Lỗi vi phạm giao thông đi ngược chiều năm 2024

Nắm rõ các quy định về xử phạt là cách chuẩn bị tốt khi tham gia giao thông, cũng như bảo vệ quyền lợi cho chính mình khi có sự cố không may xảy đến. Trong bài viết này, OKXE sẽ cập đến bạn mức phạt đối với lỗi chạy ngược chiều xe máy. Bạn xem nhé.

Bên cạnh việc vượt đèn đỏ, chạy lấn tuyến thì lỗi chạy ngược chiều xe máy là một trong những hành vi vi phạm giao thông mà nhiều người mắc phải. Đây là hành vi sai phạm không chỉ gây ra cản trở cho những phương tiện khác đang lưu thông, mà còn chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn đến các vụ việc tai nạn không may xảy đến.

Lỗi vi phạm giao thông đi ngược chiều năm 2024

Dù nguy hiểm nhưng hành vi chạy ngược chiều là những lỗi thường thấy khi tham gia giao thông.

Chính vì vậy, lỗi chạy ngược chiều xe máy đã được điều chỉnh tăng khung hình phạt gấp nhiều lần so với trước đây, đi cùng các chế tài khác nhằm mang tính răn đe đối với hành vi sai phạm này.

  • Xem thêm: Không có bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu?
  • Xem thêm: Đèn đỏ có được rẽ phải không?

Quy định về mức phạt lỗi chạy ngược chiều xe máy

Lỗi chạy ngược chiều xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy được xác định khi người tham gia giao thông đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều hoặc đường một chiều”.

Với hành vi này, mức phạt được quy định cụ thể tại khoản 5, khoản 7 và khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000-2.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000-5.000.000 đồng. Mức phạt này được áp dụng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” dẫn đến hậu quả gây tai nạn giao thông. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
  • Tạm giữ xe: Chế tài này được áp dụng trong trường hợp cần xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ đưa ra quyết định xử phạt với lỗi chạy ngược chiều xe máy. Bên cạnh đó, nếu người lái xe không xuất trình được giấy tờ yêu cầu như: giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe thì CSGT có quyền tạm giữ xe trong thời hạn là 07 ngày nhưng không kéo dài quá 30 ngày.

Mức phạt trên không áp dụng với những xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Cách nhận biết đường một chiều

Đường một chiều là đường chỉ cho các phương tiện lưu thông, di chuyển theo một chiều nhất định. Điều này áp dụng cho tất cả xe đạp, xe máy và xe ô tô... (loại trừ xe được ưu tiên). Để biết đoạn đường mình đang đi có phải đường một chiều hay không, bạn có thể xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Dựa vào biển báo cấm đi ngược chiều: Đây là loại biển báo có kí hiệu P.102, hình tròn với nền biển màu đỏ và đường gạch ngang ở giữa có màu trắng. Khi đi vào đường có biển báo này, các phương tiện cần di chuyển đúng hướng và không được quay đầu xe theo hướng ngược lại.
  • Trong trường hợp không nhìn thấy biển báo và bạn không chắc chắn đó có phải là đường một chiều hay không. Bạn có thể quan sát xung quanh để nhận biết hướng các phương tiện đang di chuyển, hoặc hỏi người cùng tham gia giao thông xem sao nhé.

Lỗi vi phạm giao thông đi ngược chiều năm 2024

Biển báo cấm đi ngược chiều.

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn nắm chắc được quy định của pháp luật về lỗi chạy ngược chiều xe máy. Điều này không chỉ giúp bạn tránh bị xử phạt, mà còn bảo vệ cho chính bản thân cũng như giữ gìn sự trật tự khi tham gia giao thông.

Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền? Công an có được tạm giữ phương tiện đối với xe đi ngược chiều không? Những quy định về người điều khiển xe máy như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Ngày 31/10, tôi đi xe máy về nhà nhưng quảng đường cũng khá ngắn nên tôi đi ngược chiều. Không may là hôm đấy có công an nên tôi bị bắt và nộp phạt 400.000 đồng. Cho tôi hỏi là mức phạt này có đúng không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

1. Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 3 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  1. Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
  1. Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
  1. Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
  1. Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

  1. Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
  1. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
...

Như vậy, theo quy định trên người điều khiển xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Mức phạt mà công an đã xử phạt bạn là đúng với quy định của pháp luật.

2. Công an có được tạm giữ phương tiện đối với xe đi ngược chiều không?

Theo Khoản 1 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 quy định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính(được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
  1. Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
  1. Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
  1. Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
  1. Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

  1. Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
  1. Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
  1. Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
  1. Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
  1. Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
  1. Điểm b khoản 5 Điều 33.

Do đó, theo quy định trên xe máy đi ngược chiều không thuộc một trong những trường hợp bị công an tạm giữ phương tiện.

3. Những quy định về người điều khiển xe máy như thế nào?

Căn cứ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

  1. Chở người bệnh đi cấp cứu;
  1. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  1. Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

  1. Đi xe dàn hàng ngang;
  1. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  1. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  1. Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

  1. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: