Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh cho bé mỗi lần thay bỉm tưởng khó mà dễ nhưng cũng đòi hỏi bố mẹ phải thực hành và để ý từng chút một. Cùng đọc những chia sẻ về việc vệ sinh cho bé cũng như tâm sự của người mẹ đóng bỉm cho bé 24/24 nhé. 

Khi thay bỉm nên vệ sinh vùng kín cho bé

Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:

Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

– Quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm con được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.

– Luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.

– Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi… Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

– Hãy luôn cười và nói, hát cho bé nghe… Bạn nên nhớ bé đã có thể cảm nhận lời nói của bạn từ khi còn ở trong bụng. Do đó khi bạn trò chuyện với bé, hát cho bé nghe sẽ đánh thức được các giác quan của bé.

– Bạn hãy chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé nhé!

– Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định “cho ra nốt những gì còn sót lại”. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem, phòng khi bé “vọt cầu vồng”.

Thời gian thay bỉm phụ thuộc độ “lành nghề” của bố mẹ. Nhưng cùng với sự tập luyện hàng ngày theo thời gian, bạn sẽ mất khoảng 25 giây mỗi lần.

Con đóng bỉm cả ngày có sao không các mẹ nhỉ?

Tháng 3 này, bé Tôm nhà mình sẽ được tròn 3 tháng. Và từ ngày con sinh ra đến giờ, chưa ngày nào, giờ nào là con không đóng bỉm.

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Khi con ở bệnh viện, mình đã đóng bỉm cho con rồi. Khi con về nhà, mình lại tiếp tục đóng bỉm cho con. Khi con được 1 tháng tuổi, ai đến chơi cũng bảo tập xi tè con để tạo cho con thành phản xạ và không cần đóng bỉm nữa, nhưng mới chỉ dạy con tập xi được vài ngày là mình đã nản quá. Thế nên lại điệp khúc đóng bỉm.

Vậy là bé Tôm nhà mình ngày nào cũng đóng bỉm hoàn toàn. Ngoài khi con ị ra thì cứ khoảng 3 giờ/ lần, mình lại thay bỉm cho Tôm một lần. Nhiều mẹ cứ kêu khi đóng bỉm cho con nhiều, vùng da này của con sẽ bị hăm hoặc kích ứng. Tuy nhiên, Tôm nhà mình không hề bị hăm hay kích ứng da gì cả. Con vẫn khỏe mạnh, vẫn chịu chơi.

Vì thế, mình vẫn rất yên tâm khi có phần hơi lợi dụng đóng bỉm cho con. Mình không biết mình có hơi chủ quan không nữa. Nhưng mình vẫn thấy trẻ con ở các nước phát triển phương Tây vẫn đóng bỉm cả ngày lẫn đêm mà có thấy mẹ nào kêu kích ứng này nọ hay lời đồn thổi chân sẽ bị vòng kiềng hay không đâu.

Chị gái em ở Đức cũng nói, bỉm trẻ em ở trên thế giới có mấy chục năm nay rồi. Ở đây, những bà mẹ trẻ dùng bỉm cho con cả ngày lẫn đêm cho đến lúc trẻ được 2-3 tuổi mới thôi. Chỉ còn bảo em chị thấy đóng bỉm cả ngày như thế chẳng sao cả.

Miễn là mẹ bé chọn được những loại bỉm tốt và phù hợp nhất với làn da của bé là được. Với lại, chỉ cần thường xuyên thay bỉm cho con mỗi 3-4 tiếng/ lần và tắm rửa sạch sẽ cho con thơm tho cả ngày thì không có vấn đề gì hết.

Chị gái mình cũng bảo, cũng giống như những vật dụng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe khác, bỉm cũng giống như băng vệ sinh hàng ngày. Nếu đóng bỉm cho con quá nhiều giờ/ ngày thì sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Do đó, chị em bảo vào mùa hè nóng nực, nếu tranh thủ bỏ được bỉm ra lúc nào cho con thì sẽ giúp con thoải mái và thông thoáng lúc đó.

Momo Rabbit - giải pháp chống hăm, bảo vệ làn da bé

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Đồng hành cùng mẹ trên hành trình chăm sóc bé yêu, Momo Rabbit khẳng định thế mạnh của mình ngay từ khi được giới thiệu ở thị trường Việt Nam sau khi đã chinh phục thành công các mẹ bỉm sữa khó tính Hàn Quốc.

Chất lượng tuyệt hảo với độ mỏng ấn tượng, sức thấm hút cực tốt, chống tràn hiệu quả và luôn luôn khô thoáng của Momo Rabbit mang tới sự yên tâm để mẹ tự tin đóng bỉm cho bé suốt 24/24 mà không sợ hăm bí.

Đã vượt qua rất nhiều bài kiểm tra về chất lượng nguyên liệu, độ an toàn với da bé và tính thân thiện với môi trường, bỉm Momo Rabbit là lựa chọn tốt nhất dành cho làn da mỏng manh của bé, đồng thời là sự đầu tư xứng đáng để hành trình chăm sóc bé trở nên dễ dàng và thoải mái hơn cho mẹ.

Thay tã hay đóng bỉm cho bé đúng cách cộng với chọn lựa sản phẩm chất lượng cao như Momo Rabbit, mẹ sẽ chẳng còn phải lo âu hay băn khoăn có nên sử dụng bỉm hàng ngày hay không. Chúc mẹ luôn tự tin và hạnh phúc khi chăm sóc bé yêu mỗi ngày nhé. 

Phương pháp này giúp bố mẹ dạy bé đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ ngay từ 0 tháng tuổi.

  • "Bắt tay" rèn cho trẻ bỏ bỉm, đi vệ sinh nề nếp chỉ trong 1 tuần
  • Cách tập cho trẻ đi vệ sinh của các bà mẹ trên khắp thế giới
  • Tuyệt chiêu giúp trẻ tháo bỉm tự đi vệ sinh chỉ trong 3 ngày

Các mẹ thường đóng bỉm hoặc tã lót cho con khi con còn nhỏ. Nhưng vào những ngày thời tiết nóng nực, việc đóng bỉm suốt 24/24 giờ rất dễ khiến trẻ bị nóng, hăm và nổi mụn. Đó là chưa kể việc đóng bỉm lâu dài sẽ khiến bé mất đi khả năng ra tín hiệu khi cơ thể có nhu cầu đi vệ sinh.

Có một cách đơn giản để rèn bé đi vệ sinh đúng nơi - đúng chỗ và biết ra tín hiệu khi có nhu cầu ngay từ khi còn nhỏ đó là phương pháp dạy trẻ đi vệ sinh với tên gọi EC hay còn gọi là PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH TỰ NHIÊN cho trẻ sơ sinh. Phương pháp này ứng dụng sự liên kết giữa âm thanh và hành động đi vệ sinh của trẻ.

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Đóng bỉm nhiều dễ khiến trẻ bị hăm (Ảnh minh họa).

EC là cách mà bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận diện được dấu hiệu trẻ buồn tè, buồn ị để đưa chúng vào toilet và "giải quyết" thay vì đóng bỉm, tã như trước. Phương pháp này bắt nguồn từ cách rèn cho trẻ đi vệ sinh từ nhỏ ở một số nước châu Á. Và hiện nay, nó đang ngày càng được áp dụng phổ biến cả trong các gia đình phương Tây.

Giúp trẻ học cách “tạm biệt” chiếc bỉm

Thực ra trẻ con cũng giống như người lớn vậy, không hề muốn việc đi vệ sinh bị dính ra quần. Nhưng đóng bỉm thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra thói quen này. Chúng hoàn toàn có khả năng ra tín hiệu khi muốn đi toilet (cũng như biểu hiện khi chúng đói hoặc mệt). Nhưng nếu bố mẹ không chú ý và rèn luyện, trẻ sẽ mất khả năng này sau 6 tháng. Vì vậy bố mẹ hãy để ý các điệu bộ, biểu hiện và đưa con ngay vào nhà vệ sinh khi chúng cần. Khi con còn nhỏ, bố mẹ cũng có thể kích thích ngôn ngữ của bé như phát ra âm thanh “poo poo” (cái bô) hay “wee” (tè) hoặc "xi xi" để báo hiệu con muốn đi vệ sinh.

Dần dần, trẻ sơ sinh sẽ biết cách chạm vào người khác hoặc phát ra âm thanh đặc biệt khi có nhu cầu. Bạn có thể luyện tập cho con từ khi mới chào đời hoặc bất cứ thời điểm nào, nhưng tốt nhất là khi trẻ bắt đầu nhận biết được những chuyển động và dấu hiệu của cơ thể. Bạn không cần áp dụng toàn thời gian phương pháp EC, có thể tiến hành dần dần, chẳng hạn như các mẹ vẫn dùng bỉm cho con vào ban đêm.

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa).

Tại sao các mẹ nên lựa chọn phương pháp này?

Lợi ích lớn của phương pháp này trước tiên là không phải mua nhiều tã bỉm cho con như trước, có thể tiết kiệm một khoản tiền kha khá. Dù dùng tã vải thì tốt cho môi trường hơn tã dùng một lần, nhưng với phương pháp EC thì các mẹ còn tiết kiệm được nước và thời gian vệ sinh cho con.

Tuy nhiên, còn có một lý do khác. Việc nắm bắt bản năng bẩm sinh và nhận biết nhu cầu của con sẽ giúp mối tương tác và sự thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái khăng khít hơn. Từ đó việc nuôi dạy con cũng trở nên dễ dàng.

Trong quá trình thực hiện phương pháp này, giai đoạn đầu hoặc khi phụ huynh lơ là, phân tâm, mệt mỏi mà không chú ý các dấu hiệu của con thì cũng sẽ phải chấp nhận việc tai nạn xảy ra khi con lỡ vệ sinh ra quần, ra sàn nhà. Ngoài ra bố mẹ cũng phải đối mặt với một giai đoạn mà phòng vệ sinh trở nên lộn xộn. Bởi thế, muốn rèn con đi vệ sinh thành công, rất cần sự ủng hộ và thống nhất của các thành viên trong gia đình.

Một vài lưu ý để dạy bé đi vệ sinh thành công:

Kinh nghiệm không dùng bỉm cho trẻ sơ sinh

Hãy khen ngợi mỗi lần bé đi vệ sinh đúng nơi quy định (Ảnh minh họa).

- Độ tuổi phù hợp nhất để áp dụng cách rèn trẻ đi vệ sinh theo tín hiệu là trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi và mùa hè là thời điểm thích hợp nhất.

- Bắt đầu vào buổi sáng: Đi vệ sinh thường là nhu cầu xuất hiện sau một giấc ngủ dài. Vì vậy, trước tiên hãy đánh thức con và tập cho bé làm quen phương pháp EC ngay buổi sáng.

- Dấu hiệu khi ngủ: Nếu bé ngọ nguậy, trằn trọc khi ngủ thì đó thường là dấu hiệu con có “nhu cầu cần giải quyết”.

- Khen ngợi: Hãy dành lời khen ngợi cho các bé khi bé bắt đầu biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Đừng bỏ qua các dấu hiệu: Khi nhận thấy các biểu hiện khác từ con như túm quần, mặt ngây ra thì đừng lơ là vì có thể là sự ra hiệu riêng của bé.

- Sẵn sàng đối mặt với "tai nạn”: Chuẩn bị sẵn khăn, giấy và đừng bối rối khi giải quyết hậu quả nếu bạn bỏ lỡ tín hiệu từ con.

- Không từ bỏ: Kiên trì, nhẫn nại là chìa khóa thành công. Vì vậy không nên nản chí khi thường gặp phải “tai nạn” vì bỏ lỡ tín hiệu của con. Đừng lo, công việc khó khăn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Nguồn: babyology