Luật so sánh hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế

1. Công pháp quốc tế là gì?

Trong tác phẩm Luật quốc tế của Oppenheim, tác giả cho rằng: “Công pháp quốc tế phát sinh khi chúng ta đặt các nước cạnh nhau, tư pháp quốc tế phát sinh khi chúng ta đặt các nước cạnh nhau, tư pháp quốc tế phát sinh khi đặt các hệ thồng pháp luật cạnh nhau.”

Hệ thống các quy phạm của công pháp quốc tế tồn tại song song với các quy phạm thuộc hệ thống luật quốc gia và có ảnh hưởng, tác động đối với nhau.

Công pháp quốc tế được phân chia thành các bộ phận gồm nhiều nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế như luật điều ước quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật biển quốc tế, luật hàng không dân dụng quốc tế… Bên cạnh những điểm đặc thù, các ngành luật thuộc hệ thống công pháp quốc tế đều có chung các đặc điểm về chủ thể, về đối tượng điều chỉnh, về trình tự xây dựng và biện pháp cưỡng chế. Trong quản lí khoa học và đào tạo, công pháp quốc tế được gọi là ngành luật quốc tế, phân biệt với tư pháp quốc tế là ngành luật gồm các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến yếu tố nước ngoài (Xt. Tư pháp quốc tế).

Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện

1. Chủ thể có nghĩa vụ xác định và cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài

Sự cần thiết của việc tìm kiếm nội dung của pháp luật nước ngoài khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là điều không cần bàn cãi. Vậy nghĩa vụ này sẽ được giao cho chủ thể nào ? Thông thường, khi nói về vấn đề này chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Tòa án bởi đây là cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng theo quan điểm như vậy.

1.1. Hai quan điểm về nghĩa vụ xác định và cung cấp pháp luật nước

Quan điểm thứ nhất cho rằng nghĩa vụ tìm kiếm nội dung pháp luật nước ngoài thuộc về chính các đương sự. Hoa Kỳ[1], Vương quốc Anh và các nước trong khối Thịnh vượng chung theo quan điểm này. Theo đó, việc xác định một vụ việc yếu tố nước ngoài hay không, cũng như pháp luật nước ngoài có được áp dụng hay không được xem như một vấn đề về tình tiết của vụ việc. Điều này có nghĩa nội dung pháp luật nước ngoài sẽ được xem như là một trong các chứng cứ, nếu bên đưa ra không chứng minh được thì sẽ không được chấp nhận. Tòa án không được phép nêu ra và chứng minh luật nước ngoài[2]. Quan điểm này còn được biết đến là “Học thuyết chứng cứ” (fact doctrine) [3].

Điều này xuất phát từ nguyên tắc tranh tụng cũng như vai trò “thụ động” của các thẩm phán đối với việc giải quyết tranh chấp. Ở đó, các bên phải trình bày, chứng minh các tình tiết còn Tòa án đóng vai trò “quan sát viên”, là trọng tài của hai bên. Tại các nước này, việc xác định và cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài không phải là nghĩa vụ hay quyền lực của các thẩm phán mà được trao cho các bên đương sự. Trong trường hợp một bên cho rằng cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì họ phải chứng minh điều đó, cùng với việc cung cấp nội dung của pháp luật cần được áp dụng.

Ngược lại với các cách tiếp cận đầu tiên, Các nước các nước như Bulgaria, Hungary, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Thụy Sĩ, Slovakia, Ý, Slovenia, lại cho rằng Tòa án phải có nghĩa vụ tìm kiếm và xác định nội dung pháp luật nước ngoài. Cách tiếp cận này được giải thích một phần bởi các đặc điểm thẩm tra của các thủ tục dân sự ở các nước này. Như theo quan điểm của Tobias Asser – một học giả người Hà Lan, thì thẩm phán phải tự thân mình áp dụng pháp luật nước ngoài bởi vì nghĩa vụ của thẩm phán là giải quyết các tranh chấp theo luật, kể cả luật áp dụng là luật nước ngoài và dù các đương sự không đề xuất việc này[4]. Có thể thấy khác với quan điểm đầu tiên, thẩm phán đang được giao một vai trò tích cực trong việc tìm hiểu thực tế các vấn đề của vụ việc. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi nó liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của họ là áp dụng pháp luật. Mà việc xác định nội dung pháp luật nước ngoài lại ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung giải quyết tranh chấp.

Các quy định cụ thể về nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài của Tòa án như Điều 16 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sỹ: “Nội dung của pháp luật nước ngoài do cơ quan xét xử tự xác định. Sự trợ giúp của các bên có thể được yêu cầu”. Luật Tư pháp quốc tế Bỉ cũng có quy định tương tự: “Thẩm phán có thể yêu cầu sự hợp tác của các bên nếu không thể tìm kiếm được nội dung pháp luật nước ngoài”[5]. Hay theo Điều 14 Luật Tư pháp quốc tế Ý năm ngày 31/5/1995, đã quy định: “Thẩm phán tự xác định nội dung của pháp luật nước ngoài”. Pháp luật Liên bang Nga cũng cho rằng nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước ngoài thuộc về Tòa án, tuy nhiên các bên cũng được yêu cầu trợ giúp trong một số vụ việc[6]. Ở Pháp, ngày 28/6/2005, Phòng Thương mại và Phòng dân sự số 01 Tòa án tư pháp tối cao Pháp đã đi đến sự thống nhất rằng, khi thừa nhận pháp luật nước ngoài được áp dụng, Thẩm phán có nghĩa vụ, do yêu cầu của một bên hay tự ý, tìm kiếm nội dung pháp luật nước ngoài, sự tìm kiếm này có thể thực hiện với sự trợ giúp của các bên[7].

Như vậy, qua khảo sát pháp luật các nước, có thể thấy chủ thể có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài được xác định là Tòa án (thẩm phán) hoặc chính các đương sự. Tuy nhiên, ngay cả ở những nước giao trách nhiệm cho Tòa án thì các bên đương sự cũng có trách nhiệm nhất định trong việc hỗ trợ, tìm kiếm nội dung pháp luật nước ngoài để cung cấp cho thẩm phán.

Tư pháp quốc tế - Một số quan điểm của các học giả nước ngoài

01/03/2005

Nguyễn Quang Hưng

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Tư pháp quốc tế” hay là “Tư quốc tếpháp”?Thuật ngữ “ tư quốc tế pháp ” (private international law) được pháp quan toà án tối cao Hoa Kỳ Joseph Story sử dụng lần đầu tiên từ năm 1834 trong cuốn sách “Giảithích xung đột luật”: “ về vấn đề xung độtluật thì còn có thể gọi nó một cách thíchđáng là tư quốc tế pháp” .Các phương án1tiếng Pháp (droit international privé), ý (diritto internazional privato), Bồ Đào Nha (direito internazional privado), Tây Ban Nha (deracho international privato), Anh đều gọi là“tư quốc tế pháp”.Nhưng, chúng ta thường gọi là“tư pháp quốc tế”và trong tiếng Nga, Trung Quốc, Đức, Nhật cũng gọi tương tự. Giáo sư luật Anuphrieva người Nga cho rằng, sự khác nhau trong tên gọi trên hoàn toàn là do thói quen sử dụng và do sự phiên dịch từ tiếng này sang tiếng khác. Bà viết:“Trong tiếng Nga, người ta sử dụng thuậtngữ tư pháp quốc tế chứ không phải là tưquốc tế pháp như dịch từ tiếng Anh – priưvate international law, vì luật học Nga trướckia nằm dưới sự ảnh hưởng của trường pháiluật của Pháp nhiều hơn là dưới sự ảnhhưởng của trường phái Anh. Chắc là thuậtngữ tư pháp quốc tế được dịch chính từtiếng Pháp – droit international privé: tính từ“quốc tế” đứng đầu, sau đó là tính từ “tư”,sau đó là danh từ “pháp”2”.Trong các ngôn ngữ Đức, Nga, Trung Quốc đều dùng trật tự từ trên – tức là quốc tế tư pháp; trong tiếng Việt thì“tư pháp quốc tế”và “quốc tế tưpháp”là một, cả cụm từ“quốc tế tư pháp”là từ Hán Việt, còn“tư pháp quốc tế”là được Việt hoá bằng cách đưa tính từ“quốc tế”ra sau danh từ“pháp”cho thuận, còn cụm từ“tư pháp” không thay đổi. Các tác giả Trung Quốc trong lĩnh vực tư pháp quốc tế như giáo sư Hoàng Tiến, giáo sư Khuất Quảng Thanh cũng đưa ra các phương án gọi tên khác nhau“tư pháp quốctế”và“tư quốc tế pháp”,nhưng phương án tiếng Pháp“droit international privé”dịch là“tư quốc tế pháp”chứ không phải là“quốctế tư pháp”,như ý kiến của của giáo sư Anuphrieva. Trong tiếng Pháp tính từ đứng sau và càng gần danh từ thì càng ổn định, cụm từ“droit international”ư “quốc tế pháp” là cụm từ ổn định và tính từ“privé” ư “tưpháp quốc tế”làm nó rõ nghĩa hơn, chứ không phải vì trong cả cụm từ, tính từ“interưnational”đứng trước“privé”mà dịch thành“quốc tế tư pháp”.Có ý kiến cho rằng, hai phương án khác nhau trên hàm chứa sự khác nhau về nội dung chứ không chỉ là sự khác nhau về trật tự từ. Giáo sư Khuất Quảng Thanh viết:“Tư quốc tế pháp và quốc tế tư pháp mặcdù tên gọi rất giống nhau, nhưng thực raphản ánh cách nhìn khác nhau của cáchọc giả đối với bộ môn luật Tư pháp quốctế. Nếu coi luật quốc tế có thể chia làm hailoại tư và công, thì gọi là luật quốc tế (quốctế pháp) và tư quốc tế pháp; ngược lại, nếucoi tư pháp quốc tế là bộ phận của tư pháp(private law) trong nước thì gọi là quốc tếtư pháp” .3Cần chú ý rằng, giữa trật tự từ của thuật ngữ và hàm ý của nó không có mối liên quan bắt buộc như ý kiến trên đưa ra. Thứ nhất, mặc dù công pháp quốc tế chỉ có một nội dung duy nhất không bị tranh cãi là bộ phận của luật quốc tế hay của luật trong nước, vẫn tồn tại hai cách gọi là“côngpháp quốc tế”trong tiếng Nga, tiếng Đức, Trung Quốc, tiếng Việt và“công quốc tếpháp”trong tiếng Anh (public international law), tiếng Pháp (droit international public). Thứ hai, trong hệ thống luật của Nga có sự thay đổi về quan điểm, trước kia, tư pháp quốc tế được chính thức coi là một nhánh của luật quốc tế, hiện nay, được coi là một bộ phận của luật trong nước, cụ thể là một chương trong Bộ luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga. Nhưng từ trước đến nay, bộ môn luật này ở Nga vẫn chỉ được gọi là tư pháp quốc tế mà không có sự thay đổi trong cách dùng thuật ngữ bằng cách đảo trật tự từ để biểu hiện sự thay đổi cách nhìn. Như vậy, việc gắn một cách gọi nhất định với một nội dung nhất định là ý kiến riêng của từng tác giả chứ không phản ánh tính quy luật khách quan của nó.“Quan hệ dân sự mang yếu tố nướcngoài”hay“quan hệ pháp luật dânsự mang yếu tố nước ngoài”?Khi nói về đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, đại đa số các tác giả của Trung Quốc đều có cùng quan điểm. Giáo sư Lưu Nhân Sơn viết:“Đối tượngđiều chỉnh của tư pháp quốc tế là các mốiquan hệ pháp luật dân thương sự mang yếutố nước ngoài” .Giáo sư Hoàng Tiến, Lưu4Tưởng Thụ, Trương Tiêu Kiếm tuy dùng từ có khác nhau một chút nhưng đều cho rằng, tư pháp quốc tế là bộ môn luật điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật dân sự mang yếu tố nước ngoài.
Tác giả Khuất Quảng Thanh cho rằng, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Giáo sư Triệu Tương Lâm lại có ý kiến thứ ba:“Đối tượng điều chỉnh của tưpháp quốc tế là các mối quan hệ pháp luậtdân, thương sự có tính chất quốc tế, còn gọilà các mối quan hệ pháp luật dân thương sựcó yếu tố nước ngoài. Các mối quan hệpháp luật dân thương sự có yếu tố nướcngoài gọi là các mối quan hệ dân, thươngsự có yếu tố nước ngoài, gọi tắt là các mốiquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” .5Chúng ta nhận thấy, chỉ trong một câu định nghĩa về đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế đã có ba quan điểm khác nhau. Điểm mấu chốt nằm ở hai từ“quan hệ dân sự”và“quan hệ pháp luậtdân sự”.Trong các ý kiến trên, ai đúng, ai sai, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các mối quan hệ pháp luật dân sự hay là các mối quan hệ dân sự, hay thực ra chúng là một? Tiến sỹ Tiêu Vĩnh Bình có lời bình luận về vấn đề này:“Quan hệ dân sự là mốiquan hệ xã hội về tài sản và con người; cònquan hệ pháp luật dân sự là mối quan hệ xãhội về tài sản và con người đã có nội dungquyền lợi và nghĩa vụ, đã ý chí hoá và là kếtquả của sự điều chỉnh pháp luật. Vì vậy, đốitượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế phảilà quan hệ dân sự chứ không phải là quanhệ pháp luật dân sự” .6Quan điểm trên có lý nhưng thiếu tính thuyết phục vì chưa đi vào bản chất của vấn đề. Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần phải nhờ đến kiến thức của lý thuyết cơ bản về luật, về cơ chế điều chỉnh pháp luật, về khái niệm thế nào là quan hệ pháp luật. Đó là:“Điều chỉnh pháp luật là sự hoạt động của nhànước và xã hội, được thực hiện trong quá trìnhchuẩn bị và thông qua các quy định pháp luật,việc thực hiện chúng trong các mối quan hệcụ thể và áp dụng cưỡng chế nhà nước để đạtđược trật tự ổn định trong xã hội” .7Như chúng ta thấy, sự điều chỉnh pháp luật bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn làm luật, giai đoạn thực hiện luật và giai đoạn bảo vệ luật. Nếu như các chủ thể đều tuân thủ pháp luật thì không có phạm pháp và không thể xảy ra giai đoạn bảo vệ pháp luật, khi chưa có các sự kiện pháp lý thì chưa có quan hệ pháp luật và chưa xảy ra giai đoạn thực hiện luật. Làm luật đã là sự điều chỉnh pháp luật rồi. Trong giai đoạn thực hiện luật thì các chủ thể tham gia vào mối quan hệ pháp luật, tức là quyền lợi, nghĩa vụ được xác định và bảo vệ bởi luật pháp. Quan hệ pháp luật được hình thành, biến đổi và chấm dứt trên cơ sở của hai yếu tố bắt buộc là các pháp quy và sự kiện pháp lý. Như vậy, quan hệ pháp luật là sản phẩm của giai đoạn hai của quá trình điều chỉnh pháp luật – giai đoạn thực hiện luật. Sự điều chỉnh pháp luật bao gồm khái niệm, đối tượng, phương pháp, giới hạn và cơ chế điều chỉnh. Đối tượng của sự điều chỉnh pháp luật là các mối quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống. Các mối quan hệ xã hội này sau khi cụ thể hoá, hay như giáo sư Tiêu Vĩnh Bình gọi là ý chí hoá, trở thành các quan hệ pháp luật. Sau khi quan hệ pháp luật chấm dứt thì nó lại trở thành quan hệ xã hội thông thương trong lĩnh vực nào đó như hình sự, dân sự hoặc hôn nhân gia đình. Rõ ràng, trước khi quan hệ pháp luật được hình thành và sau khi quan hệ pháp luật chấm dứt thì sự điều chỉnh pháp luật vẫn hoạt động và lúc đó đối tượng của điều chỉnh pháp luật là các mối quan hệ xã hội đặc thù, chứ không phải là các mối quan hệ pháp luật. Và các mối quan hệ đặc thù này sau khi trở thành quan hệ pháp luật vẫn là đối tượng của một giai đoạn trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Sự phân tích trên đây chỉ rõ, các mối quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân sự có yếu tố nước ngoài mới là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là không chính xác mà là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (trên phương diện so sánh với cách nói quan hệ pháp luật dân sự). Câu hỏi thứ hai trong vấn đề đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là khái niệm “ yếu tố nước ngoài ”. Thành phần biểu hiện “ yếu tố nướcngoài” là: thứ nhất,chủ thể của mối quan hệ thuộc về hai quốc gia;thứ hai,về mặt khách thể, đối tượng của mối quan hệ nằm ở nước ngoài;thứ ba,sự kiện pháp lý – căn cứ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ – xảy ra ở nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không phải là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Ví dụ: Hai thương gia Nga gặp nhau tại Hà Nội và ký hợp đồng mua bán một lô hàng tại Matxcơva, thì nội dung của hợp đồng sẽ hoàn toàn được viết dựa trên luật dân sự Nga, mọi tranh chấp về sau giữa hai bên sẽ được giải quyết tại Toà án Nga. Theo pháp luật Nga, mặc dù có yếu tố nước ngoài là sự kiện pháp lý (việc ký kết hợp đồng xảy ra tại nước ngoài là Hà Nội – Việt Nam) trừ phi hai thương gia trên thoả thuận công chứng hợp đồng trên tại phòng công chứng Hà Nội là điều gần như không xảy ra (vì luật phápNga không đòi hỏi công chứng hợp đồng mua bán thông thường). Theo ý kiến của giáo sư Nga Anuphrieva và giáo sư Khuất Quảng Thanh thì “ mặc dùtrong mối quan hệ dân sự có xuất hiện yếutố nước ngoài, nhưng nếu nó không dẫnđến việc cần thiết sử dụng luật nước ngoàihoặc không liên quan đến hiệu lực của luậtnước ngoài, thì mối quan hệ này cũngkhông phải là đối tượng của tư pháp quốctế” . Đặc điểm chủ yếu mà các mối quan hệ 8 xã hội cần đáp ứng để trở thành đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là mối liên hệ pháp lý giữa các mối quan hệ trên với hệ thống luật pháp của hai nước trên. Như vậy, các tác giả bắt đầu định nghĩa đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế từ góc độ của luật thực thể (thông qua phân thành phần và nội dung của quan hệ xã hội) nhưng kết thúc dưới cách nhìn của luật xung đột (conflict of laws). Giải quyết sự không đồng bộ này đòi hỏi nhiều giấy mực và nằm ngoài phạm vi chúng ta bàn luận vì liên quan đến các học thuyết về tư pháp quốc tế.Tư pháp quốc tế” hay là “Luật dânsự quốc tế”?Nếu tư pháp quốc tế là bộ môn luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì tại sao không gọi là luật dân sự quốc tế?Thứ nhất, như ở trên đã đề cập, việc đưa ra khái niệm đối tượng tư pháp quốc tế là các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một sự miễn cưỡng. Bởi vì, tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài không chỉ trong lĩnh vực dân sự, mà còn trong lĩnh vực lao động, hôn nhân gia đình... Có thể lập luận rằng, “ dân sự ” hiểu theo nghĩa rộng còn bao hàm cả vấn đề lao động và hôn nhân gia đình, thế nhưng rộng nữa cũng không bao hàm được cả vấn đề về xung đột luật pháp, về tố tụng và trọng tài quốc tế. Gọi là “ luật dân sự quốc tế ” không những không phản ánh đầy đủ nội dung mà còn có thể dẫn đến hiểu nhầm vấn đề. Tư pháp (private law) là khái niệm rộng hơn luật dân sự, và ban đầu thuật ngữ “ tư pháp quốc tế ” được sử dụng để phân biệt với “ công phápquốc tế”. Khái niệm công pháp, tư pháp được phân chia từ thời La Mã cổ đại và đến nay, có mấy cách phân chia theo các tiêu chuẩn khác nhau như sau:Một là,lấy lợi ích hay mục đích làm tiêu chuẩn. Công pháp lấy bảo hộ lợi ích công cộng, quốc gia làm mục đích . Hai là,lấy chủ thể làm tiêu chuẩn phân chia. Công pháp điều chỉnh các mối quan hệ mà một bên hoặc cả hai bên chủ thể của chúng là quốc gia hoặc các tổ chức công cộng; tư pháp điều chỉnh các mối quan hệ mà một bên hoặc cả hai bên chủ thể của chúng là tư nhân hoặc các tổ chức tư nhân.Ba là,lấy quyền lực và quyền lợi làm tiêu chuẩn. Công pháp điều chỉnh các mối quan hệ chiều dọc giữa các chủ thể có quyền lực và quyền lợi không ngang nhau mà có tính chất phục tùng; tư pháp điều chỉnh các mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể.Tóm lại,các vấn đề nêu trên nhằm làm sáng tỏ hơn về bản chất của Tư pháp quốc tế. Hiện nay, trong bộ môn Tư pháp quốc tế luôn có nhiều cuộc tranh luận và mục đích của mọi cuộc tranh luận khoa học đều là đi đến thoả hiệp, tìm ra chân lý, cũng như bản thân thuật ngữ “ xung đột luật” (conflict of law) thực ra là nói về cách thỏa hiệp tìm ra biện pháp giải quyết xung đột (va chạm) trong sự lựa chọn luật ứng dụng, chứ không phải nói về sự đấu tranh của các hệ thống luật khác nhau./.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Đối tượng điều chỉnh
  • 3 Phương pháp điều chỉnh
  • 4 Đặc điểm
  • 5 Nguồn của luật quốc tế
    • 5.1 Khái niệm
    • 5.2 Phân loại
  • 6 Chủ thể
    • 6.1 Khái niệm
    • 6.2 Điều kiện trở thành chủ thể
    • 6.3 Các chủ thể
  • 7 Mối quan hệ với pháp luật quốc gia
    • 7.1 Độc lập tương đối
    • 7.2 Tác động qua lại
    • 7.3 Tác động tương hỗ
  • 8 Tham khảo
  • 9 Xem thêm
  • 10 Liên kết ngoài