Công nghệ thông tin có học lập trình không

Ngành Lập Trình Máy Tính [Software Development] là một trong số các ngành thuộc nhóm STEM ở Mỹ [Science, Technology, Engineering và Math]. Sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc nhóm này được phép ở lại Mỹ làm việc theo chương trình OPT [Optional Practical Training] đến 3 năm sau khi tốt nghiệp, nhiều hơn 2 năm so với các ngành khác.
 

Vì sao Hoa Kỳ lại dành những ưu tiên đặc biệt cho những ngành khoa học kỹ thuật này? Theo quan điểm của các nhà chuyên môn thì câu trả lời mấu chốt nằm ở 2 vấn đề: 1 là tầm quan trọng đặc biệt của ngành khoa học này đối với nền kinh tế của Hoa Kỳ; 2 là sự khan hiếm nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực này.
 

Không chỉ ở Mỹ, Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới vẫn luôn khát nhân sự chất lượng cao ngành Lập Trình Máy Tính. Nhân sự có chuyên môn, đồng thời có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh lại càng khan hiếm. Và tất nhiên, mức lương của những chuyên viên trong ngành này cho đến nay vẫn là nhóm dẫn đầu về thu nhập.


Broward College là một trong những trường đại học hàng đầu đào tạo chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin với các phân ngành chuyên sâu như:

  • Lập Trình Máy Tính
    Software Development

     
  • Quản lý dự án công nghệ
    Technology Project Management

     
  • Bảo mật Mạng lưới Máy tính
    Computer and Network Security 

     
  • Công nghệ Hệ thống mạng
    Networking Systems Technology

     

Từ năm 2011, từ trung tâm quốc tế của Broward College, sinh viên có thể chọn theo học chuyên ngành này trong 2 năm đầu, 2 năm còn lại sẽ chuyển tiếp để học tập tại Broward College, Hoa Kỳ hoặc các trường đại học khác tại Mỹ, trong đó, sinh viên cũng có thể chuyển tiếp để học 2 năm còn lại tại đại học University of Central Florida - trường đại học chuyên cung cấp nhân sự cho chương trình không gian Hoa Kỳ đang phát triển tại Trung tâm Vũ trụ Kenedy và trạm không quân Cape Canaveral trên bờ biển không gian của Florida. 
 

Câu hỏi đặt ra là Bạn có đam mê Lập Trình Máy Tính không?
 

Dưới đây là các thông tin liên quan chuyên ngành Lập Trình Máy Tính trong 2 năm đầu đại học tại Việt Nam:


I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

  • Chương trình Lập trình máy tính tại Broward Vietnam được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh.
     
  • Sinh viên học tại Broward Vietnam được công nhận là sinh viên chính thức của Broward College với mã số sinh viên, bảng điểm, nguồn tài nguyên và bằng cấp được chứng nhận bởi Broward College mà không có sự phân biệt về địa điểm học.
     
  • Chương trình giảng dạy và đội ngũ giảng viên được kiểm định bởi SACS-COC [Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng miền Nam Hoa Kỳ]
     

II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:

Hai năm đầu ở Việt Nam, học viên sẽ được học 60 tín chỉ bao gồm 2 phần chính:

  • Đại cương: 8 môn
  • Chuyên ngành: 14 môn
  • Sinh viên có thể linh hoạt lựa chọn các môn học.
     

Sau khi hoàn thành khóa học 02 năm tại Việt Nam, sinh viên có nhiều lựa chọn:
 

  • Nhận bằng Associate do Broward College [Hoa Kỳ] có giá trị Quốc tế sau 02 năm học tại Broward Vietnam và chuyển tiếp sang bất kỳ Đại học nào tại Mỹ [hoặc các quốc gia sử dụng tiếng Anh khác để tiếp tục hoàn tất 2 năm còn lại và nhận bằng Cử nhân Đại học, hoặc
     
  • Tự tin bắt đầu đi làm tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia tại Việt Nam hoặc các quốc gia khác với bằng Associate [tương đương cao đẳng] với mức lương cạnh tranh nhờ khả năng tiếng Anh thuần thục và bằng cấp của Mỹ, có giá trị quốc tế. 
     

III. HỆ THỐNG MÔN HỌC

1. Kỹ năng Khoa học Máy tính 

2. Nhập môn lập trình

3. Viết luận cao cấp 1

4. Tổng quan ngôn ngữ lập trình A+

5. Hệ thống mạng Network+

6. Thống kê [Môn học Tự chọn]

7. Đại số cao cấp

8. Quản lý dự án

9. Nhập môn thiết kế dữ liệu và MySQL

10. Lập trình Web 1

11. Nhập môn Triết học

12. Thường thức Sân khấu [Môn học Tự chọn]

13. Lập trình trên Phương diện khách hàng

14. Lập trình 1

15. Lập trình 2

16. Khoa học Môi trường [Môn học Tự chọn]

17. Thiết kế và phân tích Hướng đối tượng

18. Nguyên lý Kinh tế Vĩ mô [Môn học Tự chọn]

19. Chính phủ Quốc gia

20. Toán, Kỳ thực tập hoặc Môn tự chọn CNTT

21. Quản lý hệ thống thông tin
 

---------

THÔNG TIN HỖ TRỢ TƯ VẤN:

Phòng Tư vấn Tuyển sinh

  • TPHCM: 21 Lê Quý Đôn, P6, Q3, TPHCM [tầng 6]
    • Hotlines: - 090 278 3883 [cô Hân]

      - 090 897 9991 [thầy Thuận]

  • Hà Nội: 1 Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • Hotlines:
      - 093 216 1900 [cô Hiền]
  • Điện thoại: [028] 7301 1880
  • Email: 

Bạn là một chuyên viên ngành Công Nghệ Thông Tin và đang khá trăn trở về cơ hội việc làm trong tương lai? Hay bạn là một lập trình viên [coder] giàu kinh nghiệm, giỏi kỹ năng nhưng vẫn chưa thực sự bứt phá được trong công việc?

Có bao giờ bạn muốn học tiếng Anh và tiếng Anh lập trình để tăng khả năng cạnh tranh của bản thân trong thị trường nhân lực vốn đầy “thứ dữ” nhưng loay hoay mai vẫn chưa có kết quả? Bạn luôn đau đáu trong đầu một câu hỏi “Học Công Nghệ Thông Tin có cần giỏi tiếng Anh không?“, “Học lập trình có cần giỏi tiếng Anh không?“.

Cùng giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết chi tiết sau đây nhé!

1. Học Công Nghệ Thông Tin có cần giỏi tiếng Anh không?

Câu trả lời là “có”. Tiếng Anh hiện đang là ngôn ngữ chính thông dụng nhất của ngành Công Nghệ Thông Tin [IT], cụ thể là trong các tài liệu, giao diện công cụ, phần mềm và nền tảng hỗ trợ trong lĩnh vực này.

Trước hết, trong bất kỳ việc gì chúng ta làm để có thể kiên trì, quyết tâm và từ đó đạt được những thành quả nhất định, chúng ta cần phải tìm được động lực cho mình. Trong phần 1 này, TalkFirst mong muốn có thể cổ vũ được tinh thần học tiếng Anh của các lập trình viên bằng việc chỉ ra những lợi ích “siêu to khổng lồ” bên dưới.

1.1. Tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh

Đầu tiên, việc biết thêm một ngôn ngữ nữa mà cụ thể ở đây là tiếng Anh có thể nhân đôi hay thậm chí nhân ba, nhân bốn, v.v. số lượng tài liệu, nền tảng chia sẻ kiến thức, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin, v.v. mà bạn có thể tiếp cận để nâng cao kiến thức chuyên ngành.

Ví dụ, ban đang học lập trình web và đã tham khảo gần như tất cả các tài liệu tiếng Việt mà bạn tìm được nhưng bạn vẫn muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức hơn. Lúc này, khả năng đọc – hiểu tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các tài liệu lập trình web được viết bằng tiếng Anh.

Một trường hợp khác, bạn đang mày mò lập trình game và thường xuyên lên Youtube xem các video hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc, v.v. Tuy nhiên, các video bằng tiếng Việt đôi khi chưa truyền tải những thông tin bạn đang tìm kiếm và số lượng các video tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt chuẩn hiện chưa nhiều. Trong tình huống này, vừa có khả năng nghe – hiểu tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

1.2. Dễ dàng học và sử dụng các ngôn ngữ lập trình

Thứ hai, việc có khả năng tiếng Anh, đặc biệt là vốn từ vựng tiếng Anh về các thuật ngữ IT ổn sẽ khiến cho việc học hay sử dụng ngôn ngữ lập trình của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều vì các ngôn ngữ lập trình chủ yếu dùng tiếng Anh.

Ví dụ, ta có một đoạn code được viết bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript – một trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Trong đoạn code chứa nhiều từ tiếng Anh từ quen thuộc với khá nhiều người đến không quen thuộc lắm như ‘document’ – “tài liệu/ văn kiện/…”, ‘update’ – “cập nhật”, ‘photo description’ – “mô tả hình ảnh”, v.v.

Nếu chúng ta hoàn toàn không hiểu nghĩa những từ này, việc ghi nhớ và sử dụng chúng sẽ khó khăn. Ngược lại, nếu ta nắm được ý nghĩa của chúng, ta cũng sẽ cảm thấy quen thuộc và từ đó có thể ghi nhớ và sử dụng chúng nhanh chóng, thành thục hơn. Hiệu quả học và lập trình cũng nhờ vậy mà được nâng cao.

1.3. Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ lập trình

Ngoài ngôn ngữ lập trình, hầu hết giao diện của mọi công cụ [tool] hỗ trợ lập trình, phát triển phần mềm [software] đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy khi nắm vững được các vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin, các thao tác trên những nền tảng ứng dụng lập trình sẽ trở nên dễ dàng hơn giúp các coder cải thiện hiệu suất làm việc của mình lên rất nhiều.

1.4. Có lợi thế khi ứng tuyển công ty đa quốc gia

Các nhà tuyển dụng đến từ các công ty đa quốc gia luôn đánh giá cao những nhân viên hay lập trình viên [coder] có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Vì điều đó cho thấy họ không chỉ dễ dàng làm việc với các ngôn ngữ lập trình vốn sử dụng tiếng Anh mà còn có thể trao đổi với các đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng sử dụng tiếng Anh.

Đồng thời, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cũng đem đến cho bạn những cơ hội đi tu nghiệp hay làm việc thường trú ở nước ngoài.

1.5. Dễ dàng làm việc với các đối tác, khách hàng nước ngoài

Việc sử dụng tốt tiếng Anh, đặc biệt là hai kỹ năng nghe – nói sẽ giúp chúng ta dễ dàng trao đổi với các đối tác và khách hàng nước ngoài. Điều này góp phần khiến công việc suôn sẻ, hiệu quả và mang lại cho ta một điểm cộng “to đùng” trong mắt cấp trên.

Nếu bạn là một lập trình viên freelance, kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cũng có thể đem lại cho bạn nhiều cơ hội hợp tác với các khách hàng nước ngoài.

1.6. Đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của các trường đại học

Phần lớn các trường Đại học hiện nay đều có những yêu cầu nhất định về trình độ tiếng Anh của sinh viên ở tất cả ngành khi xét tốt nghiệp. Chính vì vậy, để tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, các sinh viên ngành IT nói chung và sinh viên lập trình nói riêng nên dần trau dồi kỹ năng tiếng Anh của bản thân từ năm nhất, năm hai thay vì ỷ y: “Dân IT học tiếng Anh làm gì?”

2. Học tiếng Anh lập trình sao cho hiệu quả?

Để học tiếng Anh hiệu quả, bên cạnh động lực, chúng ta còn cần những phương pháp “thông minh”. Dưới đây, TalkFirst sẽ chia sẻ một số bí quyết, lưu ý, phương pháp, v.v. giúp bạn thành công trong việc học tiếng Anh lập trình.

Để đảm bảo độ dài vừa phải, tránh làm loãng bài viết, TalkFirst sẽ trình bày những thông tin khái quát và quan trọng nhất. Những phương pháp chi tiết cho từng kỹ năng tiếng Anh cũng như các nguồn tài liệu, trang web, v.v. để học tiếng Anh lập trình sẽ được TalkFirst chia sẻ trong những bài viết riêng bạn nhé!

2.1. Tiếng Anh sử dụng trong lúc học và lập trình

Khi muốn trau dồi kiến thức tiếng Anh để phục vụ cho việc học lập trình và lập trình, ta cần chú ý vào:

  • Từ vựng [ưu tiên từ vựng chuyên ngành]
  • Ngữ pháp [các điểm ngữ pháp cơ bản]
  • Kỹ năng Đọc
  • Kỹ năng Nghe

2.1.1. Từ vựng

Đối với phần từ vựng, bạn nên ưu tiên học các từ vựng chuyên ngành lập trình trước. Sau đó, bạn có thể học thêm từ vựng liên quan đến lĩnh vực mà bạn lập trình.

Ví dụ, nếu bạn chủ yếu lập trình website tiếng Anh cho các công ty trong lĩnh vực viễn thông, bạn hãy cố gắng trau dồi thêm một số từ vựng về chuyên ngành viễn thông có khả năng xuất hiện trên các website đó hoặc sẽ xuất hiện trong quá trình bạn viết code.

2.1.2. Ngữ pháp

Để đọc – hiểu và nghe – hiểu các tài liệu, video, v.v. về lập trình ta không nhất thiết phải nắm tất cả các điểm ngữ pháp tiếng Anh. Dĩ nhiên, nếu bạn có thể thành thạo ngữ pháp tiếng Anh, khả năng nghe – hiểu của bạn sẽ được tối ưu hóa.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng tiếp xúc với tiếng Anh hoặc đang cần “xây” lại “nền tảng”, để tránh tự gây áp lực cho bản thân dẫn đến chán nản hay “đuối”, bạn có thể tập trung trước vào những điểm ngữ pháp cơ bản sau:

2.1.3. Kỹ năng Đọc

Để rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh về lập trình, tất nhiên chúng ta cần luyện đọc với các tài liệu tiếng Anh về lập trình. Tuy nhiên, trước hết, bạn cần xác định xem kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh hiện tại của bạn thân đã phù hợp để bắt đầu luôn với bước này không.

Dưới đây là một số loại tài liệu luyện đọc phù hợp với từng trình độ khi bạn mới bắt đầu luyện đọc:

Các nền tảng với các bài đọc cho nhiều cấp độ:

  • BITS English Language Learning
  • English Online
  • English Club
  • The Learning Network

Các nền tảng với bài đọc về lĩnh vực Công nghệ – Công Nghệ Thông Tin – Lập trình:

  • TechCrunch
  • Wired
  • Webmoney.com
  • The Next Web
  • The Verge

Dành riêng cho người học trong giai đoạn “xây” lại căn bản: Các bài đọc trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 đến lớp 12.

2.1.4. Kỹ năng Nghe

Cũng tương tự như kỹ năng đọc – hiểu, khi mới bắt đầu học ta không nên vội vàng luyện nghe luôn với các video, bài nghe, podcast chủ đề lập trình mà nên xác định năng lực nghe hiện tại và chọn bài nghe cho phù hợp. Một số gợi ý về các nguồn tài liệu luyện nghe:

Dành cho người học muốn làm quen dần với nghe tiếng Anh [nhiều cấp độ]:

  • Randal’s ESL Cyber Learning Lab
  • BBC Learning English
  • British Council Learn English
  • ELLO
  • Storyline Online

Các nền tảng luyện nghe chủ đề IT – Lập trình:

2.2. Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực lập trình

Khi muốn trau dồi kiến thức tiếng Anh giao tiếp trong lĩnh vực lập trình, ta cần chú ý vào:

  • Từ vựng [ưu tiên từ vựng chuyên ngành]
  • Ngữ pháp [các điểm ngữ pháp cơ bản]
  • Kỹ năng Nghe
  • Kỹ năng Nói

Vì từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng Nghe đã được đề cập trong mục 2.1., phần này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào kỹ năng nói.

Phân tích vấn đề một cách thẳng thắn và thành thật thì việc luyện nói một mình là rất khó khăn. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm một người hoặc một nhóm bạn, đặc biệt là những người bạn cùng làm việc trong lĩnh vực lập trình để cùng luyện nói với nhau. Hoặc bạn cũng có thể tham gia một số câu lạc bộ tiếng Anh.

Bên cạnh đó, còn một sự lựa chọn cũng không kém phần lý tưởng, đó là Khóa học tiếng Anh dành cho dân IT – Khoá học được thiết kế dành cho dân Công nghệ thông tin, duy nhất tại TalkFirst!

Trên đây là chia sẻ của TalkFirst về những lý do dân ‘coder’ nên học tiếng Anh và những bí quyết học tiếng Anh lập trình hiệu quả. TalkFirst mong rằng bài viết này đem đến những thông tin hữu ích và giúp các bạn giải đáp đáp được câu hỏi “Học Công Nghệ Thông Tin có cần giỏi tiếng Anh không?“.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hẹn gặp bạn trong những bài viết sau nhé!

Video liên quan

Chủ Đề