Nguyên nhân khóc nhiều

Khóc nhiều bị đau đầu là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Nó bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và đau đầu kiểu khác nhau tùy người. Vậy, tình trạng này có đáng lo không? Các cách để giảm đau đầu sau khi khóc là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn khóc?

Khóc là một phản ứng tự nhiên đối với nhiều cảm xúc, bao gồm buồn bã, đau buồn, căng thẳng và thậm chí là hạnh phúc.

Theo chuyên gia y tế người Mỹ Nate Favini, khóc sẽ tạo ra những thay đổi về thần kinh và nội tiết, giúp con người cảm thấy bình tĩnh và bớt căng thẳng. Khóc còn kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, làm dịu cơ thể, tiết ra các hoóc môn endorphin và oxytocin tạo cảm giác vui vẻ.

Khi khóc quá nhiều, mọi người sẽ cảm thấy

  • Mắt đỏ ngầu, sưng
  • Sổ mũi
  • Đỏ bừng vùng mặt
  • Giọng nói bị nặng hơn
  • Một số người cảm thấy đau đầu sau khi khóc.

>> Xem thêm: Mắt sưng húp phải làm sao?

Tại sao khóc nhiều bị đau đầu?

Không rõ việc khóc có thể gây đau đầu như thế nào, nhưng những cảm xúc dữ dội, như căng thẳng và lo lắng, dường như kích hoạt các quá trình trong não dẫn đến cơn đau nhức đầu. Các nhà chuyên gia phân tích rằng, những giọt nước mắt không có cảm xúc như: khi bạn cắt hành, khi bạn ngáp sẽ không gây đau đầu. Chỉ có những giọt nước mắt gắn với cảm xúc tiêu cực mới gây ra tình trạng bị đau đầu.

Khi bạn khóc, đặc biệt là khóc lâu, đồng nghĩa với việc sự co thắt của các cơ cũng kéo dài trong suốt thời gian đó. Trong lúc khóc, thần kinh con người hoạt động với tốc độ cao hơn so với mức bình thường do bị cảm xúc chi phối. Do vậy, dây thần kinh bị hoạt động quá tải , gây tắc nghẽn và dẫn tới đau đầu.

Ngoài ra, bạn có thể để ý thấy tim và phổi bị hoạt động bất thường khi khóc. Theo những đợt khóc, tim và phổi sẽ co thắt, nhịp thở dài ra và bị nén lại khá lâu. Phổi không hoạt động nhịp nhàng sẽ không đủ oxy đưa máu về tim, tim cũng không cung cấp đủ oxy cho não. Mạch máu tại não bộ không lưu thông, thiếu oxy sẽ dẫn đến những cơn đau đầu. Điều này cũng lý giải tại sao đôi khi con người lại khóc nấc lên, đau đầu chóng mặt buồn nôn, hoặc nghẹn không thở được.

>> Xem thêm: Vì sao uống rượu bị đau đầu? Cách đối phó với con đau đầu do uống rượu

Nguyên nhân khác gây đau đầu

Đau đầu do căng thẳng

Theo Hafeez, đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất sau khi khóc nhiều. Khi bạn khóc, toàn bộ cơ thể bạn căng lên, đặc biệt là vùng đầu và cổ. Vì thế, các cơ sẽ co lại sau một thời gian, khiến bạn bắt đầu cảm thấy đau nhói trong đầu.

>> Xem thêm: Đau đầu bấm huyệt nào mới tốt? Cách giảm đau đầu hiệu quả chỉ với đôi bàn tay

Đau đầu do viêm xoang

Mắt, mũi, tai và cổ họng đều được liên kết với nhau. Khi khóc, ống dẫn nước mắt chảy vào xoang khiến chúng bị tắc nghẽn làm chúng ta vừa chảy nước mắt vừa chảy nước mũi. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác mà bạn có thể gặp như:

  • Nghẹt mũi
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi
  • Ho

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là những cơn đau dữ dội, dồn dập, xảy ra ở một bên trong đầu. Đau nửa đầu thường đi kèm với các triệu chứng: buồn nôn, nôn mửa, nhảy cảm với ánh sáng và âm thanh.

>> Xem thêm: Đau đầu chóng mặt buồn nôn và những lợi ích tuyệt vời mà xoa bóp bấm huyệt tạo ra

Làm thế nào để giảm đau đầu sau khi khóc?

Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng khóc nhiều bị đau đầu thì đừng quá lo lắng. Bởi vấn đề này có thể dễ dàng khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Nhắm mắt lại và nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên cổ, mắt, trán
  • Xoa bóp cổ, vai gáy để giảm căng thẳng
  • Nếu vẫn không đỡ nhiều, bạn có thể dùng đến các loại thuốc giảm đau đầu như: aspirin, triptan, ibuprofen,…

Bên cạnh các phương pháp trên, dưới đây là một số thực phẩm khắc phục đau đầu hiệu quả:

  • Đồ ăn cay: những món cay sẽ giúp kích thích não bộ, làm giãn nở đường dẫn khí. Từ đó, áp lực do viêm xoang giảm dần và khéo theo cơn đau đầu cũng dần tan biến
  • Bánh mì nướng
  • Quả sung
  • Khoai lang
  • Cải bó xôi

Ngoài ra, để dự phòng tình trạng khóc nhiều bị đau đầu, bạn cũng cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể thục thể thao nâng cao sức khỏe. Đối với những người mà gặp tình trạng này diễn ra liên tục, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán những lý do tiềm ẩn của tình trạng này.

Cũng giống như việc gần gũi với bố mẹ, bé sẽ khóc khi muốn được khám phá và vui đùa với thế giới xung quanh. Hãy chú ý hơn khi chăm bé, nếu bé có dấu hiệu khóc và đòi nhìn ngắm các vật xung quanh, bố mẹ nên đáp ứng để bé cảm thấy thoải mái hơn nhé!

Nguyên nhân khóc nhiều

Khi bé khóc bố mẹ nên làm gì?

Các bé không khóc để làm bạn khó chịu hay vì chúng bỗng tự nhiên muốn quậy phá hoặc quạu quọ. Một số bé nhạy cảm hơn với những thay đổi và khó chịu so với các bé khác, nhưng làm lơ việc bé khóc cũng sẽ không làm bé ngưng khóc được. Lúc đó, ba hoặc mẹ ôm bé vào lòng vỗ về để làm dịu bé.

May là việc bé hay quấy khóc thường không liên quan vấn đề thể chất hay bệnh tật. Nếu bạn không chắc về điều đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và kiểm tra xem bé có bệnh gì không. Trong đa số các trường hợp, bé khóc vẫn rất khoẻ mạnh ngay cả khi khóc cả ngày.

Sau đây là những gì bé cố gắng nói với bạn khi khóc và cũng là những thứ bạn cần làm để dỗ bé nín khóc:

  • Bé đói bụng hoặc khát nước, đây là nguyên nhân bé quấy khóc thường gặp nhất. Nếu bé bú sữa mẹ, hãy để bé quyết định khi nào cần bú và sau đó thử cho bé bú thêm bên vú còn lại. Nếu bé bú bình, bạn nên pha nhiều sữa hơn. (Tham khảo: Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao)
  • Bé bú sữa đã đủ và thoả mãn chưa? Kiểm tra tư thế của bé khi bú, bảo đảm kích thích được phản xạ xuống sữa để bé có đủ sữa giàu năng lượng. Nếu bé bú bình, kiểm tra lỗ tiết sữa có quá nhỏ làm bé bú khó hay lỗ quá to có thể làm bé sặc. (Tham khảo: Cho bé bú đúng cách)
  • Bé có cần ợ hơi không? Cho bé ngồi thẳng lưng và xoa lưng bé.
  • Bé khó chịu vì nóng hoặc lạnh? Dùng mu bàn tay kiểm tra ngực bé xem có ấm không.
  • Vào những tuần đầu, một số bé bị đau bụng là khá phổ biến. (Tham khảo: Bé sơ sinh bị sôi bụng)
  • Bé đang chán và cần ai đó bên cạnh. Hãy ôm bé, hát cho bé nghe, vỗ lưng hoặc tắm, tất cả sẽ giúp làm dịu và trấn an bé.
  • Bé mệt mỏi hoặc không thể ngủ được. Thử lắc lư nôi bé hoặc đẩy xe đẩy tới lui. (Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng)
  • Bé đang khó chịu vì tiếng ồn,tiếng nói chuyện của mọi người xung quanh. Nếu có, bạn nên đổi qua phòng yên tĩnh hơn cho bé.
  • Bé không thoải mái. Kiểm tra quần áo bé có chật siết ở cổ tay hay mắt cá. Nếu bé bị hăm tã bé sẽ khóc.

Bên cạnh đó, bé khóc đôi khi chỉ là bé muốn được ba mẹ ôm. Bé thích cảm giác an toàn nằm trong vòng tay của bạn, cảm nhận mùi của ba mẹ và được ở gần ba mẹ. Nếu bố mẹ có câu hỏi nào thắc thì hãy đặt câu hỏi để Góc chuyên gia của Huggies nhé!