Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền

Thứ ba, Ngày 17/04/2018, 06:06

Màu chữ Cỡ chữ

Sinh thời, Bác Hồ có nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức.

Sinh thời, Bác Hồ có nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân. Trong cuốn sách "Tư tưởng Bác Hồ soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta”,  Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Bác Hồ thường nhắc đến một phương pháp giáo dục quan trọng là sức mạnh của sự nêu gương. Bác luôn luôn nêu gương trước cho mọi người noi theo”.

            Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc công tác xây dựng Đảng. Người thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài; có đạo đức trước, có tài năng sau. Đạo đức của người cán bộ, đảng viên thể hiện ở phẩm chất, tư cách: suốt đời phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; có đời tư trong sáng; là tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi theo. Cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao, càng phải sống thanh bạch, giản dị và nêu gương tốt trước hết. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng. Học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình  trước nỗi khổ của con người, của đồng loại, của nhân dân, nhất là những người khổ, người nghèo, người bất hạnh; biết đồng cảm, sẻ chia những nỗi đau của từng cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.

           Thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục đề cao phương pháp nêu gương, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, các đảng bộ, chi bộ. Cụ thể là nói đi đôi với làm, nói được thì phải làm được; cán bộ cấp trên gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao trước cán bộ cấp dưới; kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng; kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng viên không dám nói, không dám hành động, hoặc “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”, “nói một đường làm một nẻo”, thậm chí chỉ thụ động, ngồi chờ, ỷ lại, sợ trách nhiệm. Những biểu hiện đó hoàn toàn trái với tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho phương pháp “nêu gương” mất ý nghĩa, tác dụng trong giáo dục đạo đức, lối sống ngay trong nội bộ tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội… Phương pháp “nêu gương” đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên ở bất kỳ vị trí công tác nào cũng phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình. Bởi vì, quần chúng nhân dân luôn chú ý tới lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên để xem có nên noi theo hay không noi theo. Và cũng qua đó, họ biết rất rõ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên ở cơ sở, có những ưu điểm, nhược điểm gì, và đã sửa chữa nhược điểm, phát huy ưu điểm đến đâu. Cán bộ, đảng viên càng giữ vị trí cao, vị trí quan trọng, nhất là người đứng đầu, càng phải hết sức nêu gương tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức, lối sống ở mọi lúc, mọi nơi./.

Văn Anh

Sinh thời, Bác Hồ có nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức.

Sinh thời, Bác Hồ có nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân. Trong cuốn sách "Tư tưởng Bác Hồ soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta”,  Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Bác Hồ thường nhắc đến một phương pháp giáo dục quan trọng là sức mạnh của sự nêu gương. Bác luôn luôn nêu gương trước cho mọi người noi theo”.

            Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc công tác xây dựng Đảng. Người thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài; có đạo đức trước, có tài năng sau. Đạo đức của người cán bộ, đảng viên thể hiện ở phẩm chất, tư cách: suốt đời phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; có đời tư trong sáng; là tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi theo. Cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao, càng phải sống thanh bạch, giản dị và nêu gương tốt trước hết. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng. Học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình  trước nỗi khổ của con người, của đồng loại, của nhân dân, nhất là những người khổ, người nghèo, người bất hạnh; biết đồng cảm, sẻ chia những nỗi đau của từng cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.

           Thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục đề cao phương pháp nêu gương, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, các đảng bộ, chi bộ. Cụ thể là nói đi đôi với làm, nói được thì phải làm được; cán bộ cấp trên gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao trước cán bộ cấp dưới; kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng; kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng viên không dám nói, không dám hành động, hoặc “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”, “nói một đường làm một nẻo”, thậm chí chỉ thụ động, ngồi chờ, ỷ lại, sợ trách nhiệm. Những biểu hiện đó hoàn toàn trái với tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho phương pháp “nêu gương” mất ý nghĩa, tác dụng trong giáo dục đạo đức, lối sống ngay trong nội bộ tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội… Phương pháp “nêu gương” đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên ở bất kỳ vị trí công tác nào cũng phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình. Bởi vì, quần chúng nhân dân luôn chú ý tới lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên để xem có nên noi theo hay không noi theo. Và cũng qua đó, họ biết rất rõ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên ở cơ sở, có những ưu điểm, nhược điểm gì, và đã sửa chữa nhược điểm, phát huy ưu điểm đến đâu. Cán bộ, đảng viên càng giữ vị trí cao, vị trí quan trọng, nhất là người đứng đầu, càng phải hết sức nêu gương tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức, lối sống ở mọi lúc, mọi nơi./.

Văn Anh

Lượt xem: 77 Bản in Quay lại

Video liên quan

Chủ Đề