Làm việc trong doanh nghiệp nhà nước cgọi là gì năm 2024

Hẳn bạn đọc không còn xa lạ gì với thuật ngữ Doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên không phải ai cũng có góc nhìn và cách hiểu đúng đắn. Vậy người làm trong doanh nghiệp nhà nước gọi là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn. Trong khi các chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân.

Làm việc trong doanh nghiệp nhà nước cgọi là gì năm 2024
Người làm trong doanh nghiệp nhà nước gọi là gì?

2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

2.1. Theo nguồn vốn

Từ ngày 01/01/2021, khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:

2.1.1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2.1.2. Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2.2. Theo mô hình kinh doanh

Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau:

  • Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

3. Người làm trong doanh nghiệp nhà nước gọi là gì?

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:

Tại Khoản 8, Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Khoản 8, Điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định: “Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Theo Khoản 5, Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định: “Vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác là vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp”.

Hiện nay, Tổng Công ty Vinaconex đang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, do Nhà nước nắm giữ 57,79% vốn điều lệ. Công ty CP Xây dựng số 1 do Tổng Công ty Vinaconex đầu tư và sở hữu trên 50% vốn điều lệ tại doanh nghiệp. Do đó, căn cứ theo các quy định nêu trên Công ty CP Xây dựng số 1 không phải là doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và cũng không phải là doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Luật số 69/2014/QH13 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư, góp vốn còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước.

Trong trường hợp có vướng mắc cụ thể liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo các quy định hiện hành, đề nghị Công ty xin ý kiến Bộ Tài chính (là cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thi hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP) để được hướng dẫn cụ thể.

Người làm việc trong doanh nghiệp gọi là gì?

Một cách khái quát và đơn giản nhất thì chúng ta có thể hiểu nhân viên chính là người lao động làm việc trong một tổ chức công ty, doanh nghiệp bất kỳ và được quy định bởi một bản hợp đồng lao động ký kết giữa cá nhân đó với công ty, doanh nghiệp mình làm việc.

Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu bao nhiêu?

- Về cơ cấu tổ chức: Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Doanh nghiệp NN là gì?

Doanh nghiệp nhà nước (hay Quốc doanh) bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020.. So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn.