Lãi suất tiền gửi ngân hàng năm 2010

BizLive - 08/12/2020 10:32:57 SA

Bên cạnh cung - cầu, vai trò trung gian của ngân hàng trở nên nhạy cảm khi xem xét cân đối các lợi ích.


10 năm về trước, lãi suất thực dương đặt ra khi lãi suất tiền gửi tăng không kịp [và bị chặn trần] so với lạm phát [Ảnh minh họa].

Đầu tháng 12, thị trường lại đón thêm đợt hạ lãi suất huy động VND. Tại các ngân hàng lớn, kỳ hạn 6 tháng lãi suất đã xuống dưới 4%/năm; kỳ hạn 12 tháng đã dưới 6%/năm.

Với tiền gửi của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, lãi suất mới áp còn thấp hơn nữa.

Diễn biến trên bắt đầu mở ra một hướng dư luận, mà ở đó ngân hàng đóng vai trò trung gian.

“Mặc định” phải thực dương

Mặc dù có những so sánh khác nhau, mẫu so sánh khác nhau, nhưng trong các dòng chảy thông tin trên thị trường hiện nay đã bắt đầu xuất hiện quan ngại cân đối lãi suất tiền gửi với lạm phát, để xem xét thực dương hay không.

Quan ngại này đặt mức lãi suất gửi tiền dưới 4%/năm với lạm phát có mục tiêu/kỳ vọng kiểm soát dưới 4%/năm, mà qua đó đánh giá lợi ích của người gửi tiền đang “gần như bằng 0”…

Trước hết, tại Việt Nam, sau những năm từng có tình trạng lãi suất kẻ thẳng một mức cho tất cả các kỳ hạn [ngoại trừ các kỳ hạn rất ngắn từ 1 tháng trở xuống], cũng từng có cả “nghịch lý” lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài, thì những năm gần đây đường cong lãi suất đã được thiết lập lại theo hướng từ thấp lên cao theo kỳ hạn từ ngắn đến dài.

Đường cong lãi suất hiện nay theo đó khuyến khích người gửi tiền gửi các kỳ hạn dài hơn. Và ở các kỳ hạn dài như từ 12 tháng, nếu so với lạm phát tính theo năm, lãi suất vẫn nhiều khả năng thực dương. Nhiều khả năng, bởi lãi suất là người gửi tiền được ấn định ngay lúc này cho tương lai khi đáo hạn, còn lạm phát là biến số có thể nhiều thay đổi trong tương lai.

Thứ nữa, thực dương hay thực âm, từng có những quan điểm khác nhau, tính toán thậm chí chi tiết từng tháng.

Nhìn lại giai đoạn mười năm trước, có một nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành từng đặt ra yêu cầu rằng, để có lãi suất thực dương, lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh linh hoạt thường xuyên theo chỉ số giá tiêu dùng và cao hơn chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng.

Cũng theo tính toán của nhóm nghiên cứu này, trong giai đoạn 2008 - 2011, chi tiết có 27/48 tháng lãi suất thực mà người gởi tiền nhận được là lãi suất âm…

Nghiên cứu trên là một trong những góc nhìn, nhưng điểm được chú ý là nó gắn với giai đoạn khá đặc biệt của lãi suất: giai đoạn hệ thống áp trần lãi suất tiền gửi và tình trạng kẻ thẳng một mức trần cho hầu hết các kỳ hạn.

Đó cũng là giai đoạn lần đầu tiên khái niệm và yêu cầu “lãi suất thực dương” đặt ra nóng bỏng tại Việt Nam, xuất hiện đậm đặc trong các phân tích bình luận, trên cả diễn đàn Quốc hội, và thậm chí Ngân hàng Nhà nước từng có một cuộc họp riêng với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ riêng về vấn đề này của lãi

suất.

Tại cuộc họp đó, lãi suất thực dương được đề cập như một yêu cầu “mặc định” mà nhà điều hành chính sách tiền tệ phải đảm bảo. Cụ thể, tại cuộc họp, Ngân hàng Nhà nước đã phải “phân trần” rằng dù mức độ thực dương không cao như giai đoạn trước [năm 2006 là 2,23%/năm], nhưng trong 2009 vẫn thực dương 1,91%/năm, 2010 khoảng 1,47%/năm…

Đến nay, như trên, sau 10 năm, khi mà lãi suất huy động VND liên tục giảm mạnh sau một quá trình, vấn đề “lãi suất thực dương” lại được chú ý trong các dòng chảy thông tin hiện nay.

Dòng tiền trú ẩn?

Khi vấn đề trên đặt ra, vai trò của các ngân hàng thương mại [NHTM] trở nên nhạy cảm, cùng cân đối trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

NHTM có vai trò trung gian tài chính, nhận tiền gửi và kết nối nhu cầu vay. Vai trò này trở nên nhạy cảm khi có mâu thuẫn nhất định giữa các lợi ích: lãi suất giảm, ảnh hưởng bất lợi tới lợi ích người gửi tiền, thậm chí đến độ sâu như hiện nay còn xem xét có thực dương hay không, nhưng gánh nặng chi phí của doanh nghiệp và người đi vay lại có điều kiện để giảm bớt; và ngược lại.

Theo đó, đòn gánh NHTM ở đây được nhìn nhận ở khả năng cân bằng, hài hòa được lợi ích các bên; còn lại, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay [NIM] mà họ nhận được trở nên đáng chú ý hơn. Và sau giai đoạn 2008-2011, những năm sau đó NIM trở thành điểm nổi bật trong các dòng chảy thông tin…

Còn hiện tại, như trên, sau 10 năm, vấn đề lãi suất thực dương bắt đầu được chú ý, khi lãi suất huy động VND giảm sâu. Ở đây, các NHTM có tính chủ động, điều chỉnh chi phí đầu vào khi cân đối cung - cầu.

Về tổng thể, cân đối cung - cầu vốn của hệ thống thuận lợi, thậm chí dư thừa vốn, dồn đẩy đến giảm lãi suất huy động.

Điểm được chú ý, mặc dù lãi suất huy động VND giảm sâu như vậy nhưng lượng tiền vẫn dồn gửi vào hệ thống NHTM.

Cụ thể, cập nhật mới nhất tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 3/12 vừa qua, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: “Hiện nay, việc tăng trưởng tiền gửi 10 tháng đầu năm vẫn là 10,65%, tăng nhanh hơn cả chỉ số tín dụng của nền kinh tế. Những tháng gần đây, tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại vẫn tăng, nên việc rút ra vẫn ít hơn so với người gửi vào”.

Có một cân đối liên quan. Trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng khoảng 20 tỷ USD, gần 500 nghìn tỷ đồng cung ứng đưa ra mà đến nay gần như không còn trung hòa bởi các nghiệp vụ truyền thống.

Nối tiếp, từ đầu năm 2020 đến nay, với cập nhật qua các thời điểm, ước tính nhà điều hành cũng đã mua vào thêm quanh 15 tỷ USD nữa, ứng với thêm khoảng 350 nghìn tỷ đồng cung ứng; các kênh trung hòa truyền thống vẫn tạm ngừng, ngoại trừ lượng tiền gửi Kho bạc Nhà nước được điều chuyển về để ở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước.

Cùng đó, cũng nhìn lại 10 năm qua, đây là thời điểm giải ngân vốn đầu tư công mạnh nhất trong cả giai đoạn; nguồn tiền lớn từ đây lan tỏa và có phần tụ vào hệ thống NHTM.

Nhưng về cơ bản, khác biệt so với 10 năm trước khi vấn đề lãi suất thực dương đặt ra là lãi suất huy động hiện nay giảm sâu thay vì không tăng kịp [bị chặn trần] so với lạm phát hồi đó. Nguyên nhân giảm sâu hiện nay cũng gắn với yếu tố khác biệt và trọng yếu là đại dịch Covid-19.

Đại dịch làm giảm sức hấp thụ tín dụng - vốn đầu ra trong nền kinh tế. Đại dịch khiến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung bị hạn chế, thậm chí đứt gãy, khó mở rộng…, khiến dòng tiền dồn ở các NHTM như một kênh trú ẩn.

Khi những hạn chế trên được giải tỏa, đại dịch Covid-19 dần qua, hoạt động sản xuất kinh doanh được kích thích trở lại bình thường, cầu vốn tăng lên và khi đó vấn đề lãi suất thực dương có thể sẽ lại “đảo chiều”.


Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm
[Ảnh: Việt Hưng].

Hôm nay 6/6, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã công bố tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong tháng 5/2011. Theo NHNN, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm [tăng 3%/năm so với cuối năm 2010].

Trong đó, lãi suất cho vay của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 17,3%/năm [cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm]; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 19,7%/năm [cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm].

Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm. Mặt bằng lãi suất USD tương đối ổn định.

Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng từ giữa tháng 5 đến nay có xu hướng giảm so với cuối tháng trước. Hiện lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở mức 15%/năm, lãi suất cho vay 2 tuần - 1 tháng ở mức 18%/năm.

Trước tình hình chung, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5 ước tăng 0,56% so với tháng trước; trong đó, tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 1,4%.

Cũng tính đến ngày 19/5, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,01% so với tháng trước; trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,64%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 2,19%. So với cuối năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 6,07%.

Cũng theo NHNN, tổng phương tiện thanh toán đến 19/5 ước tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 1,57% so với cuối năm 2010. Trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 1,37% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 2,59%.

Để chủ động kiểm soát tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ mức 13%/năm lên 14%/năm và lãi suất tái chiết khấu từ mức 12%/năm lên mức 13%/năm kể từ ngày 1/5.

Bên cạnh đó, NHNN còn điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý [điều chỉnh tăng lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 13% lên 14% - 15%/năm] nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ…

Nguyễn Hiền

Ngày 05/11/2010, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành của NHNN [lãi suất cơ bản từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 7%/năm] nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND – lãi suất USD để ngăn ngừa việc dịch chuyển tiền gửi VND sang USD.

Theo đó, lãi suất thị trường liên ngân hàng ngày 05/11/2010 tăng 0,5-1,5%/năm so với đầu tuần, hiện nay ở mức 12-13,5%/năm, tuy nhiên, số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN đảm bảo yêu cầu dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán.

Về lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Lãi suất VND

Lãi suất huy động phổ biến ở mức: Không kỳ hạn 3%/năm, kỳ hạn dưới 1 tháng 7-10,8%/năm, 1-12 tháng 11%/năm, trên 12 tháng 10,5-11%/năm.

Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10,5-12,3%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên [nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu], 12,5-15,5%/năm đối với sản xuất – kinh doanh thông thường, 16-18%/năm đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống.

Lãi suất USD

Lãi suất huy động từ dân cư phổ biến ở mức: Không kỳ hạn 0,2-0,5%/năm, dưới 1 tháng 3,5-4,2%/năm, 3-12 tháng 3,7-5,2%/năm, trên 12 tháng 4,2-5,6%; lãi suất huy động từ tổ chức kinh tế phổ biến 1%/năm.

Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 5,5-6,5%/năm đối với ngắn hạn, 6-8%/năm đối với trung và dài hạn.

Doanh số giao dịch USD vẫn chiếm tỷ trọng cao

Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đạt xấp xỉ 108.758 tỷ VND và 3.493 triệu USD, bình quân đạt khoảng 21.752 tỷ VND và 699 triệu USD/ngày. Trong tuần, các giao dịch chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn ngắn [qua đêm, 1 tuần và 2 tuần], tập trung vào kỳ hạn qua đêm.

Doanh số VND qua đêm đạt 39.755 tỷ, chiếm tỷ trọng 37% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần; doanh số giao dịch USD qua đêm đạt 2.210 triệu USD, chiếm 63% tổng doanh số cả tuần.

Về lãi suất thị trường liên ngân hàng

Đối với các giao dịch bằng VND: Lãi suất bình quân liên ngân hàng những ngày đầu tuần tăng ở hầu hết các kỳ hạn; trong đó lãi suất không kỳ hạn tăng nhẹ, lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống và kỳ hạn 6 tháng tăng tương đối với các mức tăng từ 0,47% đến 0,65%. Lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng giảm 0,20%; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,91%.

Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm những ngày đầu tuần ở mức 8,64%; lãi suất bình quân kỳ hạn 01 tuần và 02 tuần dao động quanh mức 10%/năm; lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng ở mức 11,53%, các kỳ hạn còn lại đều dao động quanh mức 10,5%.

Trong tuần, lãi suất cho vay cao nhất là 12%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 6%/năm [không kể lãi suất không kỳ hạn].

Đối với các giao dịch bằng USD: Lãi suất giao dịch bình quân bằng USD giảm ở hầu hết các kỳ hạn, trong đó lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống giảm nhẹ với các mức giảm từ 0,14% đến 0,2%; lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm 0,84% hiện ở mức 0,66%; lãi suất 12 tháng giảm 0,36%.

Riêng lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 6 tháng tăng nhẹ 0,17%. Tuần này không phát sinh giao dịch USD không kỳ hạn.

Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần qua cụ thể như sau:

Đơn vị: %/năm

Kỳ hạn

Qua đêm

1 tuần

2 tuần

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

KKH

VND

8,64

9,87

10,02

10,57

10,30

11,53

10,67

2,07

USD

0,37

0,53

0,63

0,58

0,66

1,33

1,87

-


Theo NHNN,áp lực lên cầu ngoại tệ sẽ giảm nhờkhả năng kiềm chế nhập siêu và nguồn cung ngoại tệ đang có xu hướng tăng trong các tháng cuối năm do nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ từ nước ngoài của các tổ chức kinh tế được giải ngân, luồng vốn đầu tư và kiều hối chuyển vào trong nước đang được cải thiện đáng kể.

Do đó, trong năm 2010 dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam sẽ cân bằng.

Trên đây là thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần Từ 29/10-5/11/2010 từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

T. Sam
Theo SBV

Video liên quan

Chủ Đề