Khối lượng giao dịch ròng là gì

  • Khối ngoại là thuật ngữ này dùng để chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mở tài khoản giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại thường là các quỹ đầu tư có nguồn vốn dồi dào.
  • Khi các nhà đầu tư nước ngoài mua vào cổ phiếu nhiều hơn bán ra ở Việt Nam gọi là khối ngoại mua ròng. Ngược lại khi họ bán ra cổ phiếu nhiều hơn mua vào ở Việt Nam gọi là khối ngoại bán ròng.
  • Khối ngoại mua ròng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động, tăng trưởng mạnh, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Giá cổ phiếu lúc này cũng sẽ tăng theo. Chính vì thế, khối ngoại mua ròng được xem là “trụ đỡ” cho nhà đầu tư nội.

Trong 6 tháng đầu 2021, theo cập nhật về dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam do SSI Research công bố, tổng lượng khối ngoại bán ròng trên 3 sàn chứng khoán đạt 30,400 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tháng 7 đã ghi nhận các quỹ VFMVN30, VFM VNDiamond và Fubon mua ròng trở lại. Chỉ tính riêng trong ngày 7/7, khối ngoại đã mua ròng hơn 2,000 tỷ đồng - cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây. Vậy khối ngoại là gì? Khối ngoại mua ròng/bán ròng là gì và ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?

Khối ngoại là gì?

Khối ngoại là một khái niệm được biết đến thuộc phạm trù những nhà đầu tư chứng khoán. Thuật ngữ này dùng để chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mở tài khoản giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại được các nhà đầu tư nội gọi thân mật là "khoai tây" hay "tây lông"... Bạn sẽ hay thấy những cụm từ này xuất hiện nhiều ở các diễn đàn đầu tư chứng khoán.

Khối ngoại thường là các quỹ đầu tư có nguồn vốn dồi dào. Họ cũng nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty có vốn hóa lớn. Hầu hết mỗi công ty lên sàn đều giới hạn số lượng cổ phần mà khối ngoại được quyền nắm giữ để ảnh hưởng của khối ngoại đối với công ty nội không quá mạnh, gọi là “room khối ngoại”. Vì thế khối ngoại có sức ảnh hưởng tương đối đến thị trường chứng khoán nước ta. Việc xuất hiện của khối ngoại giúp cho thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam trở nên minh bạch hơn, không bị những “tay to” trong nước thao túng.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam sẽ được thống kê số liệu theo quy định riêng để giới hạn việc quản lý số cổ phiếu sở hữu. Có những thời điểm, việc giao dịch của khối ngoại ảnh hưởng mạnh, nếu không muốn nói là quyết định, đến tâm lý và quyết định đầu tư của nhiều nhà đầu tư.

Khối ngoại mua ròng/bán ròng ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán?

Khi các nhà đầu tư nước ngoài mua vào cổ phiếu nhiều hơn bán ra ở Việt Nam gọi là khối ngoại mua ròng. Ngược lại khi họ bán ra cổ phiếu nhiều hơn mua vào ở Việt Nam gọi là khối ngoại bán ròng.

Khối ngoại có nhiều ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khối nội nói riêng và cả thị trường chứng khoán nói chung. Gần đây, những tập đoàn nước ngoài như VinaCapital, HSBC, Citigroup là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tham gia của các quỹ ETF [Exchange Traded Fund] cũng thực sự nổi bật. ETF cũng nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị cực lớn và ảnh hưởng đặc biệt đến thị trường. Từ đây ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của các quỹ đầu tư nước ngoài lên thị trường chứng khoán nước ta.

Khi giá cổ phiếu biến động, khối ngoại luôn tách rời độc lập với các nhà đầu tư khối nội. Vì vậy, khi ta đổ xô ra bán thì họ sẽ tìm cách để mua vào. Vào những thời điểm thị trường trong nước xuống dốc, khối ngoại vẫn nắm giữ khoảng 20% giá trị trên toàn thị trường chứng khoán. Vậy cụ thể khối ngoại mua ròng và bán ròng có tác động như thế nào?

  • Ảnh hưởng của khối ngoại mua ròng

Khi có động thái mua vào cổ phiếu ở nước ta nhiều hơn bán ra, các nhà đầu tư nước ngoài đang cảm thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự hấp dẫn. Họ dự đoán rằng trong tương lai gần, cổ phiếu ở Việt nam sẽ sinh lời đáng kể. Họ quyết định mua thật nhiều vào để đạt được một mức lợi nhuận khổng lồ. Mua ròng được xem là một tín hiệu đầy tích cực cho bất kỳ thị trường chứng khoán nào. Hiện tượng này thường xảy ra do một vài nguyên nhân. Ví dụ, một quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh và mở cửa lại nền kinh tế sẽ chứng kiến khối ngoại mua ròng.

Khối ngoại mua ròng là một dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư nội cũng như thị trường. Các nhà đầu tư nội sẽ nhìn thấy tiềm năng sinh lời của cổ phiếu và tỏ ra lạc quan. Họ cũng sẽ giữ lại cổ phiếu và quyết định mua thêm cổ phiếu cho mình. Việc này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động, tăng trưởng mạnh, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Giá cổ phiếu lúc này cũng sẽ tăng theo. Chính vì thế, khối ngoại mua ròng được xem là “trụ đỡ” cho nhà đầu tư nội.

  • Ảnh hưởng của khối ngoại bán ròng

Trong khi khối ngoại mua ròng là “trụ đỡ” cho các nhà đầu tư nội thì tình hình khối ngoại bán ròng lại là một mối lo với họ. Các nhà đầu tư ở Việt Nam, nhất là khi mới vào nghề, sẽ thường cảm thấy lo lắng khi khối ngoại bán ròng. Bởi khi bán ròng nghĩa là khối ngoại đang rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam vì nhiều lý do. Phần lớn là do họ cảm thấy thị trường Việt Nam không còn hấp dẫn và khả năng sinh lời của cổ phiếu Việt Nam cũng không còn cao. Mặt khác là do các khối ngoại muốn tái cơ cấu lại hoạt động quỹ đầu tư và sắp xếp lại nguồn vốn. Ngoài ra nguyên nhân cũng phần nào đến từ xu hướng rút ròng chung khỏi thị trường mới nổi, trong đó có thị trường Việt Nam. 

Khối ngoại bán ròng sẽ khiến nhà đầu tư trong nước hoảng loạn. Đặc biệt, những người tâm lý yếu cũng sẽ bán ra cổ phiếu khi thấy khối ngoại bán ròng. Họ mong việc này sẽ giúp giảm thiểu thua lỗ. Việc này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm khá đáng kể, tăng trưởng chậm lại.

Xem thêm: Khối ngoại bán ròng ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư nội?

Khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán của khối ngoại

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định rằng các nhà đầu tư nước ngoài rất giỏi. Họ chỉ cần nhìn đồ thị là đoán trước được tốc độ lên/xuống của nhiều loại cổ phiếu. Họ tỏ rõ sự tự tin khi tham gia giao dịch ở tất cả thị trường theo đúng kỹ thuật. Khối ngoại thường có xu hướng chia thành 2 loại:

  • Một loại là đầu tư dài hạn với danh mục rõ ràng.
  • Loại thứ 2 là đầu cơ trao đổi mua bán liên tục.

Đáng lo ngại nhất là loại thứ 2 đang có xu hướng tăng cao. Những nhà đầu tư đầu cơ mua bán ngày càng nắm vững những định hướng của thị trường nước ngoài. Đây cũng chính là thành phần làm giá cũng như khiến lũng đoạn thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Trong tương lai, nếu thị trường chứng khoán khủng hoảng thì các nhà đầu tư nội sẽ ra sao? Việc khối ngoại thống lĩnh thị trường thực sự mang lại lợi ích hay rủi ro? Đây vẫn đang là bài toán khó giải đáp của các nhà đầu tư nước ta.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những câu hỏi về khối ngoại mua ròng và bán ròng. Những ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán là một điều đáng quan tâm. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về lĩnh vực này. Chúc bạn ra quyết định mua-bán cổ phiếu thật sáng suốt.

Volume trong chứng khoán là gì? Trong lĩnh vực chứng khoán, volume được gọi là khối lượng giao dịch. Cụ thể các khối lượng giao dịch này là gì, hãy cùng tham khảo nội dung sau đây nhé.

Volume trong chứng khoán là gì?

“Volume trong chứng khoán là khối lượng giao dịch của các sản phẩm chứng khoán, cụ thể là cố phiếu, trái phiếu, quyền chọn hoặc hợp đồng được giao dịch trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một ngày.”

Mọi giao dịch diễn ra giữa người mua và người bán chứng khoán đều đóng góp vào tổng khối lượng của chứng khoán đó. Một giao dịch xảy ra bất cứ khi nào người mua đồng ý mua những gì người bán đang chào bán ở một mức giá nhất định. Nếu chỉ có 10 giao dịch xảy ra trong một ngày, thì khối lượng giao dịch hay volume của ngày đó là 5.

Mỗi sàn giao dịch theo dõi khối lượng giao dịch của mình và cung cấp dữ liệu miễn phí hoặc có tính phí. Khối lượng giao dịch được báo cáo thường xuyên mỗi giờ một lần trong suốt ngày giao dịch. Báo cáo hàng giờ và báo cáo cuối ngày chỉ là khối lượng ước tính. Khối lượng giao dịch thực tế sẽ được báo cáo vào ngày kế tiếp.

Bạn có thể thấy volume ở đâu trên biểu đồ?

Tất cả các nền tảng giao dịch / biểu đồ đều có thể hiển thị khối lượng trong suốt ngày giao dịch, thường ở phía dưới cùng của biểu đồ giá. Khối lượng giao dịch thường được hiển thị dưới dạng một thanh dọc đại diện cho tổng giao dịch trong khoảng thời gian cụ thể. 

Ví dụ: biểu đồ giá 5 phút sẽ hiển thị các thanh khối lượng hiển thị tổng khối lượng giao dịch cho mỗi khoảng thời gian 5 phút. Thanh khối lượng giao dịch thường có màu xanh lá cây hoặc đỏ. Màu xanh lá cây thể hiện khối lượng mua ròng trong khi màu đỏ thể hiện khối lượng bán ròng.

Tại sao khối lượng giao dịch lại quan trọng?

Tầm quan trọng của volume trong chứng khoán là gì cũng là thắc mắc của nhiều người. Đọc tiếp nội dung sau để giải đáp thắc mắc này nhé.

Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu của chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Khối lượng giao dịch cho biết hoạt động tổng thể của một cổ phiếu và động lượng của cổ phiếu, và nó là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét xu hướng cổ phiếu. 

Khối lượng giao dịch cung cấp cho các nhà đầu tư ý tưởng về xu hướng giá của một chứng khoán và liệu có nên mua hay bán chứng khoán đó hay không. Khối lượng giao dịch tăng thường đi kèm với chuyển động giá tích cực và ngược lại.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp thường đi kèm với các thuộc tính sau:

Biến động nhiều hơn - Khi một cổ phiếu có khối lượng giao dịch hàng ngày thấp, giá của cổ phiếu có xu hướng biến động nhiều hơn. Vì giá trị thị trường của một công ty dựa trên giá gần đây nhất trên mỗi cổ phiếu, nên số cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày ở mức thấp sẽ khiến giá trị của cổ phiếu biến động nhiều hơn [cả trong ngày và hàng ngày]. 

Có nhiều khả năng bị ảnh hưởng - Bởi vì các giao dịch ít thường xuyên hơn và thường có ít cổ đông đầu tư vào các cổ phiếu khối lượng giao dịch thấp, nên các cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp có nhiều xu hướng di chuyển theo các tin tức sự kiện. 

Ảnh hưởng ròng của các cổ phiếu kém thanh khoản nói chung là tiêu cực đối với cả nhà đầu tư và tổ chức phát hành:

Với nhà đầu tư - Đối với các nhà quản lý tiền tổ chức để xây dựng một vị trí có ý nghĩa, họ có thể phải dành hàng tuần hoặc lâu hơn để mua một số lượng nhỏ cổ phiếu tại một thời điểm cho đến khi họ hoàn thành vị trí của mình. Với tính thanh khoản kém dẫn đến sự biến động, người mua sẽ không muốn mua với giá quá cao trong khi người bán không muốn bán với giá quá thấp. 

Đối với cả người mua và người bán, đôi khi cơ hội duy nhất để giao dịch là một sự kiện tin tức tạo ra nhiều thanh khoản hơn trong một khoảng thời gian ngắn.

Với tổ chức phát hành - Đối với tổ chức phát hành, khối lượng giao dịch thấp là điều không mong muốn vì nó có thể ngăn cản quyền sở hữu của tổ chức. Nếu khối lượng giao dịch không quá cao, chứng khoán sẽ có xu hướng rẻ hơn vì mọi người không sẵn sàng mua nó. Ngoài ra, các cổ phiếu có khối lượng thấp mang theo “phần bù thanh khoản”, có nghĩa là các cổ phiếu ít thanh khoản hơn sẽ được định giá thấp hơn. Điều này là do để mua một cổ phiếu kém thanh khoản, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lợi tức cao hơn để bù đắp rủi ro rằng họ có thể không dễ dàng bán cổ phiếu khối lượng thấp vào một ngày sau đó.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn

Cổ phiếu có khối lượng lớn thường có các đặc điểm sau:

Ít biến động hơn - Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn ít biến động hơn vì sự thay đổi giá diễn ra trôi chảy hơn với khối lượng giao dịch cao được xử lý… Khi có quá nhiều người đang mua và bán, và thực sự có hàng nghìn đơn đặt hàng đang chờ được thực hiện bất cứ lúc nào, chênh lệch giữa giá mua và giá bán sẽ nhỏ hơn, cho phép giá cổ phiếu tăng theo từng bước nhỏ hơn.

Ít khả năng bị ảnh hưởng - Các cổ phiếu có khối lượng lớn sẽ không di chuyển nhanh như các cổ phiếu có khối lượng nhỏ theo các sự kiện tin tức. Giao dịch có xu hướng hiệu quả hơn, vì có nhiều nhà đầu tư hơn trên thị trường cho cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm nào.

Hiệu ứng ròng của cổ phiếu có tính thanh khoản có thể tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào việc bạn là nhà đầu tư hay nhà phát hành:

Với nhà đầu tư - Sự biến động thấp và mức độ bị ảnh hưởng của các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn có thể tạo ra môi trường cạnh tranh cho các nhà đầu tư, dẫn đến giá cao hơn.

Đối với tổ chức phát hành - Đối với một nhà phát hành, khối lượng giao dịch cao là điều họ mong muốn. Khối lượng giao dịch cao cho thấy có nhiều người mua cạnh tranh để giành được tài sản và quy luật cung cầu sẽ làm tăng giá.

 Khối lượng giao dịch chỉ là một phần của câu chuyện đầy đủ đằng sau một công ty và cổ phiếu của nó. Mặc dù khối lượng giao dịch có thể là một chỉ số và thành phần quan trọng của hồ sơ và chiến lược tài chính của một công ty, nhưng sẽ rất hữu ích khi hiểu ý nghĩa của khối lượng giao dịch volume trong chứng khoán là gì, cách diễn giải nó và cách nó cho thấy cái nhìn toàn cảnh về một công ty.

Trâm Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề