra natri peoxit Na2O2, trong không khí khô tạo thành Na2O

2Na + O2 → Na2O2

2Na + ½ O2 → Na2O

Với halogen, lưu huỳnh

- Với Brom lỏng: K, Rb, Cs nổ mạnh, Li và Na chỉ tương tác trên bề mặt.

- Với Iot: các kim loại kiềm chỉ tương tác mạnh khi đun nóng.

- Khi nghiền kim loại kiềm với bột lưu huỳnh sẽ gây phản ứng nổ.

Tác dụng với clo

Các kim loại kiềm bốc cháy trong khí clo khi có mặt hơi ẩm ở nhiệt độ cao.

VD: 2K + Cl2 → 2KCl2

Tác dụng với axit

Các kim loại kiềm có thể dễ dàng khử ion H+ của dung dịch axit thành khí hidro: 2Na+2HCl→2NaCl+H2

Tất cả kim loại kiềm đều phản ứng mãnh liệt với dung dịch axit

Lưu ý: Khi kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit, axit sẽ tác dụng trước →→ nước tác dụng với phần kiềm còn dư

2Na+2HCl→2NaCl+H2 (Giai đoạn 1)

2Na+2H2O→2NaOH+H2 (Giai đoạn 2)

Tác dụng với nước

- Kim loại kiềm tương tác rất mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hidro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2

- Hiện tượng khi phản ứng với nước (mức độ mãnh liệt tăng dần từ Li tới Cs do hoạt tính hóa học tăng)

+ Li không cho ngọn lửa

+ Na nóng chảy thành hạt tròn chạy trên mặt nước, hạt lớn có thể bốc cháy

+ K bốc cháy ngay

+ Rb và Cs gây phản ứng nổ

Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế kim loại kiềm

- Ứng dụng của các kim loại kiềm: dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không; xesi được dùng làm tế bào quang điện.

- Trạng thái tự nhiên của các kim loại kiềm: không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, muối NaCl tồn tại trong nước biển, đất cũng chứa một số hợp chất ở dạng silicat và aluminat.

Điều chế kim loại kiềm

Để điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, ta cần phải khử các ion của chúng với phương trình tổng quát: M++e→M

Phương pháp điện quân được sử dụng phổ biến trong điều chế kim loại kiềm. Vì ion của kim loại kiềm rất khó bị khử, đặc biệt là điện phân muối halogenua của kim loại kiềm nóng chảy.

Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hợp chất của các kim loại kiềm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và cuộc sống

Natri hiđroxit

- Tính chất: Natri hiđroxit (NaOH) hay xút ăn da có tính chất:

+ Là chất rắn,

+ Không màu,

+ Dễ nóng chảy (tnc = 322oC),

+ Hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa),

+ Tan nhiều trong nước

+ Tỏa ra một lượng nhiệt lớn.

Vì vậy mà cần phải cẩn thận khi hòa tan NaOH trong nước. Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion. Natri hiđroxit có khả năng tác dụng được với các hợp chất:  oxit axit, axit và muối.

- Ứng dụng: Natri hiđroxit được dùng trong sản xuất xà phòng, chế phẩm nhuộm, sản xuất tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm và có được ứng dụng cả trong công nghiệp chế biến dầu mỏ,…

Natri hiđrocacbonat (NaHCO3)

- Tính chất: là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3 và khí CO2; có tính lưỡng tính.

- Ứng dụng: dùng để chế thuốc đau dạ dày trong công nghiệp dược phẩm hay sản xuất làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm.

Natri cacbonat (Na2CO3)

- Tính chất

Là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước, tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O trong nhiệt độ thường và kết tinh trở thành natri cacbonat khan trong nhiệt độ cao, nhiệt độ nóng chảy là 850oC.

Na2CO3 là muối của axit yếu (axit cacbonic), sở hữu những đặc tính chung của loại muối này.

- Ứng dụng: được ứng dụng trong công nghiệp thủy tinh, phẩm nhuộm,bột giặt,…

Kali nitrat (KNO3)

- Tính chất: là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy (333 oC), KNO3 bắt đầu bị phân hủy thành O2 và KNO2.

- Ứng dụng: dùng làm phân đạm, phân kali sử dụng trong nông nghiệp và dùng trong để chế tạo thuốc nổ.