Mua bao nhiêu tiền được xuất hóa đơn đỏ năm 2024

Vấn đề bán hàng hóa dưới 200 nghìn có cần xuất hóa đơn không vẫn khiến không ít người băn khoăn. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ về quy định này.

Bán hàng dưới 200 nghìn có cần xuất hóa đơn không?

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải xuất hóa đơn để giao cho người mua mà không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, bán hàng dưới 200.000 đồng vẫn phải xuất hóa đơn.

Căn cứ khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Đồng thời, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); […]

Như vậy, từ ngày 01/7/2022, mọi trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đều phải lập hóa đơn điện tử chỉ trừ trường hợp: Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

Sở dĩ, có thắc mắc đối với vấn đề này là do, trước đây, tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC có quy định, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Tức là, bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng không cần xuất hóa đơn chỉ phải xuất hóa đơn khi có yêu cầu. Còn theo quy định hiện hành, mọi trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hóa đơn, không phân biệt tổng giá thanh toán là bao nhiêu.

Mua bao nhiêu tiền được xuất hóa đơn đỏ năm 2024
Dưới 200 nghìn có cần xuất hóa đơn không? (Ảnh minh họa)

Người mua không lấy hóa đơn, người bán vẫn phải xuất?

Căn cứ quy định nêu trên, kể cả trường hợp người mua không lấy hóa đơn, người bán vẫn phải xuất hóa đơn theo đúng quy định.

Trường hợp không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng) nếu bị cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì:

Mức phạt

Trường hợp áp dụng

Mức 1

Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận

- Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế nhưng có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Xem chi tiết: Tình tiết giảm nhẹ khi trốn thuế.

Mức 2

Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Mức 3

Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 01 tình tiết tăng nặng

Mức 4

Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 02 tình tiết tăng nặng

Mức 5

Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 03 tình tiết tăng nặng

Lưu ý: Ngoài các mức phạt trên, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách Nhà nước.

Hóa đơn đỏ là loại hóa đơn được người bán hàng/cung cấp dịch vụ gửi lại cho bạn ngay khi hoàn thành giao dịch mua bán. Tuy nhiên, rất ít người thực sự hiểu được rõ về hóa đơn đỏ và cũng như ý nghĩa của nó.

Nếu bạn đang có nhiều mối quan tâm về loại hóa đơn này như hóa đơn đỏ là gì? Hóa đơn đỏ dùng để làm gì? Toàn bộ những vấn đề về hóa đơn đỏ sẽ được MITASP chia sẻ rõ ràng trong bài viết dưới đây.

Mua bao nhiêu tiền được xuất hóa đơn đỏ năm 2024
Bạn đã thực sự nắm rõ hóa đơn đỏ là gì chưa?

Trước hết, cùng nắm rõ khái niệm đã nào.

Hiểu một cách đơn giản, hóa đơn đỏ có tên như vậy chỉ bởi chúng có màu đỏ (hoặc màu hồng đỏ).

Và định nghĩa theo chuẩn thì: Hóa đơn đỏ là một chứng từ chứng minh cho việc giao dịch mua bán hàng hóa của đôi bên. Từ xác định số thuế phải nộp vào ngân sách.

Và chi tiết hơn nữa:

Hóa đơn đỏ (tiếng Anh là Red Invoice) là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ cung cấp của người bán tới người mua. Nội dung trên hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ) và giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Khi nói về hóa đơn đỏ, người ta sẽ ngầm hiểu đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) liên 2 giao lại cho khách để khẳng định là đã mua hàng.

Và điều này đúng khi trên thế giới khi “Red invoice” là tên gọi sử dụng cho hóa đơn Thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt Nam.

Tuy nhiên, hóa đơn đỏ cũng không hoàn toàn là hóa đơn VAT, bởi còn khá nhiều người vẫn gọi hóa đơn bán hàng trực tiếp là hóa đơn đỏ (loại hóa đơn này cũng có màu đỏ).

Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?

Như đã đề cập ở đầu bài viết, hóa đơn đỏ được sử dụng hàng ngày, hàng giờ mỗi khi một bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho một bên mua.

Hóa đơn đỏ được dùng để làm căn cứ xác định số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước (nếu hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng).

Thường thì với tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên, bên bán sẽ phải xuất hóa đơn đỏ. Việc người mua (người tiêu thụ sản phẩm) lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng sẽ góp phần giúp Nhà nước giám sát bên bán có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hay không.

Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định rõ các mức phạt đối với các trường hợp người bán không lập hóa đơn hoặc có lập hóa đơn nhưng không giao cho khách, mức phạt nhẹ nhất là 4 triệu và nặng nhất lên tới 20 triệu đồng.

Về việc xuất hóa đơn đỏ

Xuất hóa đơn đỏ khi nào?

Theo quy định trong Thông tư 39/2014/TT-BTC, bên bán phải xuất hóa đơn khi bán hàng hóa và dịch vụ (tính cả các hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, mẫu, hàng để biếu tặng, trả thay lương hay trao đổi, tiêu dùng nội bộ…), xuất hàng dưới các hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả.

Mua bao nhiêu tiền được xuất hóa đơn đỏ năm 2024

Nếu hàng hóa bán dưới 200.000 đồng sẽ không phải xuất hóa đơn. Và hóa đơn trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (thuế giá trị gia tăng) để người bán thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

Khi một doanh nghiệp có phát sinh giao dịch bán hàng cần phải đặt in hóa đơn đỏ theo quy định của Nhà nước.

Việc đặt in hóa đơn sẽ do Chi cục thuế quản lý, sau khi được cho phép, doanh nghiệp sẽ liên hệ các cơ sở đặt in đã được cấp phép hoạt động bởi Sở Kế hoạch và đầu tư, không nên đặt in hóa đơn bừa bãi bởi hiện nay tình trạng làm giả hóa đơn là vô cùng nhiều.

Thông tin của bên bán sẽ được thể hiện rõ trên hóa đơn đỏ, bao gồm: Tên doanh nghiệp, logo, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại và số fax…

Trong trường hợp hóa đơn đỏ là hóa đơn GTGT thì sẽ được lập thành 3 liên (trắng, đỏ, xanh).

Quy định về xuất hóa đơn đỏ

Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý:

– Người viết phải kẹp 3 liên viết cùng lúc, nội dung trên các liên phải đồng nhất, không được viết tách riêng từng liên.

– Điền đầy đủ thông tin về người mua hàng một cách chính xác.

– Nội dung thể hiện trên hóa đơn không được tẩy sửa, xóa và cùng một loại mực.

– Nội dung viết liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.

– Số hóa đơn lập phải liên tục, từ số nhỏ tới lớn.

– Ngày/tháng/năm ghi trên trên hóa đơn vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên mua.

– Hình thức thanh toán có thể là chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.

Ví dụ về nội dung thể hiện trên hóa đơn đỏ như trong ảnh sau:

Mua bao nhiêu tiền được xuất hóa đơn đỏ năm 2024
Nội dung thể hiện trên hóa đơn đỏ phải đầy đủ như này

Để có thể làm thanh toán tại đơn vị, người mua hàng cần phải có hóa đơn đỏ mang về.

Các giá trị hàng hóa trên hóa đơn đỏ bao gồm giá trị hàng chưa tính thuế, phần thuế suất và tiền thuế GTGT được khấu trừ.

Căn cứ vào hóa đơn đỏ, kế toán có thể hạch toán sổ sách và theo dõi giá trị hàng hóa, công nợ, tiền thuế GTGT được khẩu trừ hay đóng cho nhà nước.

Mua hóa đơn đỏ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp hóa đơn đỏ, các bạn cần phải phân biệt được đâu là hóa đơn giá trị gia tăng và đâu là hóa đơn thông thường cũng như tính hợp lệ của nó.

Mua hóa đơn đỏ ở đâu?

Mua hóa đơn đỏ cho hộ kinh doanh hàng tạp hóa

Với những hộ kinh doanh hàng tạp hóa có thể sử dụng một trong 2 loại hóa đơn bao gồm:

– Hóa đơn bán hàng trực tiếp không có VAT: Xin cấp hóa đơn theo cuốn của Cơ quan thuế để quản lý sử dụng và xuất chủ động cho khách hàng.

– Hóa đơn bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi có nhu cầu thì làm thủ tục với Cơ quan thuế.

Với các trường hợp này, bạn có thể tham khảo bài viết về hóa đơn trực tiếp của EasyInvoice tại phần Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp để biết rõ hơn.

Tổ chức, doanh nghiệp mua hóa đơn đỏ thuế giá trị gia tăng

Ở Hà Nội, TPHCM thì mua hóa đơn đỏ ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị bán hóa đơn đỏ với đầy đủ giá cả, đặc biệt là thị trường chợ đen, nơi mua hóa đơn dễ nhất.

Tuy nhiên, MITASP khuyến cáo các bạn nên mua hóa đơn đỏ trực tiếp tại Chi cục thuế – Nơi công ty, tổ chức của bạn đặt trụ sở, chỉ tốn chút thời gian thôi nhưng đảm bảo về mặt pháp lý, tẩy chay việc sử dụng hóa đơn giả và làm giả hóa đơn.

Các giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị trước khi lên Chi cục thuế mua hóa đơn đỏ (lần đầu) bao gồm:

– Giấy giới thiệu của công ty

– Giấy đăng ký kinh doanh

– Giấy đăng ký MST

– Chứng minh nhân dân

– Đơn xin mua hóa đơn

– Mộc vuông (Rất quan trọng + Nhớ mang đi)

Và nếu doanh nghiệp từng mua hóa đơn rồi thì những thứ bạn cần mang sẽ là:

+ Cuốn đăng ký mua hóa đơn

+ Giấy giới thiệu

+ Chứng minh nhân dân

+ Mộc vuông.

Xử phạt khi làm mất hóa đơn đỏ

Có rất nhiều bạn thắc mắc sẽ phạt bao nhiêu tiền khi làm mất, cháy hay hư hỏng hóa đơn đỏ nên MITASP sẽ tổng hợp luôn tại đây nhé!

Mua bao nhiêu tiền được xuất hóa đơn đỏ năm 2024
Mất hóa đơn đỏ phải làm sao? Sẽ bị xử phạt thế nào?

1. Trường hợp làm mất hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế

Cái này là mất hóa đơn bán hàng trực tiếp (hóa đơn thông thường) đó các bạn.

Trong trường hợp này, sẽ căn cứ vào các mốc thời hạn báo cáo với Cơ quan thuế để xử phạt riêng, cụ thể:

– Trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra sự việc: Không bị xử phạt

– Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu không có thì phạt ở mức khung tối thiểu (6 triệu).

– Sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 8 triệu đồng.

2. Trường hợp mất hóa đơn GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành

Tương tự hóa đơn bán hàng, nếu mất hóa đơn GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng căn cứ vào thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:

– Trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra sự việc: Không bị xử phạt

– Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu không có thì phạt ở mức khung tối thiểu (6 triệu).

– Sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 18 triệu đồng.

3. Mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành

Không xử phạt trong các trường hợp

  • Hóa đơn mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
  • Làm mất liên 2 (liên giao cho khách mua) khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng tìm lại được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo trong các trường hợp:

  • Làm mất các liên hóa lập sai và đã xóa bỏ (đã xuất hóa đơn khác thay thế)
  • Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ.
  • Người bán làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ).

Phạt tiền trong các trường hợp:

  • Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên 2 giao cho khách hàng) nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa thì bị phạt từ 4 triệu đến 8 triệu.

Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

  • Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên nội bộ 1-3) trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu theo luật kế toán.
  • Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.

4. Làm mất hóa đơn đầu vào

Trường hợp này là xử phạt bên người mua đó các bạn.

Các trường hợp không bị xử phạt:

  • Bị mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
  • Tìm lại được hóa đơn mất trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo các trường hợp sau:

  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn (liên 2 giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách: Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn (liên giao cho khách), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
  • Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.

Như vậy, trên đây MITASP đã tổng hợp toàn bộ những thông tin cần thiết và quan trọng về hóa đơn đỏ..

Nếu bạn bạn còn điều gì chưa hiểu hay cần giải đáp thì cứ để lại bình luận. MITASP sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và tiếp nhận góp ý từ các bạn.

Mua hóa đơn đỏ giá bao nhiêu?

Cụ thể, giá mua hóa đơn dưới 5 triệu chỉ khoảng 60.000- 150.000 đồng/tờ. Với giá trị cao hơn, chi phí được tính theo tỷ lệ phần trăm. Theo đó, hóa đơn trị giá từ 5-15 triệu, chi phí là 4%, giá trị càng cao thì phí xuất khống càng rẻ.

Xuất hóa đơn đỏ là như thế nào?

Là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế. Hóa đơn đỏ do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế GTGT.

Xuất hóa đơn đỏ trong bao lâu?

(1) Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước.

Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng (VAT invoice) là một tài liệu chứng từ chứng nhận việc giao dịch mua bán hoặc cung cấp dịch vụ. Nó chứa thông tin về số tiền thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT) phải nộp cho cơ quan thuế.