Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

Nếu bạn gặp tình huống cây ATM không nhả tiền dù tài khoản của bạn đã được thông báo bị trừ. Bạn sẽ phải làm gì lúc này đây? Số tiền đó đã đi đâu về đâu? Liệu bạn có bị mất đi số tiền đó hay không? Đây không phải là sự cố hiếm gặp khi rút tiền ATM. Cho nên, chắc chắn sẽ có giải pháp trong tình huống này.

Các cách xử lý khi cây ATM không nhả tiền

Dưới đây là những cách xử lý bạn có thể tham khảo và thực hành nếu chẳng may gặp sự cố cây ATM không nhả tiền mặc dù bạn đã nhận được thông báo trừ tiền từ ngân hàng.

Trường hợp cây ATM cùng hệ thống ngân hàng

Hãy nhanh chóng gọi điện cho hotline ngân hàng của bạn, số điện thoại có ngay ở mặt sau thẻ ATM hoặc trong buồng ATM. Hãy hỏi chi nhánh quản lý cây ATM bạn đang gặp sự cố. Sau đó đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng này để trình bày sự việc. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn kê khai thông tin liên quan như số tiền đã rút, thời gian rút, số tài khoản, số thẻ… Bạn chỉ cần làm theo yêu cầu và đảm bảo rằng sẽ nhận được tiền từ 5 – 7 ngày làm việc. Tiền sẽ được hoàn lại vào trong tài khoản của bạn.

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024
Khi thẻ bị nuốt, cần phải thật bình tĩnh

Trường hợp cây ATM khác hệ thống ngân hàng

Có 2 cách xử lý dành cho bạn:

  • Làm tương tự trường hợp “cây ATM bạn rút tiền là của ngân hàng phát hành thẻ ATM”. Hãy đến báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ ATM tình trạng của bạn và yêu cầu khắc phục sự cố. Cách này hơi lâu vì ngân hàng phát hành thẻ ATM cho bạn sẽ phải làm thêm một bước là liên hệ với ngân hàng bạn sử dụng ATM gặp sự cố để xác minh sự việc. Sau đó mới tiến hành trả tiền lại cho bạn.
  • Hãy đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mà bạn dùng cây ATM để rút tiền và báo cáo sự cố. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin theo quy định để thực hiện khiếu nại. Sau khi xác thực đầy đủ ngân hàng sẽ tiến hành trả tiền cho bạn theo yêu cầu, bạn sẽ mất khoảng 12 đến 15 ngày làm việc.

Trường hợp cây ATM ở nước ngoài

Bạn cũng có thể thực hiện khiếu nại và yêu cầu hỗ trợ bằng cách gọi điện thoại về ngân hàng phát hành thẻ để thông báo sự việc. Yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ cho bạn thực hiện kiểm tra và gửi yêu cầu xác minh qua ngân hàng bạn dùng ATM để rút tiền. Sau đó, cầm hóa đơn giao dịch tại cây ATM đến trụ sở ngân hàng quản lý cây ATM để phản ánh sự việc. Trường hợp này thì sau khi xác minh thì tiền sẽ được trả về cho bạn từ 30 đến 45 ngày làm việc.

Làm sao để không gặp sự cố cây ATM không nhả tiền?

Bạn biết đây, sự cố hay rủi ro khách quan là điều không tránh khỏi khi sử dụng ATM. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân tự phát thì bản thân người sử dụng cũng nên cân nhắc thói quen sử dụng thẻ của mình.

  • Bạn nên sử dụng cây ATM trong hệ thống, bất đắc dĩ mới nên sử dụng cây ATM ngoài hệ thống mà thôi.
  • Ưu tiên sử dụng cây ATM ở trước chi nhánh ngân hàng để khi có vấn đề bạn có thể phản hồi cách nhanh chóng nhất.
  • Đăng ký thêm dịch vụ Internet Banking để kiểm soát giao dịch của tài khoản. Đối với chủ thẻ Timo thì dịch vụ Internet Banking Timo hỗ trợ khá nhiều cho khách hàng.
  • Tuân thủ hướng dẫn rút tiền tại cây ATM khi có nhu cầu sử dụng.
  • Lưu ngay số điện thoại hotline của ngân hàng phát hành thẻ ATM để sử dụng khi cần thiết.

Hiện nay, tiện ích của ngân hàng Timo là thẻ Debit Timo có thể rút được ở bất kỳ máy ATM nào trên quốc gia Việt Nam. Bạn sẽ chỉ cần phát hiện ra máy ATM nào an toàn, trước chi nhánh ngân hàng và tắp vô để rút tiền rất tiện lợi và hoàn toàn miễn phí. Nếu gặp phải trường hợp ATM không nhả tiền thì bạn hãy làm theo những chỉ dẫn trên, nhân viên Timo sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vậy bạn đã có thẻ Timo chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng đăng ký online ngay nhé, không hề tốn công sức và bất cứ chi phí nào của bạn!

Việc có nhu cầu rút tiền mặt từ máy pos quẹt thẻ ngân hàng hiện nay đang được nhiều người sử dụng. Vậy rút tiền mặt từ máy pos như thế nào? Máy quẹt thẻ rút tiền mặt có thật không? PosApp sẽ chia sẻ những hiểu biết của mình qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên của bạn.

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

1/ Rút tiền mặt qua máy POS quẹt thẻ là gì?

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

Máy pos rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng qua máy Pos quẹt thẻ là một giao dịch được thực hiện tại các địa điểm mua sắm nơi mà được liên kết với các ngân hàng mở thẻ.

Tuy nhiên hình thức này chưa được pháp luật thừa nhận vì đây được xem là giao dịch khống, máy Pos chỉ có chức năng thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ chứ không để rút tiền.

2/ Cách rút tiền qua máy POS

2.1/ Rút tiền mặt qua máy ATM thông thường

Ngoài chức năng thanh toán cà thẻ thông thường, thẻ tín dụng còn được dùng để rút tiền như thẻ ATM bình thường. Tuy nhiên, việc quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt như thế không được các ngân hàng khuyến khích nên đã có các điều kiện bất lợi để hạn chế rút tiền hình thức này như:

+ Chỉ rút được tối đa 50% hạn mức thẻ

+ Phí mỗi lần rút tiền khá cao trung bình khoảng 4%, có nghĩa là khi bạn rút 10 triệu thì phí đã mất 400 nghìn.

Ngoài ra ngay khi bạn rút tiền thì ngân hàng sẽ tính lãi 25 - 30 % năm, quá cao.

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

2.2/ Rút tiền mặt qua máy pos quẹt thẻ

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

Máy quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt

Để thực hiện dịch vụ rút tiền qua máy Pos, bạn cần chuẩn bị một chiếc thẻ tín dụng (thẻ credit). Địa điểm rút tiền là ở các điểm giao dịch của nhà cung cấp dịch vụ.

Bạn sẽ thực hiện việc rút tiền tương tự như giao dịch quẹt thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không có hoạt động mua bán gì sau khi quẹt thẻ mà bạn sẽ nhận được tiền mặt.

3/ Quy trình rút tiền từ máy pos

Dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

Lợi dụng việc các ngân hàng chỉ cho phép rút với hạn mức tối đa 50% nhưng thanh toán được 100% tại các điểm chấp nhận thẻ. Các điểm chấp nhận thẻ đã tận dụng kẽ hở này để trục lợi.

Ví dụ: Bên A thực hiện giao dịch “mua hàng khống” với bên B khi có nhu cầu rút 100 triệu nhưng sợ phát sinh các vấn đề về chịu phí và lãi suất. Cửa hàng B sẽ gợi ý cho bên A dịch vụ rút tiền qua máy Pos.

Lúc này A và B sẽ thực hiện với danh nghĩa mua bán thông thường nhưng thực tế là không có hàng hóa nào. Mục đích là đánh lừa ngân hàng, A sẽ được thanh toán tối đa 100% hạn mức tín dụng với quy trình đơn giản như sau:

+ A cà thẻ tín dụng vào máy Pos của B để thanh toán cho B 100 triệu

+ B sẽ đưa cho A 100 triệu đồng tiền mặt và trừ đi một khoản phí thu từ A

Với “mánh khóe” này thì bên ngân hàng sẽ bị đánh lừa, họ chỉ ghi nhận nó là một giao dịch thanh toán thành công nên đương nhiên A sẽ rút được hết 100 triệu mà vẫn được miễn lãi tối đa 45 ngày với chi phí bỏ ra ít hơn rất nhiều so với rút tiền tại ATM.

“Xoay vòng khoản vay”

Người bán B sẽ gợi ý khách hàng A mở nhiều thẻ tín dụng nhất có thể, giả sử 6 chiếc. Nếu khách hàng này có nhu cầu vay tiền mặt, B gợi ý A chỉ rút tiền của 3 thẻ. Khi tới ngày đáo hạn trả nợ 3 thẻ này, A sẽ dùng 3 thẻ còn lại để trả nợ, cứ thế xoay vòng. Đó được gọi là chiêu “xoay vòng khoản vay”, dùng hạn mức của 3 thẻ sau để trả nợ cho khoản vay của 3 thẻ trước khi tới ngày đáo hạn để tránh các trường hợp bị phạt do trả nợ chậm và lãi suất cao.

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

Dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng

Nếu khách hàng A đến ngày đáo hạn trả nợ ngân hàng mà chưa xoay sở nguồn tài chính kịp để đáp ứng thì A chỉ cần mang thẻ tín dụng và chứng minh nhân dân đến cửa hàng B. B sẽ tạm thời cho A vay để giữ thẻ và thu một khoản phí gọi là "phí dịch vụ đáo hạn"

Xem thêm: Hướng dẫn các bước đăng ký máy POS quẹt thẻ ngân hàng

4/ Hậu quả, rủi ro khi rút tiền mặt qua máy pos

Lỗi non electronic transaction khi rút tiền là gì năm 2024

Cà thẻ rút tiền bằng máy pos

Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua máy Pos gây ra những rủi ro và hậu quả khá nghiêm trọng như:

Về pháp luật

Chủ thẻ và đơn vị thanh toán thỏa thuận với nhau để thực hiện các giao dịch khống là vi phạm pháp luật, có thể gây khủng hoảng cho hệ thống tài chính. Với hành vi trên thì chủ thẻ và đơn vị cung cấp dịch vụ có thể bị xử phạt hành chính từ 15 - 30 triệu VNĐ theo quy định tại NĐ 96/2014 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng.

Xem thêm: Máy POS không dây – Giải pháp thanh toán nhỏ gọn

Về bản thân

Rủi ro đầu tiên khi khách hàng rút hết tiền mặt, sử dụng hết hạn mức đó họ có thể rơi vào tình trạng nợ nần. Nếu không thanh toán đúng thời hạn sao kê thì sẽ bị ngân hàng phạt do việc thanh toán chậm.

Rủi ro thứ 2 là sẽ gây vỡ nợ ngân hàng từ việc rút tiền từ thẻ tín dụng do phát sinh nợ xấu.

Rủi ro thứ 3 giao dịch gian lận bởi đơn vị chấp nhận thẻ vẫn xuất hóa đơn, gây nguy cơ bị đánh cấp thông tin cá nhân do các điểm mua sắm thông tin thường không được bảo mật.

Rủi ro thứ 4 là các vấn đề liên quan về thẻ tín dụng được ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định và điều phối rất chặt chẽ. Chính vì vậy bạn cần quan tâm đến các yếu tố pháp lý trước khi rút tiền mặt từ hình thức này.

Tôi phải làm gì khi gặp sự cố rút tiền không thành công tài khoản bị trừ tại máy ATM?

Khi sự cố xảy ra, bạn cần gọi đến số điện thoại hotline được dán tại cây ATM hoặc số điện thoại tổng đài của ngân hàng để thông báo sự việc. Sau đó, bạn đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng/phòng giao dịch gần nhất để cán bộ ngân hàng tiến hành kiểm tra, xác nhận thông tin và xử lý hoàn tiền về tài khoản cho bạn.

Tại sao rút tiền giao dịch không thành công mà vẫn bị trừ tiền?

Do người dùng không nhận tiền sau khi ATM nhả tiền Sau khi ATM nhả tiền khoảng 30 giây, người dùng không nhận tiền thì hệ thống ATM sẽ tự động nuốt tiền vào. Lúc này, giao dịch trong tài khoản đã được thực hiện nên tài khoản vẫn bị trừ tiền mặc dù quý khách không rút tiền được.

thẻ ATM bị trầy xước thì làm thế nào?

Thẻ ATM bị trầy, mất số, mất thông tin thì phải làm gì? Nếu bạn đã kiểm tra và khẳng định thẻ ATM trầy không thể tiếp tục sử dụng vì không thể thực hiện các giao dịch tại máy ATM thì lúc này bạn cần phải làm lại thẻ ATM mới. Việc cấp phát lại thẻ ATM mới có thể được thực hiện ở bất cứ phòng giao dịch nào của ngân hàng.

Thẻ ngân hàng bị cong phải làm sao?

Ngoài ra, thẻ không thể giao dịch vì bị cong, vênh, hoặc xước. Để giải quyết vấn đề này, người dùng cần liên hệ với tổng đài của ngân hàng chủ quản để thông báo về tình trạng của thẻ. Sau đó, khách hàng mang theo CMND/CCCD và đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để yêu cầu gia hạn thẻ hoặc thay thẻ mới.