Nhân loại có thể tranh được cuộc chiến tranh thế giới thứ hai hay không tại sao

Chiến tranh bùng nổ

Ngày 1-9-1939, cách đây tròn 80 năm, quân đội Đức Quốc xã tiến công Ba Lan, chính thức châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài trong sáu năm [từ 1939 đến 1945]. Theo hai phe là Đồng minh và phát-xít, hơn 60 quốc gia trên thế giới bị kéo vào cuộc chiến này, với các hoạt động quân sự diễn ra khắp châu Âu, châu Á và châu Phi, cả trên đất liền lẫn trên không, trên biển.

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là kết quả của sự gia tăng mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn về tư tưởng, lợi ích giữa các quốc gia tại các khu vực địa lý khác nhau, và là hệ quả của việc ưu tiên quân sự hóa tất cả các lĩnh vực tại nhiều nước. Đó là thời điểm mâu thuẫn chính trị và kinh tế giữa hai nhóm cường quốc tư bản [gồm cả các nước chiến thắng và cả thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất] đã đạt đến độ “cực đoan”. Tại châu Âu, Chiến tranh thế giới thứ hai là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi phát-xít Đức muốn lấy lại vị thế cường quốc và phân chia lại lãnh thổ, cũng như ảnh hưởng chính trị tại châu Âu. Vẽ lại bản đồ địa chính trị châu Âu và châu Phi, phân chia lại thuộc địa và thị trường cũng là tham vọng của các nước theo chủ nghĩa phát-xít ở thời điểm đó.

Rạng sáng 1-9-1939, không hề có bất cứ cảnh báo trước nào, phát-xít Đức tiến hành oanh tạc thị trấn Wielun nhỏ bé ở miền trung Ba Lan, nằm cách biên giới với Đức khoảng 21 km, và là nơi sinh sống của hơn 16.000 người. Các máy bay quân đội Đức đã thả 380 quả bom với tổng trọng lượng khoảng 46 tấn xuống thị trấn đang chìm trong giấc ngủ, làm cho hơn 1.200 người chết. Các nhà sử học Ba Lan gọi vụ đánh bom này là một hành động khủng bố nhằm vào dân thường, khi cho rằng tại thời điểm bị không kích, ở Wielun không có đơn vị nào của quân đội Ba Lan hay các hệ thống phòng không hoạt động. Một lúc sau, cuộc chiến thật sự diễn ra ác liệt tại bán đảo Westerplatte bên bờ biển Baltic của Ba Lan, nơi chỉ có khoảng vài trăm binh sĩ và sĩ quan Ba Lan đang bảo vệ các kho quân sự của quân đội nước này.

Bị Đức Quốc xã tiến công bất ngờ, quân đội Ba Lan chỉ cầm cự được bảy ngày, phải đầu hàng khi hết đạn và nước uống. Cùng với cuộc tiến công từ biển, các đơn vị xe tăng của Wehrmacht [quân đội phát-xít Đức] đã vượt biên giới đất liền vào Ba Lan, trong khi các thành phố, sân bay, đường sắt, cầu cảng và các cơ sở công nghiệp của Ba Lan bị không kích.

Hai ngày sau khi phát-xít Đức tiến công Ba Lan, ngày 3-9, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức vì những ràng buộc về nghĩa vụ đồng minh với Ba Lan. Thực tế, những trợ giúp mà liên minh Anh - Pháp dành cho Ba Lan là không đáng kể. Trong khi đó, tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân và quân đội Ba Lan không đủ để chống chọi lại sức mạnh áp đảo của kẻ địch, và lãnh thổ Ba Lan bị phát-xít Đức chiếm đóng.

Cuộc chiến chống phát-xít

Ngày 17-9-1939, lo ngại nhà nước Ba Lan sụp đổ, với mục đích bảo vệ người dân, đồng thời ngăn chặn sự tiến công của quân đội Đức về phía đông, Hồng quân Liên Xô vượt biên giới Ba Lan tiến vào lãnh thổ phía tây Belarus và Ukraine. Quân đội Đức Quốc xã lúc đó đã có mặt trong khoảng từ 200 - 350 km gần biên giới và có kế hoạch tiến hành một cuộc tiến công vào Liên Xô. Tháng 4, tháng 5-1940, quân đội phát-xít Đức đã chiếm đóng Đan Mạch và Na Uy, rồi sau đó đến Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, trước khi xâm chiếm Pháp. Tháng 8-1940, không quân Đức bắt đầu tiến công dồn dập vào các thành phố của Anh, trong khi hải quân Đức ở Đại Tây Dương cũng tăng cường hoạt động.

Cũng trong tháng 8 năm đó, quân đội của phát-xít Italia, đồng minh của phát-xít Đức, đã chiếm Somalia, một phần Kenya và Sudan, sau đó tiến vào Ai Cập từ phía Libya. Song, từ tháng 1 đến tháng 5-1941, quân đội Anh đã đánh đuổi phát-xít Italia khỏi Somalia, Kenya, Sudan, Ethiopia, Somalia và Eritrea. Đầu năm 1941, quân đội Đức Quốc xã bắt đầu đến Bắc Phi, hình thành cái gọi là “Quân đoàn châu Phi”. Vào nửa cuối tháng 4, liên quân Đức - Italia cũng đã đến biên giới Libya - Ai Cập. Trong khi đó, quân đội phát-xít Nhật Bản bắt đầu chiếm đóng miền nam Trung Quốc và phần phía bắc Đông Dương.

Ngày 22-6-1941, phát-xít Đức xâm chiếm lãnh thổ Liên Xô. Và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Ngày 12-7-1941, một thỏa thuận được ký kết giữa Liên Xô và Anh về các hành động chung chống lại phát-xít Đức. Sau đó, ngày 2-8, Liên Xô và Mỹ cũng đạt được thỏa thuận về hợp tác kinh tế - quân sự. Để ngăn chặn nguy cơ tạo ra các thành trì phát-xít ở Trung Đông, khoảng tháng 8, tháng 9-1941 quân đội Anh và Liên Xô đã vào Iran. Một ngày sau khi phát-xít Nhật tiến công Trân Châu Cảng, ngày 8-12, Mỹ, Anh và các nước trong liên minh chống phát-xít tuyên chiến với Nhật Bản.

Trên mặt trận chống Đức, dù hứng chịu nhiều tổn thất to lớn song Hồng quân Liên Xô đã khiến kẻ thù kiệt quệ, qua đó ngăn chặn bước tiến của phát-xít Đức trên tất cả các hướng quan trọng. Thất bại lớn đầu tiên của Wehrmacht trong Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra trong trận chiến bảo vệ Thủ đô Moscow giai đoạn 1941-1942 của Hồng quân Liên Xô, khiến kế hoạch của Hitler về chiến dịch “chớp nhoáng” hoàn toàn đổ bể. Năm 1942, quân đội Đức Quốc xã xâm nhập vùng Kavkaz và hướng đến Volga, nhưng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad [1942-1943] và trận Kursk [1943] khiến quân đội Đức Quốc xã thất bại thảm hại. Năm 1944, Hồng quân Liên Xô giải phóng gần như toàn bộ lãnh thổ Liên Xô. Tháng 6-1944, liên quân Anh - Mỹ đổ bộ Pháp, mở mặt trận thứ hai ở châu Âu và tổ chức tiến công ở Đức. Sau đó ba tháng, liên quân này dọn sạch gần như toàn bộ lãnh thổ Pháp khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Từ giữa năm 1944, quân đội Liên Xô bắt đầu giải phóng các quốc gia miền trung và đông nam châu Âu [Ba Lan, Romania, Bulgaria, Hungary…] và hoàn thành chiến dịch này vào mùa xuân năm 1945.

Tháng 4-1945, sau khi đập tan lực lượng phát-xít Italia, quân đội Đồng minh đã tiến hành các hoạt động đánh bại hạm đội Nhật Bản ở Thái Bình Dương, giải phóng một số đảo bị Nhật Bản chiếm đóng. Vào khoảng thời gian đó, quân đội Liên Xô cũng đánh bại nhóm cuối cùng của quân đội Đức Quốc xã tại Berlin và Prague [thủ đô của CH Czech ngày nay]. Chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Lúc nửa đêm ngày 8-5, ở ngoại ô Berlin, đại diện Bộ Tư lệnh Đức chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Ngày 2-9-1945, Nhật Bản đầu hàng và chiến tranh kết thúc.

Kéo dài sáu năm, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng độ quân sự lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Hơn 110 triệu người tham chiến, hơn 55 triệu người chết, trong đó 27 triệu người Liên Xô. Trong các hoạt động quân sự, các bên đã sử dụng một lượng xe tăng khổng lồ cùng các phương tiện quân sự và kỹ thuật tiên tiến. Lần đầu radar và các thiết bị điện tử vô tuyến khác, cùng pháo tên lửa, máy bay phản lực, máy bay, tên lửa đạn đạo, và đặc biệt là vũ khí hạt nhân cũng được sử dụng.

Vai trò của quân dân Liên Xô trong cuộc chiến chống phát-xít là không thể bàn cãi, vì đó là những đóng góp lớn trong sứ mệnh chung cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát-xít. Sau chiến công này, Liên Xô trở thành thành trì vững chắc của chủ nghĩa xã hội, ủng hộ các dân tộc bị áp bức trên thế giới, nhất là tại châu Á, châu Phi, Mỹ latin đứng lên giành độc lập, tự do, dẫn đến sự sụp đổ từng bước của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Ngày 1-9 vừa qua, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier cùng có mặt tại Lễ kỷ niệm ngày phát-xít Đức ném bom thị trấn Wielun. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Tổng thống Đức cho hay, nước Đức mong được tha thứ cho thảm kịch mà phát-xít Đức gây ra cho Ba Lan. Cùng ngày, Lễ kỷ niệm 80 năm ngày nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai đã chính thức diễn ra ở Thủ đô Warsaw của Ba Lan, với sự tham dự của hàng chục nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của nhiều nước.

80 năm đã đi qua, nhưng chiến thắng của quân Đồng minh và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới trước chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay vẫn là một trong những bản anh hùng ca chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20. Những tổn thất, thương vong lớn vẫn còn đó, và luôn là bài học để nhắc nhớ thế giới cần phải trân trọng và gìn giữ nền hòa bình lâu dài.

Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là hai cuộc chiến tàn khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới. Vậy hai cuộc chiến này có những điểm giống và khác nhau nào?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

Khái quát về chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Cuộc chiến này xuất phát từ những nguyên nhân:

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

– Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh [Đức, Áo Hung, I-ta-li-a] và khối Hiệp ước [Anh, Pháp, Nga].

+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Cuộc chiến diễn ra từ năm 1914 kéo dài đến năm 1918 và được chia ra làm hai giai đoạn. Kết cục của chiến tranh là sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.

Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

Khái quát về chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các cường quốc.

Sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của chiến tranh thế giới thứ hai là Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề như: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có những điểm giống và khác nhau, cụ thể như sau:

– Điểm giống nhau:

+ Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

+ Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

+ Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

– Điểm khác nhau:

+ Phe tham chiến:

Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.

Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.

+ Thành phần các nước tham chiến: 

Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa

Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa [Liên Xô]

+ Phạm vi, quy mô 

Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.

Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;

+ Tính chất 

Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

+ Hậu quả:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Trên đây là nội dung bài viết về So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề