Mẫu quyết định chỉ định đơn vị cung cấp dịch vụ

Mẫu quyết định đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Mẫu được ban hành theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Quyết định về việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP (NẾU CÓ)TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ………/QĐ-....

…, ngày... tháng... năm ...

QUYẾT ĐỊNH
Về việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

THẨM QUYỀN BAN HÀNH1

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định/Quyết định... quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ...

Căn cứ Quyết định về giao dự toán ngân sách năm ...

Căn cứ ...

Xét đề nghị của ...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước năm... cho đơn vị sự nghiệp công lập..., với các nội dung chính như sau:

1. Tên danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ...

a) Số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng.

b) Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

c) Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành.

d) Đơn giá, giá đặt hàng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

đ) Dự toán kinh phí đặt hàng, trong đó chi tiết theo các nguồn sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng (theo giá tính đủ chi phí) hoặc kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp giá chưa tính đủ chi phí).

- Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.

- Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.

- Nguồn khác (nếu có).

e) Phương thức thanh toán, quyết toán;

g) Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm;

h) Quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;

i) Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đặt hàng;

k) Ngoài ra, có thể bổ sung một số nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

* Ngoài các nội dung đặt hàng nêu trên, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có thể bổ sung một số nội dung khác về đặt hàng để phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo nội dung đặt hàng theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).

2. Tên danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ... (nội dung như khoản 1 nêu trên).

3. Tên danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ... (nội dung như khoản 1 nêu trên).

Điều 2. Căn cứ đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, Thủ trưởng đơn vị... thực hiện theo đúng nội dung đặt hàng tại Điều 1 Quyết định này, quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Thủ trưởng đơn vị ... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT,...

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

1 Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền.

Mẫu quyết định chỉ định đơn vị cung cấp dịch vụ

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục đầu tư kinh doanh trong mục biểu mẫu nhé.

Quyết định chỉ định thầu tư vấn là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bởi việc các doanh nghiệp tham gia vào các phiên đấu thầu là điều tất yếu. Khi đó, doanh nghiệp hiểu rõ các quy định này sẽ nắm bắt tốt hơn cơ hội để thu về những dự án phù hợp. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về về nội dung này.

Mẫu quyết định chỉ định đơn vị cung cấp dịch vụ

Tư vấn các vấn đề về quyết định chỉ định thầu tư vấn Gọi 1900.633.705

Quyết định chỉ định thầu tư vấn là gì?

Chỉ định thầu là một hình thức trong bảy cách để lựa chọn nhà thầu. Nội dung này được quy định trong Luật Đấu thầu 2013, do lựa chọn nhà thầu có thời gian tiến hành thực hiện ngắn và thủ tục đơn giản nên hình thức này được nhiều chủ đầu tư mong muốn áp dụng.

>>> Tổng đài tư vấn Luật xây dựng trực tuyến, liên hệ 1900.633.705

Mục đích của việc này nhằm giúp tiến độ của gói thầu/dự án được đẩy nhanh và rủi ro được giảm bớt cho chủ đầu tư như: do thủ tục lựa chọn khá đơn giản nên khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xảy ra sai sót, trong đấu thầu gần như không có kiến nghị vì chỉ có một nhà thầu tham gia, và một vài lý do khác bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Như vậy, để đưa ra những quyết định đúng đắn, nhà thầu cần tìm hiểu rõ về quyết định chỉ định thầu tư vấn.

>> Xem thêm: Trách nhiệm của tư vấn giám sát trong xây dựng như thế nào?

Mẫu quyết định chỉ định thầu tư vấn gồm những nội dung gì?

Về việc phê duyệt thì điện thầu được quyết định sẽ dựa vào mẫu quyết định chỉ định thầu, nội dung cũng sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực ngành nghề như:

– Tên gọi của thầu dự án như thế nào.

– Căn cứ pháp lý có liên quan.

– Trưởng đơn vị đề nghị.

– Tên được thì điện cầu của các cá nhân, cơ quan.

– Các cá nhân, đơn vị, cơ quan để phối hợp, báo cáo, thực hiện, viết,….

– Người đánh máy, ký hiệu nhân bản và số lượng bản phát hành

– Nếu phó giám đốc là người ký văn bản thì ghi vào trước chữ viết tắt “KT.”, ở phần bên dưới phải ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”

Nội dung của mẫu quyết định chỉ định thầu tư vấn rất đơn giản nhưng cũng yêu cầu sự chuẩn xác cao. Trong phiên đấu thầu, đây chỉ là một phần nhỏ nhưng cũng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu.

>> Luật sư tư vấn soạn thảo mẫu quyết định chỉ định thầu tư vấn, liên hệ ngay 1900.633.705

Quy trình thực hiện quyết định chỉ định thầu tư vấn

Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:

“Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường

Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

b) Hồ sơ yêu cầu được thẩm định và phê duyệt, xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

– Hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 105 trước khi phê duyệt phải được thẩm định;

– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

– Nhà thầu khi có tư cách hợp lệ được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ kinh nghiệm,năng lực thực hiện gói thầu.

Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ yêu cầu đã xác định được phát hành cho nhà thầu;

b) Nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu sẽ tiến hành chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất.

Hồ sơ đề xuất được đánh giá và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Việc thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất phải được tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu trong quá trình đánh giá sẽ mời nhà thầu đến thương thảo, sửa đổi hoặc làm rõ, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất. Điều này nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực, tiến độ, chất lượng, khối lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp gói thầu được tổ chức thực hiện;

b) Nhà thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây đầy đủ sẽ được đề nghị chỉ định thầu: có năng lực, kinh nghiệm; có hồ sơ đề xuất hợp lệ và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của; có giá đề nghị chỉ định thầu so với dự toán gói thầu được duyệt không bị vượt quá.

Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này, kết quả chỉ định thầu được trình, thẩm định; phê duyệt và công khai.

Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn luật xây dựng miễn phí

Như vậy, quy trình thủ tục quyết định chỉ định thầu tư vấn cần trải qua bốn bước hết sức đơn giản như sau:

+ Chuẩn bị các hồ sơ về nội dung chỉ định thầu rút gọn

+ Việc lựa chọn các nhà thầu được tổ chức thực hiện

+ Những đề xuất của nhà thầu được xem xét, thương thảo và tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất

+ Trình, thẩm định; kết quả chỉ định thầu được phê duyệt và công khai

Dựa vào những thông tin trên đây, nhà thầu cũng như bạn đọc có thể nắm rõ được quy trình thực hiện quyết định chỉ định thầu tư vấn, từ đó giúp việc thực hiện quy trình này được diễn ra tốt và thuận lợi hơn.

>> Hỗ trợ quy trình thực hiện quyết định chỉ định thầu tư vấn Gọi ngay 1900.633.705

Mẫu quyết định chỉ định đơn vị cung cấp dịch vụ

Mẫu quyết định chỉ định thầu tư vấn mới nhất

UBND…………………………..

SỞ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Số: ……………… ……………, ngày…tháng…năm…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt chỉ định thầu ……….……….

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều

Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ ……………………………………;

Căn cứ ……………………………………;

Xét đề nghị của ……………………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chỉ định thầu …………….……………., với các nội dung chủ yếu sau:

– Đơn vị được chỉ định thầu: …………….……………………………..

– Giá trị chỉ định thầu: …………………… (bằng chữ: ………………….).

– Phương thức thực hiện hợp đồng: ……………………………………..

– Tiến độ thực hiện: …………………………………………………………….

Điều 2. Trên cơ sở Điều 1, …………..………….. hoàn chỉnh mọi thủ tục thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng để triển khai bảo hiểm đúng tiến độ và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Trưởng các phòng Kế hoạch – Tài chính, …………..………….. và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

– Như Điều 3; (Ký và ghi rõ họ tên)

– Kho bạc Nhà nước tỉnh;

– Sở Tài chính;

– ……..……..;

– Lưu: VT, KHTC, ….…..

Quy định cụ thể chi tiết về nhà thầu trong quyết định chỉ định thầu tư vấn

Nhà thầu (hay còn gọi là nhà thầu xây dựng) là đơn vị hoặc tổ chức có đầy đủ khả năng để thực hiện xây dựng các công trình cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với nhà thầu và lúc này toàn bộ các dự án, công việc có liên quan đến công trình sẽ được họ thầu.

Sau đây là các loại văn bản pháp lý, giấy tờ và một vài yếu tố quan trọng mà bạn phải trang bị đầy đủ nếu muốn trở thành một nhà thầu chuyên nghiệp:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Chứng chỉ hành nghề liên quan;

– Đội ngũ kỹ thuật viên, kiến trúc sư, chỉ huy công trình, giám sát viên,… sở hữu các kỹ năng và kiến thức cần thiết.

– Đội ngũ công nhân, thi công xây dựng có trách nhiệm, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Chỉ khi nhà thầu đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã nêu ở trên thì khi đó mới lấy được lòng tin của các chủ đầu tư và an tâm giao cho nhà thầu đảm nhiệm việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Họ không thể đặt niềm tin giao công trình giá trị hàng nghìn tỷ đồng của mình cho những nhà thầu chưa đạt chuẩn hoặc thiếu chuyên nghiệp được. Cái nhà đầu tư cần đó là những nhà thầu có trách nhiệm cao, đi đôi với năng lực tốt, nếu trong trường hợp xảy ra bất kỳ vấn đề nào có thể đứng ra chịu trách nhiệm để tìm hướng giải quyết.

Nhà thầu cần nắm rõ được những quy định cụ thể, chi tiết về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tránh được những sai phạm không đáng có trong quá trình diễn ra gói thầu.

Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng

Tại Điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng đã được quy định như sau:

– Quy mô công trình yêu cầu phải lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, trong đó từng cá nhân, từng bộ phận đều có quy định trách nhiệm của mình đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Trong trường hợp hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình được áp dụng sẽ được phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên; thi công xây dựng công trình và tổng thầu thiết kế; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thiết bị công nghệ, thiết kế và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (trong trường hợp nếu có).

– Cung cấp vật tư thiết bị, bố trí nhân lực thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

– Mặt bằng xây dựng được tiếp nhận và quản lý, bảo quản mốc giới công trình và mốc định vị.

– Biện pháp thi công cũng được lập và phê duyệt. Trong đó các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị,máy móc và tiến độ thi công công trình được quy định rõ , trừ trường hợp có quy định khác trong hợp đồng.

– Các công tác kiểm tra, cấu kiện, thí nghiệm vật liệu, vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình được thực hiện trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của hợp đồng xây dựng yêu và cầu của thiết kế.

– Thi công xây dựng theo đúng giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; trong thi công xây dựng chất lượng công trình và an toàn phải được đảm bảo.

– Kịp thời thông báo đến chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa hồ sơ hợp đồng,thiết kế và điều kiện hiện trường.

– Đối với những công việc do mình thực hiện: cần sửa chữa khiếm khuyết, sai sót chất lượng; trong quá trình thi công xây dựng công trình: chủ trì, phối hợp khắc phục hậu quả sự cố với chủ đầu tư; lập báo cáo sự cố và phối hợp cùng các bên liên quan trong quá trình nguyên nhân của sự cố được giám định.

– Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

– Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

– Báo cáo chủ đầu tư theo yêu cầu của họ về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển thiết bị, máy móc, vật tư, và những tài sản khác của mình sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao ra khỏi công trường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Phân loại theo vai trò

– Nhà thầu chính: Là nhà thầu khi tham gia dự thầu sẽ chịu trách nhiệm chính. Họ là người đứng tên dự thầu, cũng sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp với nhà đầu tư. Nhà thầu chính có thể là một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một cá nhân, …

– Nhà thầu phụ: Là nhà thầu mà trong quá trình thực hiện các gói thầu sẽ tham gia vào đúng với các điều khoản mà họ đã ký kết hợp đồng với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ sẽ làm việc một cách trực tiếp với nhà thầu chính.

Nhà thầu chính và nhà thầu phụ dựa trên những vai trò chính của mình để hoàn thành tốt mọi hoạt động trong thời gian tham gia vào gói thầu.

>> Tìm hiểu và nắm rõ hơn về trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, liên hệ 1900.633.705

Mẫu quyết định chỉ định đơn vị cung cấp dịch vụ

Một số câu hỏi về quyết định chỉ định thầu tư vấn

Một nhà thầu cung cấp 2 dịch vụ tư vấn trong cùng một gói thầu có được không?

Anh Kiên (Hà Tĩnh) gửi câu hỏi:

Chào luật sư, tôi được giao tìm nhà thầu cho dự án bất động sản của công ty. Có một số nhà thầu đã gửi hồ sơ đến chúng tôi. Sau khi xem xét, tôi thấy có một nhà thầu mà họ cung cấp tới 2 dịch vụ tư vấn trong cùng 1 gói thầu và cả 2 dịch vụ của họ đều tốt. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể nhận gói thầu đó được không?

>> Một nhà thầu cung cấp 2 dịch vụ tư vấn trong cùng một gói thầu có được không? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Dịch vụ tư vấn bao gồm một hoặc một số hoạt động như: lập, đánh giá tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo quy hoạch; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi; lập thiết kế, khảo sát, dự toán; lập hồ sơ hồ sơ mời sơ tuyển, mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định,thẩm tra; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; chuyển giao công nghệ, kiểm toán, đào tạo; các dịch vụ tư vấn khác. (Theo khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013)

Hạn mức được chỉ định thầu trong quyết định chỉ định thầu tư vấn theo Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định là đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn, dịch vụ công không quá 500 triệu đồng. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp, mua thuốc, sản phẩm công, vật tư y tế không quá 01 tỷ đồng. Đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên không quá 100 triệu đồng .

Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.

Trường hợp này gói thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp và gói thầu tư vấn giám sát của gói thầu xây lắp đều có giá trị nằm trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu thì việc chủ đầu tư chỉ định thầu cho một đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các gói thầu này được coi là không vi phạm quy định của pháp luật đấu thầu.

Tựu chung, một nhà thầu trong một gói thầu có thể cùng lúc cung cấp hai dịch vụ tư vấn, tuy nhiên phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ mà mình đã cung cấp cho khách hàng.

Một nhà thầu trong cùng một thời điểm, có thể tham gia 2 gói thầu không?

Anh Bảo (Hà Nội) gửi câu hỏi:Chào luật sư, tôi hiện nay đang đảm nhận các gói thầu của công ty. Tôi nhận được nhiều lời mời dự thầu từ nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xem xét năng lực, tôi đã gửi hồ sơ dự thầu đến 5 dự án của 5 công ty khác nhau. Sau đó, tôi nhận được tin báo rằng tôi đã trúng thầu của 2 trong số 5 công ty đó. Nhưng 2 gói thầu đó lại diễn ra cùng 1 thời điểm. Vậy công ty tôi có thể tham gia 2 gói thầu cùng lúc không?

>>> Một nhà thầu tham gia 2 gói thầu trong cùng thời điểm được không? Gọi 1900.633.705

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài.

Về việc nhà thầu tại cùng một thời điểm tham dự nhiều gói thầu, Pháp luật về đấu thầu không có quy định cấm.

Theo đó, quyết định chỉ định thầu tư vấn nếu nhà thầu trong trường hợp này, ở cả 2 gói thầu được xếp hạng thứ nhất thì về khả năng huy động nhân sự cần yêu cầu nhà thầu làm rõ để trong quá trình thương thảo hợp đồng thực hiện được các gói thầu này, cụ thể:

– Trường hợp thời gian để 2 gói thầu huy động thiết bị, nhân sự không trùng nhau, việc huy động đầy đủ thiết bị nhân sự được bảo đảm để theo đúng tiến độ thực hiện cả 2 gói thầu này. Khi đó, yêu cầu về huy động nhân sự, thiết bị ở cả 2 gói thầu của nhà thầu được coi là đã đáp ứng được;

– Trường hợp thời gian để cả 2 gói thầu huy động thiết bị, nhân sự có sự trùng lặp, dẫn tới việc thiết bị, nhân sự không được huy động đầy đủ để tiến hành theo đúng tiến độ thì nhà thầu lúc này được đưa ra lựa chọn trúng thầu 1 trong 2 gói thầu.

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Như vậy, cùng một thời điểm nhà thầu có thể tham gia tới hai gói thầu. Tuy nhiên nhà thầu cần có trách nhiệm đảm bảo hoàn thành tốt vai trò của mình ở cả hai gói thầu ấy.

Trên đây là một số nội dung đầy đủ về chỉ định thầu, nội dung của mẫu quyết định chỉ định thầu tư vấn, quy trình thực cũng như những vấn đề liên quan đến quyết định chỉ định thầu khác… Từ đó người đọc phần nào ý thức được cần phải hiểu rõ hơn để có thể thực hiện một cách hợp pháp chỉ định thầu. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến quyết định chỉ định thầu tư vấn giám sát, hãy nhanh tay gọi đến Tổng đài pháp luật 1900.633.705 để được các luật sư chuyên môn tư vấn nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nếu vấn đề của bạn mang tính chất phức tạp hoặc cần văn bản tư vấn, các văn bản luật, bạn có thể gửi câu hỏi qua email và chờ phản hồi từ luật sư hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư. Rất mong được hợp tác với bạn!