Ngân hàng Xây dựng kiểm soát đặc biệt

Thẩm quyền của NHNN đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể như sau:

 “Điều 149. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt 1. Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật này. 2. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn. 3. Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

4. Việc góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”

Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục. Theo đó, khi một tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, thì NHNN có thẩm quyền như sau: -Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt về việc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt hoặc chấm dứt cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng. Thời hạn kiểm soát đặc biệt được xác định trong một đơn vị thời gian cụ thể, kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đến khi khôi phục lại tình trạng ban đầu của TCTD. Khi quyết định kiểm soát đặc biệt, NHNN cần phải xác định thời hạn áp dụng biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc Ban kiểm soát đặc biệt có thể hoàn thành nghĩa vụ trước hoặc sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt đã quy định. Lúc này để tạo điều kiện cho công tác kiểm soát đặc biệt được thực hiện chặt chẽ, đạt hiệu quả, pháp luật đã quy định có thể chấm dứt hoặc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt. Theo đó, NHNN có quyền quyết định về việc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.  -Yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn. NHNN ủy quyền cho Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả. Dựa trên tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, mà Ban kiểm soát, NHNN có thể xây dựng các phương pháp riêng để cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của tổ chức. Trong đó, có biện pháp tăng vốn chủ sở hữu, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Trong trường hợp tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt mà không có khả năng hoặc không thực hiện tăng vốn, thì vì lợi ích chung NHNN được quyền yêu cầu chủ sở hữu thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp theo quy định pháp luật hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng] hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

-Chỉ định tổ chức tín dụng khác mua  cổ phần, góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát. Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu tăng vốn vốn của NHNN, hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Số lỗ lũy kế được hiểu là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau, hay còn được hiểu là số lỗ được tổng hợp trước đó được đưa vào tính toán tiếp trong phần hạch toán tiếp theo. Ví dụ: số tiền lỗ của tháng 1 là 1 tỷ đồng, số lỗ của tháng 2 là 500 triệu đồng, như vậy, tổng số tiền lỗ tính đến tháng 2 là 1,5 tỷ đồng. Số lỗ phải được khắc phục trong các tháng tiếp theo. Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Lúc này, NHNN với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt huy động vốn từ các tổ chức tín dụng nhằm ổn định tình hình trước mắt của tổ chức tín dụng, tránh gây thiệt hại nặng nề cho các chủ thể khác. Việc góp vốn, mua cổ phần trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Hoàng Anh

Để hoàn thành công tác kiểm soát đặc biệt, ổn định tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, pháp luật đã quy định về nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, khoản 1 và 3 Điều 148 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 đã quy định về nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt như sau:

Điều 148. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt 1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây: a] Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc] và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động; b] Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua; c] Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động

3. Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.”

Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Theo đó, NHNN quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện chức năng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong thời hạn nhất định. Trong thời hạn đó, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ của mình. Cụ thể, nhiệm vụ của Ban kiểm soát bao gồm: -Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc] và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan đại diện cho NHNN cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát, quản lý hoạt động của hệ thống tín dụng. Theo đó, Ban kiểm soát đặc biệt dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, kinh doanh, hoạt động của tổ chức tín dụng trực tiếp chỉ đạo bộ máy điều hành, quản lý của tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát thực hiện xây dựng các phương án củng cố tổ chức và hoạt động.  -Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua. Sau khi đã xây dựng các phương án phù hợp và đã được thông qua, Ban kiểm soát đặc biệt tiến hành triển khai thực hiện phương án trên thực tế. Trong quá trình thực hiện, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các phương án đó, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng với tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.  -Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động. Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác [nếu có] của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý [nếu có]; kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý [nếu có]. Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý. Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

-Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề