Nguyên nhân bò bỏ ăn

Trả lời:

Như vậy có thể chẩn đoán bò bị liệt dạ cỏ. Nguyên nhân có thể do điều kiện ngoại cảnh như thay đổi về thời tiết, khẩu phần ăn, khai thác gia súc quá sức (với bò sữa thường do thiếu vận động và ăn quá nhiều thức ăn tinh); Do kế phát từ các quá trình bệnh lý làm giảm nhu động sốt cao, cảm nắng, cảm nóng, viêm màng bụng… Bệnh kéo dài, hõm hông bên trái lõm sâu, thõng xuống phía dưới (xệ xuống). Con vật có thể sốt cao do bị viêm ruột cấp. Có thể bị đi ỉa ra máu.

Nguyên nhân bò bỏ ăn

Điều trị: Ngay sau khi phát hiện ra bệnh cần cho con vật nhịn ăn 1 - 2 ngày nhưng phải cho uống đủ nước, nếu gia súc không tự uống nước chúng ta phải đổ cho nó mỗi lần 5 - 7 lít nước ấm có hòa thêm ít muối ăn. Dùng bài thuốc nam: Gừng củ 100 - 200 g, tỏi 50 - 100 g; Dọc khoai nước (khoai môn, dọc dáy) 1 - 1,5 kg; Lá trầu không 100 - 200 g; Rượu trắng 100 - 150 ml. Các loại lá, củ trên giã nhỏ riêng từng loại, hòa trong 1 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, đổ rượu vào cho uống, ngày 2 lần.

Phục hồi nhu động dạ cỏ: Cho 0,5 - 0,8 lít rượu trắng vào lượng bã gừng ở trên, để 5 - 7 phút, dùng giẻ sạch gói bã gừng lại xoa từ đầu đến đuôi dọc theo xương sống. Xoa nhiều vào vùng bụng và lõm hông trái. Dùng lực của 2 tay xoa mạnh vào vùng lõm hông trái theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 - 40 lần. Sau đó dùng đòn khiêng đưa qua bụng dưới gia súc nâng lên hạ xuống từ từ. Cứ 1 - 2 giờ tác động như trên khoảng 15 phút. Cách làm trên được duy trì đều đặn cho đến khi trâu bò tự ợ lên nhai lại thì thôi. Có thể dùng các thuốc: Pilocarpin 0,2 - 0,3 g/con, tiêm dưới da; Strychnin sulphat 0,05 - 0,1 g/con.

Thải trừ các chất chứa bằng cách: Uống thuốc tẩy MgSO4, Na2SO4, thụt rửa dạ cỏ bằng dung dịch Natribicarbonat 1%. Ức chế sự lên men của vi sinh vật dạ cỏ để chống bị chướng hơi dạ cỏ.

Dùng các thuốc làm giảm sự toan huyết: Tiêm tĩnh mạch dung dịch NaHCO3 3%, liều lượng 200 - 300 ml/con, glucoza ưu trương 20 - 40% liều lượng 300 - 500 ml/con. Dùng các thuốc trợ tim, trợ sức Vitamin B1, Cafein.

Những trường hợp phát hiện sớm được điều trị kịp thời, thường sau 24 giờ trâu bò trở lại bình thường. Trường hợp bệnh nặng: Ngoài liệt dạ cỏ trâu bò còn bị nghẽn dạ lá sách. Cần hộ lý tăng cường vận động, giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô, xanh, cho uống nước không hạn chế. Để phòng bệnh kế phát trở lại, sau khi điều trị khỏi phải cho trâu bò ăn thức ăn xanh dễ tiêu, cho ăn nhiều lần/ngày trong tuần đầu khỏi bệnh.

Anh Thông Phú Sơn ở Tịnh Hiệp – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, sđt 01688 598 473 có hỏi: Trâu bỏ ăn, bại liệt đã 7 ngày nay. Xin hỏi trâu mắc bệnh gì và phải điều trị như thế nào?

Trả lời: với câu hỏi của anh nêu không cụ thể nên chúng tôi đưa ra các trường hợp cụ thể cho anh như sau:

  • Trâu của nhà anh sinh con sau đó bỏ ăn rồi dẫn đến bại liệt: đó là trường hợp trâu bị bại liệt sau khi đẻ do thiếu khoáng và kết hợp viêm dây thần kinh khum sau

Trong trường hợp này anh điều trị như sau:

+ Canxi mange 20-30ml/ ngày

+ Vitamin tổng hợp ( T5000 hoặc H 5000) mỗi ngày 1 lọ( 1,0 gram)

+ 15-15 ml Biodin , hoặc Ketofen  hoặc Diclofenax hoặc Presnisolon/ ngày

+ 15-20 ml Vitamin C

Kết hợp với soa dầu  Xalixilat 5 % vào hai bên mông sau.

Liều trình trên được tiến hành lien tục trong 5 đến 7 ngày

Chú ý : để trâu nơi khô ráo, ấp áp, chuông có mái che , sử dụng có xanh non + thức ăn tinh hỗn hợp đầy đủa và cho uống nước ấm có pha ít muối

2- trường hợp trâu của anh mua ở vùng khác về và bị mắc bệnh ngã nước ( bệnh ký sinh trùng đường máu ) đến giai đoạn cuối nên không còn sức chống bệnh nữa.

3, Trâu của anh có thể do mắc bệnh sán lá gan mãn tính nên đến giai đoạn suy kiệt nên trâu không có khả năng đi lại được ?

 Trong trường hợp 2 và 3 này thì khắc phục khá khó khăn vì mất nhiều thời gian và kinh tế để hồi phục nó ( phải tính đến yếu tố kinh tế) ,

Còn  nếu  thể trạng của trậu còn khỏe và không phải hoàn toàn đã nằm liệt có nghĩa là còn có khả năng đứng lên được thì anh tiến hành can thiệp như sau:

  • Ngày 1: Chuyền dịch cho trâu: 01 chai nước hoa quả của người ( Vitamin Bcom lex) + 01 chai đường 20% + 01 chai lac tac + 01 chai muối sinh lý 0,9% + 50-100 ml can xi mage + Tiêm bắp 01 lọ H5000 ( bên người) hoặc T5000 ( thú y)
  • Ngày thứ 2, 3: chuyền dịch: 01 chai đường 20% + 01 chai lactate + 01 chai muối 0,9% + 100 ml can xi mage + tiêm bắp 01 lọ H5000 hoặc T5000
  • Ngày thứ 4: tiêm thuốc ký sinh trùng đường máu bằng một trong các loại thuốc có tên biệt dược như sau: Azidin hoặc Trypazen hoặc Beranin  với liều chỉ dẫn trên toa thuốc
  • Ngày thứ 6 sử dụng một trong các loại thuốc để tẩy sán là gan ở trâu bò đó là: TozanF hoặc DeptinB theo liều chỉ dẫn trên toa thuốc

Tất cả các can thiệp trên đều phải tiêm cho trâu từ 10-15 ml Caphein để trợ tim  

Chú ý : hộ lý chăm sóc cho trâu: nơi khô ráo, ấm, tránh sương đêm,  ăn cỏ xanh ngon và thức ăn tinh hỗn hợp, uống nước ấm có pha muối.. để trâu chóng hồi phục trở lại.