Mach dien tu la gi

Điện tử là gì? Nó gồm những gì? Ứng dụng thực tiễn của nó là gì? ,vv…

Mach dien tu la gi

Điện tử học, gọi tắt là khoa điện tử, là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện hoạt động theo sự điều khiển của các dòng điện tử hoặc các hạt tích điện trong các thiết bị như đèn điện tử hay bán dẫn. Việc nghiên cứu thuần tuý về các thiết bị này được xem như là một nhánh nghiên cứu trong vật lý, trong khi việc thiết kế và xây dựng các mạch điện tử để giải quyết các vấn đề thực tế lại được xem như là một bộ phận của các ngành kỹ thuật điệnkỹ sư điện tử và kỹ sư máy tính.

Nói theo ngôn ngữ chuyên môn thì điện tử nghiên cứu về phương thức điều chỉnh các dòng điện và các điện thế thông qua các linh kiện điện tử hay bộ phận điện tử tích cực hay bị động được nối nhau tạo thành các mạch điện. Các mạch điện này sẽ thoả màn các nhu cầu hữu dụng cho con người. Do đó, ngành này tìm hiểu về các linh kiện, các mạch điện, và các ứng dụng của chúng.

Ứng dụng chủ yếu của các mạch điện tử là điều khiển, xử lý và phân phối thông tin; chuyển đổi và phân phối nguồn điện. Cả hai ứng dụng này đều liên quan đến việc tạo ra và nhận biết trường điện từ và dòng điện. Ngày nay, các thiết bị điện tử cho phép thực hiện rất nhiều công việc trong cuộc sống và trong khoa học.

Mach dien tu la gi

Điện tử có các ngành như sau

  1. Điện tử số
  2. Điện tử tương tự
  3. Vi mạch
  4. Thiết kế mạch điện
  5. Mạch tích hợp
  6. Quang điện
  7. Thiết bị bán dẫn
  8. Hệ thống nhúng

Mach dien tu la gi

- Chính vì vậy mà tuỳ theo các ngành nhỏ hơn mà các ứng dụng thực tiễn của nó khác nhau trong cuộc sống.

(Nguồn sưu tầm và biên dịch)

(Xin mời các bạn đón đọc kì tới - Diode và các thông tin về Diode)

Mạch điện tử là gì? Các sơ đồ mạch điện tử ra sao? là câu hỏi mà nhiều người “ngoại đạo” vẫn thường hay hỏi. Để làm rõ những vấn đề này cũng như để hiểu hơn về mạch điện tử, chúng ta hãy cùng nhau khám phá bài viết dưới đây.

  • Mạch điện tử là gì?
  • Các sơ đồ mạch điện tử cơ bản

Khi tiến hành sửa chữa tivi, máy tính, các thiết bị điện tử nói chung,… chúng ta dễ dàng bắt gặp các bảng mạch điện tử được kết nối rất tỉ mỉ bởi nhiều linh phụ kiện khác nhau.

Mạch điện tử được định nghĩa chính là những mạch điện bao gồm nhiều linh kiện điện tử riêng lẻ như điện trở, tụ điện, bóng bán dẫn, cuộn cảm, điot, vi mạch,… được nối với nhau bằng các vệt dẫn hoặc dây dẫn để dẫn dòng điện.

Hay đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu, mạch điện tử là mạch mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn, dây dẫn để đảm nhận một chức năng nào đó.

Ngày nay, quá trình thiết kế, chế tạo một mạch điện tử đã trở nên đơn giản hơn nhiều nhờ trình độ khoa học kỹ thuật phát triển. Các mạch này sẽ được thiết kế trên máy tính với những phần mềm chuyên dụng như Altium, Orcad, Fritzing,… Cách chế tạo cũng đơn giản hơn nhờ công nghệ in quang học trên bảng mạch in (PCB) và tiến hành hàn các linh kiện này vào và kết quả thu về là mạch thành phẩm.

Các sơ đồ mạch điện tử cơ bản

Xem thêm: Mạch Điện Tử Là Gì

Hiện nay có hai cách phân loại mạch điện tử cơ bản. Nhờ đó mà chúng ta có nhiều loại mạch điện tử.

Phân loại mạch điện tử theo phương thức gia công, xử lý tín hiệu

Theo cách phân loại này chúng ta sẽ có hai loại mạch điện tử cơ bản đó là:

Mạch điện tử tương tự (Analog): Đây là loại mạch điện tử chuyên xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục theo thời gian hay các tín hiệu tương tự.

Mạch điện tử kỹ thuật số (Digital): Hay còn được gọi là điện tử số là một mạch điện tử có tín hiệu biến đổi rời rạc, không liên tục. Mạch điện tử kỹ thuật số được biểu diễn bởi hai mức tín hiệu là “0” và “1”. Mức tín hiệu 0 là mức thấp có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 0V. Mức tín hiệu 1 là mức cao với điện áp có giá trị lớn hơn 0V. Đặc biệt trong miền boolean mạch điện tử này sẽ được biểu diễn bởi hai giá trị “true” và “false”.

Xem thêm: Khái niệm mạch điện tử và những điều bạn cần biết

Phân loại mạch điện tử theo chức năng và nhiệm vụ

Với tiêu chí này thì chúng ta có tới 4 loại mạch điện tử khác nhau.

Mạch khuếch đại: Hay còn được gọi là bộ khuếch đại, là loại mạch điện tử dùng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất lớn tại đầu ra. Chúng ta thường bắt gặp mạch khuếch đại tại hầu hết các thiết bị điện tử như khuếch đại tín hiệu video trong tivi màu, khuếch đại âm tần trong âm ly, cassete,…

Trong mạch điện tử khuếch đại lại có tới 3 loại mạch khác nhau đó là:

  • Khuếch đại về điện áp: Đây là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả của đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
  • Mạch khuếch đại về dòng điện: Là mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào thì đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
  • Mạch điện tử khuếch đại công suất: Là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Mạch này là sự kết hợp của cả hai loại mạch trên.

Mạch dao động tạo sóng hình sin: Loại mạch điện tử này có khả năng tạo ra tín hiệu sin chuẩn về tần số và biên độ. Mạch này thường được dùng làm nguồn tín hiệu để phục vụ việc kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các thiết bị điện tử và các mạch khuếch đại.

Xem thêm: Linh kiện điện tử là gì? Các loại linh kiện điện tử cơ bản

Ngoài ra, trong thu phát sóng vô tuyến, tín hiệu hình sin còn được dùng làm sóng điều chế, sóng mang,…

Mạch tạo xung: Đây là loại mạch điện tử có khả năng biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng điện có tần số và xung theo yêu cầu.

Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch nổ áp: Mạch chỉnh lưu chính là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu lại gồm hai loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.

>>Tham khảo thêm: Dòng điện là gì? ứng dụng của dòng điện trong đời sống

Đến đây hẳn quý vị đã có câu trả lời cho câu hỏi ở phía đầu bài. Những thông tin trong bài viết này hy vọng sẽ hữu ích đối với quý vị.