Lý do vì sao không nên ăn ốc gườm xay

Ốc sên (tên khoa học Achatina fulica), còn gọi oa ngưu, là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật, thường phá hoại cây cối, có thể nuôi làm thức ăn và làm thuốc.

Về mặt thực phẩm, ốc sên là loại thức ăn giàu đạm. Sau khi chế biến, thịt ốc sên ăn cũng giòn, ngon không kém ốc nhồi dưới các dạng xào, nấu, chiên... Từ ốc sên người ta có thể chế đạm thuỷ phân bằng axít chlohydric hoặc xút, sẽ thu được một loại dịch có mùi vị thơm ngon như magi dùng làm nước chấm. Ước tính rằng, cứ 100g thịt ốc sên có chứa 11g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu và các loại nhuyễn thể khác như sò, trai, hến...), 6,2g đường, 150mg canxi, 71mg photpho, các axít amin chủ yếu là leucin, alanin, valin, axít glutamic, axít aspartic...
Dùng theo kinh nghiệm, chưa có nghiên cứu

Về mặt y học, từ xa xưa, ốc sên đã được đông y sử dụng làm thuốc với tính vị mặn, hàn, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng và chống co thắt. Theo sách Nam dược thần hiệu, để chữa mụn lở ở da mặt, có thể dùng ốc sên giã nát, chế thêm chút nước, phết lên giấy, chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp lên tổn thương. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi: “...Từ năm 1991, nhân dân một số vùng ở Hải Phòng và Kiến An, Thái Bình, Hải Hưng bắt về nấu ăn chữa hen suyễn”, “còn dùng để chữa đau bụng kinh niên và thấp khớp ”… Theo Trung dược đại từ điển, ốc sên có công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc, chữa các chứng bệnh như phong nhiệt kinh giản (co giật do sốt cao), tiêu khát (tiểu đường), hầu tý (viêm amiđan, viêm họng), quai bị, loa lịch (lao hạch), ung thũng (nhọt độc), trĩ sang (trĩ viêm loét), thoát giang (sa trực tràng), vết thương do côn trùng cắn đốt... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Biệt lục, Bản thảo tân biên, Dược tính luận, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo đồ kinh, Thánh huệ phương, Thánh tễ tổng lục, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... cũng đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng ốc sên làm thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có chứng thấp khớp do phong nhiệt và thấp nhiệt, chứng bệnh tương ứng với một số bệnh lý của y học hiện đại.

Theo chỗ chúng tôi biết, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng của ốc sên chữa bệnh xương khớp, cũng như làm tăng chất nhờn ở khớp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm chữa bệnh của người xưa và với giá trị dinh dưỡng phong phú của ốc sên, có thể thấy loài nhuyễn thể này rất có ích cho những người mắc các chứng bệnh về xương khớp. Cũng cần nói thêm, ở Pháp, người ta đã nuôi ốc sên trên quy mô công nghiệp được nhà nước giúp đỡ và chế biến thịt ốc sên thành một món ăn – vị thuốc được nhiều người ưa thích. Hàng năm, riêng nước này tiêu thụ từ 50.000 – 60.000 tấn ốc thịt, trong đó có khoảng 20.000 tấn nhập của hơn 30 nước và 2.000 – 4.000 tấn thịt ốc được đóng hộp để xuât khẩu.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn

Tuyệt đối không ăn ốc sên chưa nấu chín

Không riêng ốc sên, tất cả các loài ốc sống trên cạn và dưới nước đều có thể nhiễm ấu trùng giun lươn angiostrongylus cantonensis và đều có thể lây nhiễm sang người. Đã từng có người hôn mê, thậm chí tử vong do viêm màng não khi ăn ốc sên nhiễm loại ký sinh trùng này. Vì vậy, tuyệt đối chỉ ăn ốc sên đã được làm sạch, nấu chín kỹ. Không ăn các món ốc sống, chín tái. Món ốc lùi (ốc vùi bếp tro) cũng không an toàn vì thịt ốc chưa chín đúng mức. Kinh nghiệm dân gian thường ngâm ốc qua đêm trong nước gạo để ốc nhả bớt nhớt độc, đây cũng là cách hay. Hai cách dùng ốc sên làm món ăn - bài thuốc, theo tài liệu đông y, như sau:– Ốc sên đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi ốc, bỏ hết ruột, mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt, nấu ăn chín như nấu món ốc thường. Ăn liền trong 7 – 10 ngày. Có thể kéo dài hàng tháng.

– Ốc sên hai con, rửa sạch thịt, nướng chín vàng, thái nhỏ rồi nấu lấy nước đặc. Tiếp đó, dùng măng tre 50g rửa sạch, giã nát và ép lấy nước, đem hai thứ nước trộn lại với nhau, chia uống hai lần trong ngày.

Ăn ốc rất tốt nhưng “ăn ốc nhiều có tốt không?” lại là vấn đề cần lưu ý, bởi ốc có chứa nhiều cholesterol nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch nếu ăn thường xuyên.

Ốc có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, ít chất béo, giàu protein và vitamin cùng với một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Vì vậy, các thành phần dinh dưỡng có trong ốc sẽ có tác dụng với cơ thể con người như sau:

  • Magie: Magie có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, khiến cho xương và răng chắc khỏe, đồng thời magie còn tham gia điều hòa các dưỡng chất như kẽm, canxi, kali và vitamin D. Trong 85g ốc có chứa khoảng 212mg magie, với lượng magie đó cung cấp đến 53% lượng khuyến nghị magie hàng ngày cho đàn ông trưởng thành và 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.
  • Selen: Selen có vai trò là một phần của enzyme selenoprotein, giúp hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch trong cơ thể. Theo khuyến nghị, phụ nữ và đàn ông trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 55 mcg selen. Trong 85g ốc có chứa 23,3 mcg selen, cung cấp 42% nhu cầu cần thiết hàng ngày. Bên cạnh đó, Selen còn có khả năng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, viêm khớp, nhiễm trùng tái phát.
  • Vitamin E: Trong ốc có chứa vitamin E, đây là vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa vitamin K và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Nếu thiếu vitamin E có thể khiến cho việc kiểm soát cơ bắp khó khăn hơn, mắt cử động bất thường hoặc các bộ phận gan, thận gặp các vấn đề xấu. Vì vậy, cung cấp đầy đủ vitamin E sẽ làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh đái tháo đường, ung thư, rối loạn thần kinh và tim mạch.
  • Phốt pho: Trong ốc có chứa Phốt pho, đây là chất có tác dụng duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ trong việc sản xuất ra ADN và ARN.

Do đó, Ăn ốc có tốt không? Thì câu trả lời là có, bởi với những thành phần dinh dưỡng như trên, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Có thể chế biến ốc tươi bằng nhiều cách như hấp, xào sả ớt, nướng muối...

Lý do vì sao không nên ăn ốc gườm xay

Ốc có chứa nhiều thành dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người

Ăn ốc rất tốt nhưng ăn ốc nhiều có tốt không? Lại là vấn đề cần lưu ý, bởi ốc có chứa nhiều cholesterol nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch nếu ăn thường xuyên.

Bên cạnh đó, photpho có trong ốc nếu bổ sung quá nhiều nhưng lại có chế độ ăn ít canxi thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì phốt pho là tác nhân làm cản trở sự hấp thu canxi. Do vậy, cần cân bằng hai dưỡng chất này bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, cung cấp phốt pho từ các thực phẩm hàng ngày. Ăn ốc nhiều trong một bữa ăn thì có thể khiến khó tiêu, đầy bụng.

Vì vậy, ăn ốc nhiều có tốt không thì câu trả lời là không nên ăn quá nhiều. Vì nếu quá lạm dụng ốc trong bữa ăn hàng ngày thì sẽ gây phản tác dụng.

Khi ăn ốc, để đem lại tác dụng hiệu quả rõ rệt và phòng ngừa các rủi ro thì nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn:

  • Làm sạch ốc trước khi chế biến: Là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng ốc có chứa nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho con người. Nếu ký sinh trùng có trong ốc đi vào những cơ quan như phổi, mật, ruột, gan,não,thận... thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người do ký sinh trùng gây ung thư, suy nội tạng... Bởi vậy, để có thể làm sạch ốc nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thì có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm hoặc nước muối pha chanh để ốc nhả hết sạn bẩn..
  • Không nên ngâm ốc quá lâu hoặc sử dụng ngay: Là loại sống lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vì vậy nhiều người thường không sử dụng ngay hoặc mua phải ốc để lâu ngày có lẫn những con đã chết. Ốc nếu ngâm quá lâu sẽ khiến chúng bị biến chất hoặc chết, làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
  • Chế biến ốc chín kỹ: Khi nấu ốc, cần chế biến thật kỹ và chín, không nên nấu chín tái, vì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người ăn bởi trong ốc có chứa rất nhiều ký sinh trùng gây hại, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
  • Không nên sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C: Khi ăn các loại hải sản như ốc, tôm... thì không nên sử dụng chung với các loại hoa, quả chứa nhiều vitamin C. Nguyên nhân là do kết hợp vitamin C với các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ tạo thành hợp chất có độc giống như thạch tín. Từ đó khiến người ăn bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.

Lý do vì sao không nên ăn ốc gườm xay

Không nên sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C như cam,quýt...

  • Không ăn ốc chung với rượu, bia hoặc các chất kích thích: Nhiều người, nhất là nam giới thường có thói quen sử dụng ốc làm đồ nhắm khi uống rượu, bia. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng có hại cho sức khỏe người dùng. Nguyên nhân là do những loại hải sản và ốc nói khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành chất axit uric, đây là chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và nếu sử dụng thêm bia, rượu sẽ khiến cho quá trình bài tiết chất đạm dư thừa ra ngoài cơ thể bị cản trở. Từ đó, hình thành axit uric nhiều trong máu.

Tóm lại, khi ăn ốc cần quan tâm đến một số lưu ý như trên và tốt nhất, để an toàn cho sức khỏe, nên mua ốc về tự chế biến tại nhà và đặc biệt là không nên ăn quá nhiều ốc, chỉ nên ăn 1–2 bữa ốc trong một tuần theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: