Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Vậy trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là việc người sử dụng đất tự ý thực hiện một trong số các hành vi sau:

- Tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất của mình sang phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà hàng xóm mà không được họ cho phép.

- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà hàng xóm mà không được họ cho phép.

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định hiện hành.

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào?

- Lấn chiếm đất nhà hàng xóm trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố như:

  • Loại đất lấn chiếm
  • Diện tích lấn chiếm
  • Khu vực lấn chiếm (nông thôn hay thành thị)

Theo đó, mức xử phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức vi phạm. Xem mức phạt chi tiết trong bài viết: Lấn chiếm đất bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm sẽ bị xử phạt hành chính

- Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi lấn chiếm.
  • Buộc trả lại phần diện tích đã lấn chiếm
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Bị hàng xóm lấn chiếm đất làm cách nào để đòi lại?

Tình trạng bị hàng xóm lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến. Để đảm bảo quyền lợi, người sử dụng đất có thể thực hiện một trong số cách sau để đòi lại phần diện tích bị hàng xóm lấn chiếm:

- Theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai: “Các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Vì vậy, bạn và hàng xóm nên trao đổi và thống nhất phương án xử lý như: hàng xóm sẽ trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm hoặc bạn có thể chuyển nhượng/tặng cho hàng xóm và phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Nếu không thể tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Nếu bạn có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Nếu bạn không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Lưu ý: Nếu nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định thì việc giải quyết tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm sẽ được thực hiện như sau:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì bạn có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.

>> Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định trên phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Khi quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành thì các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định.

Tham khảo bài viết: Thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật để nắm được hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình thực hiện.

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì

Thủ tục đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm

Như vậy lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm quy định về quản lý và sử dụng đất. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải trả lại phần diện tích đất lấn chiếm.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Hàng xóm xây nhà lấn đất không phải là chuyện hiếm, đặc biệt khi chủ đất đi vắng. Nhiều người nghĩ rằng cứ lấn đất thì trở thành "sự đã rồi" nhưng pháp luật lại xử phạt rất nghiêm khắc những trường hợp này.

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì

Câu hỏi: Tôi có 1 mảnh đất ở quê nhưng nay cả nhà ra thành phố sinh sống. Cuối năm, khi trở lên, hàng xóm đã xây nhà và lấn đất của gia đình chúng tôi nhưng họ vẫn cãi đó là đất của họ. Tôi phải làm thế nào?

Hàng xóm xây nhà lấn đất, phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013, lấn đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Vì thế, hàng xóm xây nhà lấn sang đất nhà bạn là một hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các phương thức hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

- Khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Như vậy, nếu như nhà hàng xóm có sự lấn chiếm sang nhà bạn, bạn có thể yêu cầu gia đình đó tạm dừng xây dựng và hoàn trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm.

Nếu gia đình đã xây dựng rồi, hai bên có thể thỏa thuận với nhau phương án giải quyết, chẳng hạn hàng xóm mua lại diện tích đã lấn của bạn...

Tuy nhiên, nếu hàng xóm vẫn không chịu thỏa thuận, bạn có thể gửi đơn giải quyết tranh chấp đất đai lên Ủy ban nhân dân cấp xã để được hòa giải (bắt buộc hòa giải taiaj Ủy ban nhân dân cấp xã). Trong thòi hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.

Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất không thành, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết, bởi Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Nếu không lựa chọn khởi kiện, bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (chỉ áp dụng với trường hợp bạn không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013), cụ thể:

+ Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

Nếu một trong hai bên vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khởi kiện tại Tòa án hành chính.

+ Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu bạn không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện hành chính tại Tòa án nhân dân.

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì

 

Xây nhà lấn đất hàng xóm bị xử lý thế nào?

Theo khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022, hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm và xử phạt như sau:

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng;

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng;

- Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng.

Sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi lấn chiếm nhưng người vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện thì mức phạt cụ thể như sau:

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng;

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng;

- Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 400 - 500 triệu đồng.

Trường hợp lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng còn tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiếp như sau:

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng;

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 140 - 160 triệu đồng;

- Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 950 triệu - 01 tỷ đồng.

Trên đây là giải đáp hàng xóm xây nhà lấn đất phải làm gì? Nếu vẫn chưa tìm được lời giải cho trường hợp của bạn, vui lòng liên hệ 

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì
 19006199 để được hỗ trợ.