Mẫu hợp đồng góp vốn mua nhà chung cư

Mục lục bài viết

  • 1. Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất ?
  • 2. Chuyển đổi đất nông nghiệp chồng lúa sang đất thổ cư hoặc đất nhà xưởng sản xuất ?
  • 3. Phải nộp thuế gì khi sang tên đất đất đai ?
  • 4. Nội dung của việc Nhà nước quản lý nhà nước về đất đai ?
  • 5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt nam không ?

1. Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất ?

Chào luật sư, tôi có mua mảnh đất rừng để trồng cây cùng với người khác vì vậy tôi muốn làm một biên bản về quyền sử dụng đất chung giữa hai người để nếu có điều gì không hay xảy ra thì đó là bằng chứng để cả hai bên đều có quyền như nhau ?

Mong luật sư giúp. Tôi xin trân thành cảm ơn.

- P.T.T

>>Luật sư tư vấn lập văn bản thỏa thuận góp vốn mua chung đất, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Căn cứ quy định của Luật đất đai năm 2013 và Luật dân sự năm 2015, Luật Minh Khuê đưa ra Mẫu biên bản thỏa thuận góp vón kinh doanh dưới đây để quý khách hàng tham khảo và vận dụng:

>> Tải ngay: Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua chung đất đai

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------- ***** --------

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN

(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)

Hôm nay, vào lúc …. giờ, ngày ………… tại

…………………………………………………

Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:

1.Ông, bà ………… Giới tính …… Quốc tịch:

………………...

Sinh ngày:

………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ……… ngày cấp … Nơi cấp

………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:

………………………………………………

2.Ông, bà ………… Giới tính ……… Quốc tịch:

………………...

Sinh ngày:

……………………………………………

Chứng minh nhân dân số: …… ngày cấp … Nơi cấp

……………………………………………

Hộ khẩu thường trú:

…………………………………………

Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:

1. Mục đích góp vốn:

…………………………………………

2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên:

…………………………………………

3. Thời hạn góp vốn:

……………………………………………

4. Cử người quản lý phần vốn góp:

……………………………………………

5. Cam kết của các bên:

……………………………………………

6. Nguyên tắc chia lợi nhuận:

……………………………………………

Các bên đã nhất trí thông qua biên bản với nội dung trên và cùng ký tên dưới đây:

BÊN A BÊN B

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Chuyển đổi đất nông nghiệp chồng lúa sang đất thổ cư hoặc đất nhà xưởng sản xuất ?

Thưa luật sư, Tôi ở Sóc Sơn Hà Nội, Tôi muốn chuyển đổi đất nông nghiệp chồng lúa sang đất thổ cư hoặc đất nhà xưởng sản xuất có được không ạ? Các loại thuế phải nộp như thế nào? Gia đình tôi phải đảm bảo điều kiện gì?

Cảm ơn!

Người gửi: VTM

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 thì bạn được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi giá trị quyền sử dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng tính theo giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ và Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất thì trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đó như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến Phòng tài nguyên và môi trường. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản xác minh thực địa;

c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;

d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;

đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Thời gian thực hiện:

+ Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;

3. Phải nộp thuế gì khi sang tên đất đất đai ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Là người được thi hành án, tôi đã được người phải thi hành án tự nguyện giao “giấy đỏ” miếng đất ở mà họ được quyền sử dụng lâu nay để làm thủ tục sang tên qua tôi. Vậy khi làm thủ tục này, tôi có phải đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ hay không?

Cảm ơn!

Người gửi: Vũ Thị Minh Hiến.

Trả lời :

Về nguyên tắc, người chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất; người nhận chuyển quyền sử dụng đất có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ đất. Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (đã được sửa đổi, bổ sung) và các nghị định của Chính phủ (176, 47, 80) về lệ phí trước bạ không quy định việc miễn, giảm cho những trường hợp chuyển quyền sử dụng đất như của bà.

Cũng xin lưu ý thêm, nếu việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện từ ngày 1-1-2009 thì người chủ đất không phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Trường hợp đó là diện tích đất ở duy nhất thì chủ đất được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Bởi Ông Nguyễn Yểng. Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 6, TP.HCM

CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ biên tập

4. Nội dung của việc Nhà nước quản lý nhà nước về đất đai ?

Về nội dung của việc Nhà nước quản lý nhà nước về đất đai, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.

2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

g) Thống kê, kiểm kê đất đai;

h) Quản lý tài chính về đất đai;

i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt nam không ?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Theo đó, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều kiện sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

+ Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

+ Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

+ Hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

+Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên để mua nhà ở tại Việt Nam.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai - Công ty luật Minh Khuê