Đền voi phục tứ trấn ở đâu

Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn – trấn Tây của thành Thăng Long xưa.

Sự tích Đền Voi Phục

Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 [1065] đời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ Linh Lang Đại vương – thần Linh Lang.

Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý – Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt [sông Cầu nay thuộc tỉnh Bắc Ninh] và đã hy sinh.

Để ghi nhớ công lao của hoàng tử, Đức vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho Hoàng tử là Linh Lang Đại vương và cho xây dựng đền thờ và cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền, sau này, dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục.

Kiến trúc cảnh quan Đền Voi Phục

Đền Linh Lang tọa lạc trên một gò đất bằng phẳng và rộng rãi. Tam quan ngoại và nội quay hướng Đông Nam. Chính điện nhìn về hướng Đông, phía hồ Thủ Lệ.

Trước sân tiền tế có nhiều bậc đá khá cao dẫn xuống một cái giếng hình bán nguyệt.

Tiền đường ba gian hai dĩ, chính điện bày lỗ bộ, bên tả đặt trống đại, bên hữu treo chuông đồng, hai đầu hiên có xây áp vào hai mái nhỏ che cặp ngựa tế hồng, bạch.

Tòa thiêu hương có cửa gỗ mở cả bốn phía thoáng, trong bày long ngai, bài vị thần. Hậu cung thượng điện gồm ba gian, có các ban thờ với một số pho tượng bằng gỗ và đồng.

Năm 1994, nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, có đúc nổi dòng chữ Hán “Tây trấn thượng đẳng”.

Đền Linh Lang sở hữu nhiều hoành phi và câu đối bằng chữ Hán, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, nội dung chủ yếu ca ngợi công đức và sự thiêng liêng của các thánh thần.

Lễ hội đền Voi Phục

Công trình được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngay từ đợt đầu vào ngày 28/4/1962.

Để tưởng nhớ thần Linh Lang, cứ đến ngày 9, 10 và 11 tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân ở đây tổ chức lễ hội đền Voi Phục.

Hiện nay đền Voi Phục được nhiều khách tham quan đến thăm và lễ bái.

Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục là tối linh từ thờ thần Linh Lang. Loại bỏ những yếu tố huyền bí, vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử - người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống.

Ban thờ Linh Lang Đại vương trong đền Thủ Lệ.

Đền Voi Phục nằm về phía Tây thành Thăng Long cũ, nay thuộc phườngNgọc Khánh[Ba Đình, Hà Nội]. Xưa kia, đền Voi Phục thâm u nép dưới những tán cổ thụ quanh năm xanh tốt, cạnh ngôi làng Thủ Lệ thanh bình.

Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục là tối linh từ thờ thần Linh Lang – vị thần được tin là giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành. Loại bỏ những yếu tố huyền bí, vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử - người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. Sau này, khi Công viên Thủ Lệ được xây dựng, đền Voi Phục nằm lọt thỏm giữa công viên, bị hàng quán lấn lướt đến mức ít người nhận ra đây là một trong tứ trấn Thăng Long vang danh thuở nào.

Mới đây, nằm trong chương trình tôn tạo những khu di tích gắn liền với Hoàng thành Thăng Long, đền Voi Phục được UBND thành phố Hà Nội trùng tu trên quy mô lớn.

Đền được tách hẳn khỏi Công viên Thủ Lệ, toạ lạc trên gò Long Thủ giữa một khu đất rộng, dưới xum xuê cành lá, mặt tiền ngoảnh hướng Hoàng thành, trông ra mặt hồ Thủ Lệ mênh mông sóng gợn. Người xưa kể rằng, hồ nước phía trước đền Voi Phục vốn thông với hệ thống sông – hào – hồ trong và ngoài thành. Thuyền rồng của nhà vua có thể đi từ trong thành mà ngự ra đền là vì thế.

Sau khi được tu bổ, giờ đây, bất cứ ai đi qua phố Kim Mã xuôi hướng Cầu Giấy về phía cuối hồ Thủ Lệ cũng dễ dàng nhận thấy ngay bên tay phải là cổng đền Voi Phục sừng sững, thâm nghiêm.

Trở lại với câu chuyện về thần Linh Lang. Sách xưa chép, thần vốn là hoàng tử thứ tư của Vua Lý Thánh Tông, mẹ là Hoàng phi họ Nguyễn [thường gọi là Hạo Nương, người làng Đồng Đoàn, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây – nay là làng Bồng Lai, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội].

Linh Lang Đại vương sinh nhằm ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn [1064], được đặt tên là Hoằng Chân. Tương truyền, hoàng tử Hoằng Chân sinh ra đã có diện mạo khôi ngô, tuấn tú. Suốt tuổi thơ, hoàng tử sống trong cung cùng mẹ ở khu Thị Trại [nay là phường Thủ Lệ]. Lớn lên, Hoằng Chân tỏ rõ là chàng trai văn võ song toàn.

Thuở ấy, giặc Tống liên kết với quân Chiêm Thành kéo hàng vạn hùng binh bao vây chiếm đánh Đại Việt. Thế giặc khi ấy rất mạnh. Nhà vua bèn xuống chiếu vời nhân tài đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả của nhà vua đi ngang qua Thị Trại, hoàng tử Hoằng Chân nhờ sứ giả về tâu với Vua chuẩn bị cho mình một lá cờ hồng, một cây giáo dài, một thớt voi.

Sứ giả vui mừng vội về tâu lại với nhà vua. Nhà vua bèn cấp đủ những thứ hoàng tử Hoằng Chân yêu cầu, ngoài ra còn cấp thêm hơn năm ngàn binh mã.

Nhận được đồ vật vua ban, Hoằng Chân bèn thét lớn: “Ta là thiên tướng”. Con voi nghe tiếng thét bèn phủ phục xuống để hoàng tử ngự lên. Trên lưng voi, hoàng tử Hoằng Chân chỉ đạo hơn năm ngàn binh mã vua ban và 121 nghĩa sĩ của Thị Trại đánh thẳng vào nơi giặc đồn trú.

Giặc Tống thấy quân ta hùng dũng xông tới, nghe tiếng voi gầm ngựa hí thì hồn siêu phách tán, bỏ cả gươm giáo tháo chạy thoát thân. Trận ấy, hoàng tử và ba quân ca khúc khải hoàn. Nhà vua rất đỗi vui mừng, cho mở yến tiệc khao quân.

Sau buổi yến tiệc, nhà vua tỏ ý muốn nhường ngôi cho hoàng tử Hoằng Chân, nhưng hoàng tử không nhận. Sau đó ít lâu, hoàng tử Hoằng Chân lâm bệnh nặng. Nhà vua truyền ngự y đến cứu chữa cho ngài, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Không lâu sau, hoàng tử qua đời.

Nhà vua tiếc thương, bèn phong hoàng tử Hoằng Chân làm Linh Lang Đại vương, cho lập đền thờ ngay tại Thị Trại, đổi tên Thị Trại thành ra Thủ Lệ, lại xuống chiếu cho người dân làng ấy được hưởng “Hộ nhi sở tại”, tức là được miễn phu phen, tạp dịch muôn đời để chuyên tâm thờ phụng Linh Lang Đại vương.

Sau này, khi nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông và nhà Lê tiễu trừ Mạc Thị, các vị tướng xuất trận tới đền cầu đảo và đều giành thắng lợi. Vua Trần Thái Tông hàm ơn bèn sắc phong thêm 5 chữ: “Bình Mông Vương Thượng Đẳng”. Triều Lê Trung Hưng phong thêm 8 chữ: “Phối Đồng Thiên Địa – Vạn Cổ Lưu Truyền”. Trải qua các triều đại từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn sau này đều phong ngài làm “Thượng Đẳng Thần”.

Gắn liền với sự tích con voi phủ phục khi nghe tiếng thét của hoàng tử, ngôi đền được gọi là đền Voi Phục từ ấy. Ngày nay, ở cổng đền vẫn còn nguyên 2 bức tượng voi phủ phục hai bên, đời đời tưởng nhớ vị anh hùng đánh giặc cứu nước được nhân dân biết ơn phong thánh, thờ phụng muôn đời.

Video liên quan

Chủ Đề