Một xilanh đặt thẳng đứng, bịt kín hai đầu, được chia làm hai phần bởi một pittông nặng cách nhiệt

Một xilanh có pit-tông cách nhiệt đặt nằm ngang. Pit-tông ở vị trí chia xilanh thành hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi phần là 30 cm. Mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 17°C và áp suất 2 atm. Muốn pit-tông dịch chuyển 2 cm thì phải đun nóng khí ở một phần lên thêm bao nhiêu độ ? Áp suất của khí khi pit-tông đã dịch chuyển là bao nhiêu ?. Bài 31.12* trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10 – Bài 31: Phương Trình Trạng Thái Của Khí Lí Tường

Một xilanh có pit-tông cách nhiệt đặt nằm ngang. Pit-tông ở vị trí chia xilanh thành hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi phần là 30 cm. Mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 17°C và áp suất 2 atm. Muốn pit-tông dịch chuyển 2 cm thì phải đun nóng khí ở một phần lên thêm bao nhiêu độ ? Áp suất của khí khi pit-tông đã dịch chuyển là bao nhiêu ?

Một xilanh đặt thẳng đứng, bịt kín hai đầu, được chia làm hai phần bởi một pittông nặng cách nhiệt

Đối với phần khí bị nung nóng:

+ Trạng thái đầu: p1; V1 = lS; T1 (1)

+ Trạng thái cuối: p2; V2 = (l + Δl)S; T2 (2)

Đối với phần khí không bị nung nóng:

+ Trạng thái đầu: p1; V1 = lS; T1 (1)

+ Trạng thái cuối: p’2; V’2 = (l – Δl)S; T’2 = T1 (2)

Ta có:  \({{{p_1}{V_1}} \over {{T_1}}} = {{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}} = {{{{p’}_2}{{V’}_2}} \over {{T_1}}}\)

Vì pit-tông ở trạng thái cân bằng nên p’2 = p2. Do đó

Quảng cáo

\({{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}} = {{{p_2}{{V’}_2}} \over {{T_1}}} = > {{{p_2}\left( {l + \Delta l} \right)S} \over {{T_2}}} = {{{p_2}\left( {l – \Delta l} \right)S} \over {{T_1}}}\)

=>  \({T_2} = {{l + \Delta l} \over {l – \Delta l}}{T_1}\)

Vậy phải đun nóng khí ở một bên lên thêm ΔT độ:

\(\Delta T = {T_2} – {T_1} = {{l + \Delta l} \over {l – \Delta l}}{T_1} – {T_1} = {{2\Delta l} \over {l – \Delta l}}{T_1} = {{2.0,02} \over {0,3 – 0,02}}.290 = 41,4K\)

Vì \({{{p_1}{V_1}} \over {{T_1}}} = {{{p_2}{V_2}} \over {{T_2}}}\) nên:

\({p_2} = {{{p_1}{V_1}{T_2}} \over {{T_1}{V_2}}} = {{{p_1}lS\left( {{T_1} + \Delta T} \right)} \over {{T_1}\left( {l + \Delta l} \right)S}} = {{{p_1}l\left( {{T_1} + \Delta T} \right)} \over {{T_1}\left( {l + \Delta l} \right)}}\)

Thay số vào ta được:

\({p_2} = {{2.0,3.\left( {290 + 41} \right)} \over {290\left( {0,3 + 0,02} \right)}} \approx 2,14(atm)\)

Bài 3199

Bình chọn tăng 0

Bình chọn giảm

Quan tâm

0

Đưa vào sổ tay

Một xilanh đặt thẳng đứng, bịt kín hai đầu, được chia làm hai phần bởi một pittông nặng cách nhiệt
Một pittông không ma sát trong một xilanh kín thẳng đứng ngăn cách hai khối lượng bằng nhau của cùng một chất khí lí tưởng như hình vẽ. Khi nhiệt độ xilanh là T thì tỉ số thể tích của hai khối khí là $\frac{V_1}{V_2} =n>1$. Tính tỉ số này khi nhiệt độ xilanh có giá trị $T'>T$. Bỏ qua sự dãn nở nhiệt của pittông và xilanh.

Phương trình trạng thái...

Sửa 11-09-12 11:40 AM

Chu Đức Anh
800 1 2 11

Đăng bài 27-08-12 09:19 AM

Đức Vỹ
103 1 1 8

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

1 Đáp án

Thời gian Bình chọn

Bình chọn tăng 0

Bình chọn giảm

Vì lượng khí ở trên và ở dưới pittông có cùng khối lượng và cùng là một chất khí nên lượng khí ở dưới pittông là một trạng thái khác của khí ở trên pittông.
Ở nhiệt độ T, ta có : $p_1V_1=p_2V_2$
trong đó $p_1$ là áp suất khí ở trên pittông, $p_2$ là áp suất khí ở dưới pittông (hay áp suất khí ở trên pittông khi chiếm thể tích $V_2$.) Từ đó suy ra :
$\frac{p_2}{p_1}=\frac{V_1}{V_2} =n (1) $
Mặt khác, sự chênh lệch giữa $p_1$ và $p_2$ phải bằng trọng lượng $mg$ của pittông chia cho diện tích tiết diện S của pittông khi pittông cân bằng :
$p_2-p_1=\frac{mg}{S} (2)$
Lưu ý do $n>1$ nên $p_2>p_1$
Từ $(1)$ suy ra : $\frac{p_2-p_1}{p_1}=n-1 $
Kết hợp với $(2)$ ta có : $\frac{mg}{Sp_1}=n-1 (3) $
Tương tự, ở nhiệt độ $T'$ ta có : $\frac{mg}{Sp'_1}=n'-1 (4) $
trong đó $n'=\frac{V'_1}{V'_2} $ là tỉ số thể tích ở nhiệt độ $T', p'_1$ là áp suất khí ở trên pittông ở nhiệt $T'$.
Từ $(3)$ và $(4)$ suy ra : $\frac{n'-1}{n-1}=\frac{p_1}{p'_1} =(\frac{T}{T'} )(\frac{V'_1}{V_1} ) (5)$
do $V_1=nV_2=n(V-V_1)$ ($V$ là thể tích xilanh) nên : $V_1=\frac{n}{n+1} V$
Tương tự : $V'_1=\frac{n'}{n'+1}V $
Thay các kết quả này vào $(5)$, ta có : $\frac{n'-1}{n-1}=\frac{T}{T'}\frac{n'}{n}.\frac{n+1}{n'+1} $
Từ đó : $n'=\frac{1}{2} [\frac{T}{T'}(n-\frac{1}{n} ) ]+\sqrt{[\frac{T}{T'}(n-\frac{1}{n} ) ]^2+4} $

Sửa 11-09-12 11:40 AM

Chu Đức Anh
800 1 2 11

6K 155K 12K

1

52% được chấp nhận

Đăng bài 27-08-12 09:20 AM

Đức Vỹ
103 1 1 8

137K 747K

0% được chấp nhận

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

0

phiếu

1đáp án

3K lượt xem

Một cái bơm mỗi lần bơm được $4$ lít không khí ở nhiệt độ $27^0C$ và áp suất $10^5 Pa$ vào một bình thép có thể tích $1 m^3$. Sau khi bơm, không khí trong bình có nhiệt độ $37^0C$ và áp suất $1,5.10^5 Pa$. Tính số lần bơm.

Phương trình trạng thái...

Đăng bài 23-08-12 05:36 PM

vantrungub
166 2

0

phiếu

1đáp án

8K lượt xem

Một xilanh đặt thẳng đứng, bịt kín hai đầu, được chia làm hai phần bởi một pittông nặng cách nhiệt
Một áp kế khí gồm một bình cầu thủy tinh gắn với một ống thủy tinh nhỏ nằm ngang tiết diện đều $S = 0,1 cm^2$, trong ống có một giọt thủy ngân như (hình vẽ). Ở $0^o$C giọt thủy ngân cách A $20$ cm. Khi nung nóng bình cầu lên $5^0$C, giọt thủy ngân cách A $50$ cm. Bỏ qua sự dãn nở của bình cầu, tìm thể tích V của bình cầu.

Phương trình trạng thái...

Đăng bài 23-08-12 05:23 PM

vantrungub
166 2

0

phiếu

1đáp án

1K lượt xem

Khối lượng riêng của một chất khí trong bình ở $17^o$C lớn hơn khối lượng riêng của khí đó ở $37^o$C bao nhiêu lần biết rằng áp suất của khí trong hai trường hợp bằng nhau.

Phương trình trạng thái...

Đăng bài 23-08-12 05:18 PM

vantrungub
166 2

0

phiếu

1đáp án

36K lượt xem

Một xilanh kín được chia làm hai phần bằng nhau bởi một xilanh cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài $l_0=30cm$, chứa một lượng khí giống nhau ở $27^0C$ như hình vẽ. Nung nóng một phần thêm $10^0C$ và làm lạnh phần kia đi $10^0C$. Hỏi pittông dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu ?

Phương trình trạng thái...

Đăng bài 21-08-12 02:50 PM

Tiểu Bắc
1K 8 6

0

phiếu

1đáp án

15K lượt xem

Một bình chứa chất khí nén ở nhiệt độ $27^0C$ và áp suất $40 atm$. Nhiệt độ khí giảm xuống tới $12^0C$ và một nửa khối lượng khí thoát ra khỏi bình, áp suất khí lúc này bằng bao nhiêu?

Phương trình trạng thái...

Đăng bài 11-08-12 10:15 AM

zun.kenny
206 2

Thẻ

Phương trình trạng thái... ×38

Lượt xem

4533

Lý thuyết liên quan

Chất khí - Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Định luật Gay Luy-xác