Người đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá đó như thế nào

Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng?

Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển văn hoá chất lượng của trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh

Cỡ chữ Màu chữ:

Hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, từng cơ sở giáo dục nói riêng đang chuyển từ quản lý theo phương thức hành chính tập trung sang quản trị theo phương thức đảm bảo chất lượng. Như vậy, đồng nghĩa với việc phải chuyển từ văn hóa quản lý tập trung, thụ động, giáo điều sang văn hóa chất lượng [VHCL] để thực hiện đảm bảo chất lượng cho hệ thống giáo dục, cũng như của từng cơ sở giáo dục và chất lượng của chính quá trình quản lý.

Xây dựngmôi trường văn hóa chất lượng, cơ sở giáo dục sẽ thực hiện sứ mạng, mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo đã đặt ra, nhằm khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho cơ sở giáo dục. Hiện nay môi trường văn hoá xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, văn hóa nhà trườngcũng bị tác động rất lớn, do đó văn hóa tổ chức của cơ sở giáo dục cần được định hướng xây dựng nên văn hóa chất lượng để thực sự phát huy ảnh hưởng tíchcực của nó đến mọi thành viên trong tổ chức.

Quá trình xây dựng và phát triển VHCL của trung tâm giáo dục thường xuyên [GDTX] cấp tỉnh chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Về giá trị văn hóa truyền thống

Các giá trị văn hóa truyền thống tác động đến văn hóa chất lượng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực:

Theo hướng tích cực: là hình thành những giá trị, chuẩn mực chân chính ở các cơ sở giáo dục như: tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với công việc, chuyên nghiệp, có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực… tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một thế hệ trung thành với Tổ quốc. Xây dựng nên những giá trị truyền thống tốt như: Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc; Lòng thương yêu, quý trọng con người, ý thức cộng đồng; Lòng dũng cảm, bất khuất, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực,…

Theo hướng tiêu cực: là những giá trị truyền thống lạc hậu, bảo thủ, không phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện tại như tư tưởng cục bộ, tiểu nông, bình quân chủ nghĩa… sẽ tạo ra những lực cản trở cho cho việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa chất lượng, văn minh, hiện đại.

Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về lối sống được cộng đồng thừa nhận và gìn giữ, duy trì qua các thế hệ như chuẩn mực thái độ, hành vi tư tưởng.

Giá trị văn hóa truyền thống luôn gắn với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, học viên và một nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội, là cộng đồng người, là những xã hội thu nhỏ, chịu ảnh hưởng chi phối của khái niệm rộng hơn là văn hóa quốc gia, dân tộc.

Giá trị văn hóa truyền thống chính là nền tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọn các giá trị về tổ chức, hoạt động, đạo đức và chuẩn mực trong lối sống, hành vi, …

Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cần phải tiếp thu, kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã hình thành qua nhiều thế hệ gắn với những hoàn cảnh, bối cảnh và những yêu cầu của tình hình mới, tiến đến mục tiêu xây dựng con người mới, bổ sung những giá trị mới nhằm hình thành một nền văn hóa truyền thống tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo tính văn minh, hiện đại.

Về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng văn hóa chất lượng từ việc xác định các giá trị chuẩn mực, xây dựng, hoạch định chính sách cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức văn minh, hiện đại, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc …

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa chất lượng. Những nơi có trình độ kinh tế - xã hội phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng văn hóa chất lượng. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành cơ sở linh hoạt, thúc đẩy sự hòa hợp giữa mọi người trong tổ chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính góp phần đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và của nhân dân.

Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động, đưa ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng. Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các cơ quan hành chính phải không ngừng cải tiến lề lối làm việc, đội ngũ công chức, viên chức phải có năng lực, trình độ, có trách nhiệm với công việc, tận tụy và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân với tư cách là những khách hàng của nền hành chính. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa trong đội ngũ công chức, viên chức như: sách nhiễu nhân dân, kèn cựa, tham nhũng, bè phái gây mất đoàn kết... gây ra nhiều thách thức cho việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cơ sở văn minh, hiện đại.

Về trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý

Năng lực nhận thức và trình độ của các cán bộ quản lý được biểu hiện qua mức độ như: nắm vững kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân và hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và với nhân dân… Năng lực nhận thức và trình độ còn biểu hiện thông qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, các quy định làm việc của cơ quan, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử.

Nếu cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi công vụ thì văn hóa công sở sẽ không ngừng được nâng cao. Vì vậy, để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, có một biện pháp rất quan trọng là tăng cường công tác giáo dục cho cán bộ quản lý về chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; chức năng, nhiệm vụ, định hướng hoạt động của cơ quan, tổ chức; hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử… để cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nắm vững và tự giác thực hiện.

Xây dựng và phát triển VHCL tại Trung tâm GDTX còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức, khả năng nhận thức, điều hành các hoạt động đơn vị của người lãnh đạo, quản lý. Nếu như người lãnh đạo nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển VHCL, có sự quan tâm và nỗ lực thiết thực cho việc xây dựng và phát triển VHCL trong Trung tâm, đồng thời có năng lực tổ chức, phân công, điều hành các công việc bảo đảm sự đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động,… thì VHCL sẽ không ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện. Ngược lại, người lãnh đạo quan liêu, tiêu cực, cửa quyền, tổ chức điều hành thiếu dân chủ, không được cấp dưới ủng hộ, gây mất đoàn kết trong nội bộ Trung tâm thì sẽ không thể phát huy tác dụng của công tác xây dựng và phát triển VHCL, làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm. Do đó, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo Trung tâm trong việc xây dựng, nâng cao văn hóa chất lượng trong các trung tâm GDTX hiện nay.

Về vị thế, “thương hiệu” của các Trung tâm GDTX

Vị thế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của của các Trung tâm GDTX, nó tạo nên niềm tự hào, niềm tin của chính cán bộ quản lý, công chức, viên chức và nhân viên đối với đơn vị mình. Vị thế của một Trung tâm GDTX luôn được quyết định bởi kết quả thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu thực hiện tốt vai trò thì vị thế sẽ không ngừng được củng cố và phát triển. Khi Trung tâm GDTX có uy tín, tạo dựng được vị thế, “thương hiệu” tốt, được người dân và xã hội thừa nhận thì bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong Trung tâm sẽ yêu nghề hơn, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tự giác tuân thủ nội quy, quy chế làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc được giao và không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc. Ngược lại, nếu hình ảnh và vị thế của Trung tâm GDTX làm mất niềm tin, bị đánh giá thấp, không đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong Trung tâm cũng như người dân, thì các giá trị của văn hóa sẽ không được coi trọng. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng hình ảnh và vị thế của Trung tâm GDTX cấp tỉnh, cụ thể là phải gắn cơ quan hành chính với phương châm vì nhân dân phục vụ, tận tụy hết mình vì nhân dân, đồng thời phải có biện pháp biến khẩu hiệu đó thành những chương trình hành động cụ thể, những cam kết chi tiết, rõ ràng, minh bạch, từ đó mới có thể thuyết phục và tạo dựng được niềm tin vào hoạt động GDTX như hiện nay.

Xây dựngmôi trường văn hóa chất lượng, cơ sở giáo dục sẽ thực hiện sứ mạng, mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo đã đặt ra, nhằm khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho cơ sở giáo dục. Hiện nay môi trường văn hoá xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, văn hóa nhà trườngcũng bị tác động rất lớn, do đó văn hóa tổ chức của cơ sở giáo dục cần được định hướng xây dựng nên văn hóa chất lượng để thực sự phát huy ảnh hưởng tíchcực của nó đến mọi thành viên trong tổ chức.

Quá trình xây dựng và phát triển VHCL của trung tâm giáo dục thường xuyên [GDTX] cấp tỉnh chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Về giá trị văn hóa truyền thống

Các giá trị văn hóa truyền thống tác động đến văn hóa chất lượng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực:

Theo hướng tích cực: là hình thành những giá trị, chuẩn mực chân chính ở các cơ sở giáo dục như: tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với công việc, chuyên nghiệp, có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực… tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một thế hệ trung thành với Tổ quốc. Xây dựng nên những giá trị truyền thống tốt như: Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc; Lòng thương yêu, quý trọng con người, ý thức cộng đồng; Lòng dũng cảm, bất khuất, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực,…

Theo hướng tiêu cực: là những giá trị truyền thống lạc hậu, bảo thủ, không phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện tại như tư tưởng cục bộ, tiểu nông, bình quân chủ nghĩa… sẽ tạo ra những lực cản trở cho cho việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa chất lượng, văn minh, hiện đại.

Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về lối sống được cộng đồng thừa nhận và gìn giữ, duy trì qua các thế hệ như chuẩn mực thái độ, hành vi tư tưởng.

Giá trị văn hóa truyền thống luôn gắn với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, học viên và một nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội, là cộng đồng người, là những xã hội thu nhỏ, chịu ảnh hưởng chi phối của khái niệm rộng hơn là văn hóa quốc gia, dân tộc.

Giá trị văn hóa truyền thống chính là nền tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọn các giá trị về tổ chức, hoạt động, đạo đức và chuẩn mực trong lối sống, hành vi, …

Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cần phải tiếp thu, kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã hình thành qua nhiều thế hệ gắn với những hoàn cảnh, bối cảnh và những yêu cầu của tình hình mới, tiến đến mục tiêu xây dựng con người mới, bổ sung những giá trị mới nhằm hình thành một nền văn hóa truyền thống tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo tính văn minh, hiện đại.

Về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng văn hóa chất lượng từ việc xác định các giá trị chuẩn mực, xây dựng, hoạch định chính sách cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức văn minh, hiện đại, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc …

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa chất lượng. Những nơi có trình độ kinh tế - xã hội phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng văn hóa chất lượng. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành cơ sở linh hoạt, thúc đẩy sự hòa hợp giữa mọi người trong tổ chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính góp phần đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và của nhân dân.

Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động, đưa ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng. Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các cơ quan hành chính phải không ngừng cải tiến lề lối làm việc, đội ngũ công chức, viên chức phải có năng lực, trình độ, có trách nhiệm với công việc, tận tụy và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân với tư cách là những khách hàng của nền hành chính. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa trong đội ngũ công chức, viên chức như: sách nhiễu nhân dân, kèn cựa, tham nhũng, bè phái gây mất đoàn kết... gây ra nhiều thách thức cho việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cơ sở văn minh, hiện đại.

Về trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý

Năng lực nhận thức và trình độ của các cán bộ quản lý được biểu hiện qua mức độ như: nắm vững kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân và hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và với nhân dân… Năng lực nhận thức và trình độ còn biểu hiện thông qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, các quy định làm việc của cơ quan, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử.

Nếu cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi công vụ thì văn hóa công sở sẽ không ngừng được nâng cao. Vì vậy, để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, có một biện pháp rất quan trọng là tăng cường công tác giáo dục cho cán bộ quản lý về chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; chức năng, nhiệm vụ, định hướng hoạt động của cơ quan, tổ chức; hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử… để cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên nắm vững và tự giác thực hiện.

Xây dựng và phát triển VHCL tại Trung tâm GDTX còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức, khả năng nhận thức, điều hành các hoạt động đơn vị của người lãnh đạo, quản lý. Nếu như người lãnh đạo nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển VHCL, có sự quan tâm và nỗ lực thiết thực cho việc xây dựng và phát triển VHCL trong Trung tâm, đồng thời có năng lực tổ chức, phân công, điều hành các công việc bảo đảm sự đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động,… thì VHCL sẽ không ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện. Ngược lại, người lãnh đạo quan liêu, tiêu cực, cửa quyền, tổ chức điều hành thiếu dân chủ, không được cấp dưới ủng hộ, gây mất đoàn kết trong nội bộ Trung tâm thì sẽ không thể phát huy tác dụng của công tác xây dựng và phát triển VHCL, làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm. Do đó, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo Trung tâm trong việc xây dựng, nâng cao văn hóa chất lượng trong các trung tâm GDTX hiện nay.

Về vị thế, “thương hiệu” của các Trung tâm GDTX

Vị thế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của của các Trung tâm GDTX, nó tạo nên niềm tự hào, niềm tin của chính cán bộ quản lý, công chức, viên chức và nhân viên đối với đơn vị mình. Vị thế của một Trung tâm GDTX luôn được quyết định bởi kết quả thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu thực hiện tốt vai trò thì vị thế sẽ không ngừng được củng cố và phát triển. Khi Trung tâm GDTX có uy tín, tạo dựng được vị thế, “thương hiệu” tốt, được người dân và xã hội thừa nhận thì bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong Trung tâm sẽ yêu nghề hơn, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tự giác tuân thủ nội quy, quy chế làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc được giao và không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc. Ngược lại, nếu hình ảnh và vị thế của Trung tâm GDTX làm mất niềm tin, bị đánh giá thấp, không đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong Trung tâm cũng như người dân, thì các giá trị của văn hóa sẽ không được coi trọng. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng hình ảnh và vị thế của Trung tâm GDTX cấp tỉnh, cụ thể là phải gắn cơ quan hành chính với phương châm vì nhân dân phục vụ, tận tụy hết mình vì nhân dân, đồng thời phải có biện pháp biến khẩu hiệu đó thành những chương trình hành động cụ thể, những cam kết chi tiết, rõ ràng, minh bạch, từ đó mới có thể thuyết phục và tạo dựng được niềm tin vào hoạt động GDTX như hiện nay.

Gửi email
In trang

Mục lục

Video liên quan

Chủ Đề