Nhà nước đã đề ra phương hướng cơ bản nào trong chính sách dân số singapore

Giới thiệu về Singapore

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh.

Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.
Các tôn giáo chính ở Singapore là Hồi giáo, Lão giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Độc Thần Giáo (còn gọi là đạo Sikh) và Do Thái Giáo.

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Nhà nước đã đề ra phương hướng cơ bản nào trong chính sách dân số singapore

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Ảnh minh họa

1. Sơ lược lịch sử Singapore

Tài liệu cổ đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc cách đây 3 thế kỷ đã đề cập đến Singapore và mô tả nơi đây như là một "Pu-luo-chung" ("hòn đảo ở tận cùng bán đảo"). Vào thời đó, ít người biết đến lịch sử của hòn đảo này ngoài tài liệu mô tả sơ sài đã gây nên ấn tượng sai lầm về một quá khứ sôi động của Singapore.
Trước thế kỷ thứ XIV, Singapore được biết đến dưới tên gọi là Temasek ("Thành phố Biển") và là một bộ phận của đế quốc hùng mạnh Sri Vijayan.

Vào thế kỷ thứ XIV, hòn đảo nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được mang cái tên mới là "Singa Pura" ("Thành phố Sư tử"). Theo truyền thuyết, khi đặt chân lên hòn đảo, vị Hoàng tử Palembang của Đế quốc Sri Vijayan đã trông thấy một con thú mà Ngài nhầm tưởng là con sư tử nên Singapore hiện đại ngày nay có tên gọi là Thành phố Sư tử.
Đến năm 1819 Singapore thuộc sở hữu của Quốc vương Johore (nay là một bang của Malaysia). Năm 1824 theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Anh và Johore, Singapore được nhượng cho Anh.
Nhà cầm quyền đầu tiên của Singapore – Ngài Stamford Raffles đã thiết lập Singapore trở thành một trung tâm thương mại. Chính sách mậu dịch tự do đã thu hút các thương nhân đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á và từ các nơi xa xôi như Hoa Kỳ và Trung Đông. Chỉ 5 năm sau khi sáng lập đất nước Singapore hiện đại, dân số của Singapore với vỏn vẹn vài trăm ngư dân Malay và người Hoa đã tăng lên đến 10.000 người.
Vào năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của những thuộc địa ở các eo biển Penang, Malacca và Singapore. Sự kiện khánh thành Kênh đào Suez vào năm 1869 cùng với sự xuất hiện của máy điện báo và tàu hơi nước đã nâng tầm quan trọng của Singapore như là một trung tâm phát triển thương mại giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây.
Singapore trở thành hiện trường của những trận chiến quan trọng trong Thế chiến thứ II và được xem như là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng đã bị quân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942.
Sau Thế chiến thứ II, Sinagpore vẫn là thuộc địa của Vương quốc Anh. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã giúp SingaporeMalaysia. Do những khác biệt lớn về chính trị, Singapore tách ra khỏi Liên bang và từ ngày 9 tháng 8 năm 1965 trở thành một nước Cộng hoà độc lập.
giành được quyền tự trị vào năm 1959, thành một quốc gia độc lập trong Khối thịnh vượng chung. Trong những năm 1963 – 1965 Singapore là một bang trong Liên bang Singapore theo Hiến pháp 1963 là nước Cộng hoà nghị viện với chế độ chính trị cực quyền. Từ lúc tuyên bố độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân liên tục cầm quyền. Có khoảng 20 đảng phái khác được đăng ký chính thức ở Singapore nhưng các đảng phái này không có vai trò đáng kể trong đời sống chính trị của đất nước.

2. Hệ thống các cơ quan nhà nước Singapore

>> Xem thêm: Pháp luật là gì ? Đặc điểm, đặc trưng cơ bản của pháp luật ?

Tại Singaporequyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh: Lập pháp, Hành pháp và tư pháp.

Lập pháp:Cơ quan lập pháp gồm: Nghị viện và tổng thống. Trong hoạt động lập pháp, luật mà Cơ quan lập pháp ban hành gọi là Các đạo luật của Nghị viện.Để ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hành các Dựluật (dự thảo luật)được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Dự luật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện, được Nghị viện thông quavà được sự phê chuẩncủa Tổng thống trước khi trở thành luật và được gọi là Đạo luật, các Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo luật tối cao).

Hành pháp:Chính phủ Singapore là nhánh hành pháp cao nhất của Nhà nước. Chính phủ Singapore bao gồm Tổng thống và Nội các.Nội các được lập nên bởi chính đảng chiếm đa số trong và sau mỗi kỳ bầu cử. Nội các chịu trách nhiệm điều hành các chính sách, tham mưu cho Tổng thống trong việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cấp cao và công chức ngành tư pháp.

Tư pháp: Singapore có một hệ thống tư pháp rất phát triển. Hệ thống tư pháp này được chia làm hai cấp gồm: Toá án tối caovà Toà án cấp dưới.

Toà án tối cao gồm: Toà án cấp cao và Toà án cấp phúc thẩm xét xửcác vụ việc dân sự có giá trị cao và các vụ việc hình sự có tính chất nghiêm trọng, xét xử kháng cáo từ các toà án Tiểu bang.

Toà án cấp dướigồm: Toà án tiểu bang (Toà án Quận hoặc Toà án Sơ thẩm, Toà án chuyên trách), Toà án khiếu nại. Toà án tiểu bang lànơi xét xử các vụ án dân sựcó giá trị thấp, các vụ án hình sự ít nghiêm trọng. Toà án tiếp nhận trực tiếp các vụ việc từ người dân và giải quyết các tranh chấp của họ. Toà án khiếu nại là một thiết chế xử lý các vụ kiện tụng theo hướng ít tốn kém hơn so với việc giải quyết tại Toà án cấp bang.

3. Khái quát về hệ thống pháp luật Singapore

Ngoại trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ giáo và phong tục của người Hoa, Singapore hiện nay đang chịu ảnh hưởng bởi hệ thống Common Law (tên dịch sang tiếng Việt hay gọi là Thông luật) của Anh.Cụ thể, từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh. Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm soát hoàn toàn vùng lãnh thổ Singapore năm 1867, Singapore đã nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa Anh ở vùng Bengalvà chính quyền Ấn Độ (lãnh thổ thuộc địa của Anh). Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống pháp luật singapore.Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập vàonăm 1963, Singapore vẫn tiếp nhận pháp luật của Anh theo cách riêng của mình. Ngoài common law, nhiều đạo luật của Anh vẫn được áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định, tiêu biểu cho việc ảnh hưởng của pháp luật Anh làngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Luật về áp dụng pháp luật Anh. Luật này quy định cụ thể những đạo luật của Anh, common law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore[1].

Pháp luật Singapore sử dụng nhiềucác phán quyết của cơ quan tư pháp bởi trong hệ thống thông luật, tiền lệ tư pháp hoặc các quyết định của tòa án cấp trên trong các vụ án trước đó về cùng một vấn đề phải được tòa án tuân theo khi quyết định một vụ án.Tuy nhiên, Singapore ngày càng trở nên độc lập với luật pháp Anh, phát triển nền luật học độc đáo của Singapore, tiếp thu các thông lệ pháp lý tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới. Mặc dù vẫn là hệ thống thông luật đấy nhưng không còn vị trí độc tôn của các án lệ, thông luật của cơ quan tư pháp, mà luật thành văn đã và đang có những vị trí nhất định trong hệ thống pháp luật của Singapore. Cụ thể, trong quá trình xây dựng nền tư pháp độc lập và đại phương hoá hệ thống pháp luật của mình, pháp luật Anh được tiếp nhận ở Singapore một cách đặc thù nghĩa là bằng các diều khoản hay các đạo luật quy định rõ việc tiếp tục áp dụng pháp luật Anh trong một số lĩnh vực riêng biệt. Điều 5 Luật Dân sự Singapore quy định việc áp dụng pháp luật Anh trong lĩnh vực thương mại đồng thời cũng nói rõ “các đạo luật Anh sẽ là đối tượng sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp cần thiết”. Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự Singapore cũng quy định: “Đối với những vấn đề tố tụng hình sự chưa được điều chỉnh bằng quy phạm nào thuộc bộ luật này hay thuộc các đạo luật khác tại thời điểm chúng có hiệu lực tại Singapore thì luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực ở Anh sẽ được áp dụng cho Singapore trừ khi nó mâu thuẫn với Bộ luật này”. Một con đường khác để pháp luật Anh thâm nhập vào Singapore là việc Nghị viện ban hành lại các đạo luật của Anh theo đúng nguyên văn câu chữ hoặc chỉ thay đổi vài điều khoản, ví dụ như Luật trọng tài năm 1950. Theo hình mẫu pháp luật Anh thông qua Pháp lệnh (Ordinance) về thời hiệu năm 1959.
Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo mô hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình ví dụ như thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về chứng cứ theo hình mẫu của các Bộ luật thuộc địa Ấn Độ; thông qua Luật về quyền đất đai năm 1956, Pháp lệnh về các quan hệ công nghiệp năm 1960 và Luật về công ty năm 1967 theo mô hình của Australia.

4. Luật Dân sự và các ngành luật liên quan

>> Xem thêm: Hệ thống pháp luật COMMON LAW và CIVIL LAW

Trong các quan hệ dân sự – pháp lý ở Singapore chủ yếu sử dụng các quy phạm thông luật Anh, trừ một số chế định pháp lý cá nhân được diều cỉnh bởi phong tục và luật của các cộng đồng cụ thể.
Năng lực pháp lý của các chủ thể Luật Dân sự được quy định bởi các văn bản pháp lý dựa trên thông luật Anh. Độ tuổi có thể đăng ký kết hôn dành cho người Hồi giáo là 16 tuổi, với các cộng đồng người và tôn giáo khác là 18 tuổi. Luật Hợp đồng và Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Singapore về cơ bản theo hình mẫu của pháp luật Anh. Luật Đất đai của Singapore đồng thời dựa trên pháp luật Anh và pháp luật Australia (về đăng ký bất động sản).
Vấn đề đăng ký kết hôn và ly hôn đối với các cộng đồng không phải là Hồi giáo điều chỉnh bởi Hiến chương về phụ nữ (Women’s Charter) 1961. Hiến chương dành cho phụ nữ các quyền bình đẳng với đàn ông trong tất cả các lĩnh vực, quy định chế độ đăng ký kết hôn bắt buộc và cấm đàn ông lấy nhiều vợ. Có thể tổ chức kết hôn theo phong tục của người Hoa hay người Ấn Độ là nhưng đồng thời phải tuân theo các quy định của Hiến chương. Quy định về ly hôn ở Singapore về cơ bản theo hình mẫu của pháp luật Anh chỉ khác ở chỗ để nộp đơn xin ly hôn cần có ít nhất 7 năm sống riêng. Vấn đề kết hôn và ly hôn của người Hồi giáo hoàn toàn theo Luật Hồi giáo, theo đó đàn ông được phép lấy nhiều vợ và có thể đơn phương tuyên bố ly hôn.
Quan hệ sở hữu trí tuệ ở Singapore được điều chỉnh bởi Luật về quyền tác giả 1987, Luật về Thương hiệu (theo hình mẫu của Luật về Thương hiệu Anh 1887), Luật về Nhãn hiệu (theo hình mẫu Luật về Nhãn hiệu Anh 1938), Luật về sáng chế 1994. Pháp luật Singapore trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hoàn toàn tương ứng với các chuẩn mực quốc tế hiện dại và có điểm khác biệt về xử lý nghiêm ngặt đối với các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Luật Lao động của Singapore quy định quyền thành lập công đoàn, quy định về thoả ước lao động tập thể và quyền đình công. Quy định về quyền đình công ở Singapore không được sử dụng từ sau 1986 do thủ tục trọng tài hoà giải phức tạp trước khi đình công. Chính phủ Singapore tham gia tích cực vào điều chỉnh quan hệ lao động và quan hệ cộng đồng xã hội. Luật về việc làm quy định 44 giờ làm việc 1 tuần. Theo mức độ bảo trợ xã hội đối với người lao động, Singapore đứng thứ hai ở châu Á sau Nhật Bản.
Theo Pháp lệnh về quyền dân sự (Civil Law Ordinance) ở Singapore các quy định của Luật Kinh doanh của Anh về tất cả các vấn đề liên quan đến công ty hợp danh, công ty, ngân hàng và hoạt động ngân hàng, hợp đòng đại lý, vận chuyển, bảo hiểm thương mại trực tiếp có hiệu lực nếu pháp luật Singapore không có quy định khác. Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp pháp luật Anh như Luật về hợp danh 1890, Luật về chi phiếu 1882…Singapore cũng đã thông qua các luật của mình như Luật về công ty (dựa trên hình mẫu của Luật về công ty của Malaysia 1967), Luật về phá sản (dựa trên Luật về phá sản Anh năm 1914).
Từ 1965, pháp luật kinh tế của Singapore hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích các sáng kiến cá nhân. Trong những năm 1990, ở Singapore hình thành cơ sở pháp lý khá hoàn chỉnh cho các hoạt động miễn thuế (off shore).
Tố tụng dân sự ở Singapore được điều chỉnh bởi Quy định của Toà án Tối cao năm 1970 và Quy định của Toà áp cấp dưới 1970. Quan hệ trọng tài thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi Luật về Trọng tài Thương mại quốc tế 1994. Nhìn chung, tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài ở Singapore được xây dựng trên cơ sở pháp luật Anh.

5. Cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án

Ở Singapore hiện nay đang tồn tại hai cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài toà ánlà: Cơ chế Hoà giải và Trọng tài.

Hoà giải tại Singapore: Việc hoà giải cung cấp diễn đàn cho các bên có thể tìm ra phương án giải quyết tốt nhất mà không chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý như khi giải quyết bằng toán án hay trọng tài. Giải quyết tranh chấp theo cơ chế hoà giải là tôn trọng sự tự do thoả thuận, đàm phán của các bên dưới sự hỗ trợ từ hoà giải viên. Hoà giải viên ở Singapore đều phải trải qua khoá đào tạo tại SMC - Trung tâm Hoà giải Singapore.

Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Singapoređã được phát triển phù hợp với việc Singapore trở thành một trung tâm tài chính và pháp lý và là một trong những trung tâm trọng tài quốc tế lớn ở châu Á và trên thế giới. Khi tranh chấp được đưa ra giải quyết tại trọng tài, phán quyết trọng tài có giá trị pháp lý ràng buộc, ngay cả khi một hoặc cả hai bên không đồng ý.Hoạt động trọng tại tại Singapore chịu sự điều chỉnh của hai đạo luật với hai chế độ pháp lý riêng. Hoạt động trọng tài trong nước chịu sự điều chỉnh của Đạo luật trọng tài trong nước. Còn cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài quốc tế chịu sự điều chỉnh của Đạo luật trọng tài quốc tế. Sự khác biệt giữa hai đạo luật này nằm ở khả năng can thiệp vào phán quyết trọng tài của Toà án. Tuy nhiên, về cơ bản, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Singapore, với hiệu lực chung thẩm cao của các phát quyết, quy trình đơn giản hơn so với tố tụng toà án nên có thể nói đây là phương án giải quyết tranh chấp được nhiều bên ưa chuộng.

Nguồn: Tham khảoBLOG CÁ NHÂN CỦA TÁC GIẢ - TS. PHẠM TRÍ HÙNG

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)