Hình thức tổ chức tác phẩm văn học văn 11

Soạn văn 11 tập 1 tuần 13 [trang 133]

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện đến các bạn học sinh.

Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 11 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn văn 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

1. Khái lược về thơ

- Thơ là một thể loại văn học vó phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

- Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:

  • Thơ trữ tình [đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời]
  • Thơ tự sự [cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện]
  • Thơ trào phúng [phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…]

- Phân loại thơ theo cách tổ chức:

  • Thơ cách luật [viết theo luật đã định trước]
  • Thơ tự do [không theo luật]
  • Thơ văn xuôi [câu thơ gần như văn xuôi]

2. Yêu cầu về đọc thơ

- Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.

- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…

- Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, lời thơ lạ, hình tượng thơ… nhìn lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.

II. Truyện

1. Khái lược về truyện

- Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện [trần thuật] nào đó.

- Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật.

- Truyện có nhiều thể loại khác nhau:

  • Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
  • Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.
  • Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…

2. Yêu cầu về đọc truyện

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Phân tích diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động và kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể.

- Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.

- Xác định giá trị của truyện.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

  • Loại: là phương thức tồn tại chung
  • Thể: là sự hiện thực hóa của loại.

Câu 2. Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

- Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện:

  • Thơ trữ tình [đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời]
  • Thơ tự sự [cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện]
  • Thơ trào phúng [phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài…]

- Phân loại thơ theo cách tổ chức:

  • Thơ cách luật [viết theo luật đã định trước]
  • Thơ tự do [không theo luật]
  • Thơ văn xuôi [câu thơ gần như văn xuôi]

- Yêu cầu về đọc thơ

  • Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
  • Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…
  • Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, lời thơ lạ, hình tượng thơ… nhìn lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.

Câu 3. Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.

- Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật.

- Truyện có nhiều thể loại khác nhau:

  • Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
  • Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm.
  • Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài…

- Yêu cầu về đọc truyện

  • Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung, ý nghĩa của truyện.
  • Phân tích diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động và kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể.
  • Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.
  • Xác định giá trị của truyện.

Tổng kết:

- Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

- Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sau sa trong tâm hồn con người.

IV. Luyện tập

Câu 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

- Nghệ thuật tả cảnh:

  • Mùa thu trong bài thơ mang những nét tiêu biểu cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.
  • Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.

- Nghệ thuật tả tình: Những chuyển động của không gian góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ. Không gian tĩnh lặng, góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Đó chính là nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.

- Cách sử dụng từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người.

Câu 2. Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

- Cốt truyện: Không có cốt truyện, toàn bộ câu chuyện kể về tâm trạng của Liên và An về cuộc sống và con người ở một phố huyện nghèo, sự háo hức khi chờ đợi chuyến tàu đêm.

- Nhân vật: Nhân vật của tâm trạng, xuất hiện theo mạch kể thời gian với những diễn biến nội tâm tinh tế.

- Lời kể: Giàu chất thơ nhằm thể hiện những diễn biến tâm trạng tinh tế, sâu sắc.

Cập nhật: 27/11/2021

Câu 1: Trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1

 Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?


Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức [ cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ]. Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể. Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại.

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành phân các tác phẩm văn học thành ba loại lớn: trữ tình [lấy cảm xúc, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu]; tự sự [dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện khắc họa tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh về đời sống] và kịch [thông qua lời thoại, hành động của các nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội. Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,… Loại tự sự có các thể: truyện, kí,… Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch và hài kịch,… Bên cạnh đó, còn có các thể loại khác như nghị luận.


Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1, soạn câu 1 trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1, trả lời câu 1 trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1, một sô thể loại văn học: thơ, truyện

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Loại và thể trong văn học

- Loại là phương thức tồn tại chung, thể hiện thực hóa của loại

Quảng cáo

- Tác phẩm văn học: trữ tình, tự sự, kịch

    + Trữ tình: thơ ca, khúc ngâm…

    + Tự sự: truyện, kí…

    + Kịch: chính kịch, bi kịch, hài kịch…

- Ngoài ra còn có nghị luận

Câu 2:

Đặc trưng của thơ

- Đặc điểm về loại thơ: thơ có vần, điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người

- Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng

- Thơ phân loại theo cách tổ chức có luật thơ, thơ tự do, thơ văn xuôi

Quảng cáo

- Những yêu cầu chính khi đọc - hiểu một bài thơ gồm:

    + Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác

    + Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ

    + Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ

    + Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất

Câu 3: Đặc trưng của truyện:

- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó

- Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian

- Ngôn ngữ truyện có kể chuyện, lời nhân vật…

Quảng cáo

- Thể loại: sáng tác dân gian [ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích..], truyện trung đại, truyện hiện đại [truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ…]

* Yêu cầu khi đọc - hiểu truyện:

- Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu tư tưởng, chủ đề của tác phẩm

- Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính

- Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện

Bài 1 [trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ

    + Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình

    + Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên

    + Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc

    + Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư

- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự

- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng

⇒ Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm

Bài 2 [trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc

- Truyện không có cốt truyện, chỉ là tâm trạng của Liên và An đợi tàu đi qua

- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ hồ, mong manh bằng lối viết tinh tế, sâu sắc

- Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản nhấn mạnh khung cảnh nghèo nàn, hiu hắt của phố huyện nghèo

- Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ, ẩn sâu sau những hình ảnh và ngôn từ là tâm hồn nhân hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi chuyển động trong tâm trạng con người và trạng vật

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề