Nếu thiếu hoocmôn tirôxin cơ thể sẽ bị bệnh nào sau đây

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Cơ thể bị thiếu hormon tuyến giáp hay còn gọi là suy giáp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Khi bà mẹ mang thai bị thiếu hụt hormon tuyến giáp còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Tuyến giáp là bộ phận nằm ở vị trí giữa cổ, có vai trò sản sinh ra loại hormon quan trọng đối với sự phát triển bình thường của cơ thể, giúp điều khiển thân nhiệt, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng và duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể.

Sự thiếu hormon tuyến giáp chính là biểu hiện của bệnh suy giáp, khi cơ thể không đủ hormon tuyến giáp để cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ tuyến giáp phình to hoặc không.

Trường hợp người bệnh bị suy giáp tiên phát thì nguyên nhân là do căn nguyên miễn dịch, vừa trải qua phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị bằng iốt phóng xạ, thiếu hụt iot nặng hoặc do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp điều trị các bệnh lý mà cơ thể mắc phải.

Nếu như bị suy giáp thứ phát thì có thể là do bị suy thùy trước tuyến yên. Tuy nhiên, trường hợp này thường hiếm gặp.

Suy giáp hay thiếu hormon tuyến giáp thường phổ biến ở nữ giới, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc khiến cho não bộ của trẻ sơ sinh bị suy yếu.

Người bệnh bị thiếu hormon tuyến giáp thường thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên.
  • Thường xuyên bị nhức đầu, chóng mặt, đãng trí.
  • Có biểu hiện trầm cảm.
  • Da và tóc bị khô.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Tay chân lạnh, cảm thấy vô cùng lạnh trong mùa đông và nóng quá mức trong mùa hè...

Nếu thiếu hoocmôn tirôxin cơ thể sẽ bị bệnh nào sau đây

Người thiếu hormone tuyến giáp có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Hormon tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người, chính vì thế, nếu như cơ thể bị thiếu hormon tuyến giáp trong thời gian dài và không được điều trị đúng phương pháp thì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

Cơ thể bị thiếu hormon tuyến giáp sẽ kích thích cho bộ phận này phải làm việc liên tục để sản xuất ra nhiều hormon hơn, việc này sẽ làm cho tuyến giáp bị tăng kích thước và gây ra bệnh bướu cổ. Mặc dù không gây nhiều khó chịu nhưng bướu cổ lớn sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai nuốt thức ăn và hô hấp của người bệnh.

Ít ai có thể ngờ rằng, cơ thể thiếu hormon tuyến giáp sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh tim. Sở dĩ dẫn đến tình trạng này là do hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là các cholesterol xấu sẽ có cơ hội tăng cao khi tuyến giáp hoạt động kém và làm giảm khả năng co bóp của tim, thiếu hormon tuyến giáp cũng có thể dẫn đến giãn buồng tim và suy tim.

  • Gặp các vấn đề về tâm thần:

Người bị thiếu hormon tuyến giáp trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

  • Bệnh thần kinh ngoại biên:

Thiếu hormon tuyến giáp trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên của người bệnh, biểu hiện của biến chứng này bao gồm tê, đau, ngứa ran ở vùng bị ảnh hưởng bởi các tổn thương thần kinh. Đặc biệt, nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát vận động cơ ở người bệnh.

Là kết quả của tình trạng suy giáp kéo dài. Khi có biến chứng này, người bệnh sẽ có dấu hiệu buồn nôn, hôn mê sâu, mất tri giác... cần được điều trị khẩn cấp.

Một trong những biến chứng nguy hiểm mà sự thiếu hormon tuyến giáp có thể gây ra chính là vô sinh, bởi nồng độ hormone tuyến giáp có thể cản trở sự rụng trứng và làm suy yếu khả năng sinh sản. Trong trường hợp này, phương án điều trị suy giáp bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp có thể sẽ không hoàn toàn phục hồi được khả năng sinh sản mà phải cần đến các biện pháp can thiệp khác.

Xảy ra trong trường hợp mẹ mang bầu bị thiếu hormon tuyến giáp, đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn đứa trẻ khác, đặc biệt là dễ bị các vấn đề về trí não và sự phát triển.

Nếu thiếu hoocmôn tirôxin cơ thể sẽ bị bệnh nào sau đây

Không nên sử dụng thực phẩm từ đậu nành

Nếu bị thiếu hormon tuyến giáp, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì người bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:

  • Không nên sử dụng thực phẩm từ đậu nành: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu lượng estrogen (nội tiết tố nữ) trong cơ thể cao sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin;
  • Những người bị thiếu hormon tuyến giáp do thiếu iot thì không nên ăn bắp cải, súp lơ, củ cải... bởi chúng có thể ngăn chặn việc hấp thu iot của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống;
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ làm giảm lượng hormon sản sinh bởi tuyến giáp;
  • Đặc biệt, những người bị thiếu hormon tuyến giáp cũng không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, thức uống có chứa cafein và tuyệt đối kiêng rượu bia vì chúng không chỉ có tác hại nghiêm trọng đối với tuyến giáp mà còn làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp và khả năng tận dụng hormon của cơ thể.

Thay vì những thực phẩm không nên sử dụng thì người bị thiếu hormon tuyến giáp có thể bổ sung những thực phẩm giàu iot để cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp. Nước trái cây tươi hay những gia vị cần thiết như gừng, tiêu, quế, ớt cũng rất tốt cho người bị thiếu hormon tuyến giáp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Đáp án D


Ở người tiroxin có vai trò:


- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ thần kinh và hệ sinh dục.


- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bằng cách tăng cường chuyển hóa cơ bản.


Khi trẻ em bị thiếu tiroxin thì sẽ giảm chuyển hóa cơ bản nên trẻ chậm hoặc ngừng lớn, hệ thần kinh phát triển không tốt, trí tuệ kém

Đáp án D

Ở người tiroxin có vai trò:

- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ thần kinh và hệ sinh dục.

- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bằng cách tăng cường chuyển hóa cơ bản.

Khi trẻ em bị thiếu tiroxin thì sẽ giảm chuyển hóa cơ bản nên trẻ chậm hoặc ngừng lớn, hệ thần kinh phát triển không tốt, trí tuệ kém

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án:Câu 1: Thiếu hoocmon tiroxin gây ra bệnh:

+Ở tẻ em: nếu thiếu tirôxin sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường và do đó có thể gây ra bệnh đần độn.
+Ở người lớn:trí nhớ kem,bệnh bướu cổ do thiếu  i-ốt

nguyên nhân:tuyến giáp hđ yếu do thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày,hoocmon tiroxin ko tiết ra ,sự trao đổi chất giảm ,tuyến yên sẽ  tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến =>gây ra các bệnh trên

Biện pháp:bổ sung muối  i-ốt vào khẩu phần ăn hàng ngày

Giải thích các bước giải:

Câu 2.

Các nguy cơ của có thai sớm, ngoài ý muốn ở lứa tuổi vị thành niên:

 -Dễ sẩy thai hoặc đẻ non.

- Con khi đẻ ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ nhiễm bệnh.

- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con

-Con dễ bị dị tật

Nêu nguyên tắc tránh thai:

+Tránh cho trứng chín và rụng(sd thuốc tránh thai)

+Tránh ko để tinh trùng gặp trứng(dùng bao )cao su

+Chống sự làm tổ của trứng khi đã  thụ tinh(đặt vòng tránh thai)

Câu 3.

            -Ở lứa tuổi vị thành niên không nên có thai hoặc nạo phá thai vì cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nếu nạo phá thai dễ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con gây vô sinh sau này.

       Các phương tiện sử dụng để tránh thai:

+Bao cao su

+Màng ngăn âm đạo

+Đặt vòng tránh thai ở tử cung