Làm một năm lấy được bao nhiêu tiền bảo hiểm năm 2024

Hiện nay, vấn đề đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, mức hưởng lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% - tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

- Đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

* Tóm lại, hiện nay, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%) thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Ngoài ra, đối với người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ bị giảm 2%.

Cách tính lương hưu khi lạm phát như thế nào?

Theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh tiền lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội (tức là điều chỉnh tiền lương hưu khi lạm phát).

Như vậy, khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương hưu (tăng lương hưu) cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Hiện nay, mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31-12-2021.

Khi có luật mới thì mức đóng bảo hiểm thế nào?

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 20 năm thì lương hưu cho mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu với lao động nam thuộc nhóm này dao động từ 33,75% đến 42,75%.

Trường hợp lao động nam đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì hưởng lương hưu với mức 45% và cộng thêm 2% cho mỗi năm đóng sau đó. Muốn hưởng tối đa 75%, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm.

Đối với lao động nữ đóng 15 năm bảo hiểm xã hội thì hưởng lương hưu tối thiểu 45% và sau đó cộng thêm 2% cho mỗi năm tham gia. Để hưởng mức tối đa 75%, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm.

Như vậy, so với quy định hiện hành, người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tối đa 30 năm đến 35 năm để được hưởng mức lương hưu cao nhất là 75%.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Theo đó mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý mức hưởng BHXH một lần nêu trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội 1 lần, cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đồng thời tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, và tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có quy định bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội thì công thức tính BHXH được thực hiện như sau:

- Mức bqtl đóng BH = (mức lương đóng BHXH x hệ số trượt giá x số tháng)/tổng số tháng

- Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo công thức:

+ Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau năm 2014).

+ Đóng dưới 1 năm mức hưởng = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng.

Ví dụ: Một người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 9/2022 đến tháng 9/2023 với mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm là 5.000.000 đồng thì mức hưởng BHXH 1 lần được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH:

Mbqtl = Tổng tiền / tổng số tháng = 5,000,000 đồng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Mức bqtl đóng BH = (mức lương đóng BHXH x hệ số trượt giá x số tháng)/tổng số tháng

Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ 9/2022 đến 12/2022: Thời gian 4 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,000,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1

5,000,000 x 1 x 4 = 20,000,000 đồng

- Giai đoạn đóng từ 1/2023 đến 9/2023: Thời gian 9 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,000,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1

5,000,000 x 1 x 9 = 45,000,000 đồng

- Tổng mức tiền lương đóng BHXH = 20,000,000 + 45,000,000 = 65,000,000 đồng

Mức hưởng BHXH một lần:

+ Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau năm 2014).

+ Đóng dưới 1 năm mức hưởng = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng.

Mức hưởng BHXH 1 lần = (0 x 1.5 + 1.5 x 2) x 5,000,000 = 15,000,000 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần được nhận = 15,000,000 đồng

Lưu ý:

- Thời gian lẻ tháng đóng BHXH trước năm 2014 sẽ được chuyển qua giai đoạn sau 2014.

- Thời gian tham gia BHXH trong năm ít hơn hoặc bằng 06 tháng thì được tính là ½ năm, trên 6 tháng được tính là 01 năm.

Căn cứ theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có quy định bảng trượt giá như sau:

Làm một năm lấy được bao nhiêu tiền bảo hiểm năm 2024

Tham khảo công cụ tính bảo hiểm xã hội 1 lần: TẠI ĐÂY

Làm một năm lấy được bao nhiêu tiền bảo hiểm năm 2024

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định như thế nào?

Theo quy định mới nhất hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần gồm giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được nêu trên.

Đóng BHXH 1 năm rút 1 lần được bao nhiêu tiền?

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chốt bảo hiểm 1 năm được bao nhiêu tiền?

một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH”.

Đóng bảo hiểm xã hội 16 năm thì được bao nhiêu tiền?

Do đó, bạn có thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp 16 năm 4 tháng thì cũng chỉ nhận tối đa không quá 12 tháng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.

Đóng bảo hiểm xã hội 5 năm 5 tháng được bao nhiêu tiền?

Với cách tính trực tuyến trên công cụ web cho ra kết quả tổng tiền BHXH 1 lần được nhận sau 5 năm đóng BHXH = 61.500.000 đồng.